Làng nghề minh khai như quỳnh văn lâm hưng yên năm 2024

Ô nhiễm kéo dài ở làng nghề tái chế nhựa Minh Khai

https://baohungyen.vn/o-nhiem-keo-dai-o-lang-nghe-tai-che-nhua-minh-khai-25716.html

Làng nghề minh khai như quỳnh văn lâm hưng yên năm 2024

  1. Bạn đọc

Chủ nhật, 24/03/2024 02:38 [(GMT +7)]

Ô nhiễm kéo dài ở làng nghề tái chế nhựa Minh Khai

Thứ 6, 09/12/2022 | 16:02:43 [GMT +7] A A

Hàng trăm hộ dân tham gia làm nghề tái chế nhựa, những “núi” rác nhựa khổng lồ, phế liệu nhựa rải khắp các con đường, dòng sông đặc quánh vì chất thải và nước thải… đó là thực trạng đang diễn ra ở làng nghề tái chế nhựa Minh Khai (thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm).

Trên thực tế, vấn đề ô nhiễm môi trường ở làng nghề tái chế nhựa Minh Khai vẫn vô cùng nhức nhối dù đã được cảnh báo liên tục trong nhiều năm qua.

Đến làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, dễ dàng bắt gặp những bãi rác nhựa chất đống, mùi ô nhiễm đặc trưng của phế thải nhựa và mùi hôi của nước thải xả bừa bãi. Đi cùng với lợi ích kinh tế mà nghề tái chế nhựa này mang lại người dân nơi đây đang phải đánh đổi cả về môi trường và sức khỏe.

Làng nghề minh khai như quỳnh văn lâm hưng yên năm 2024
Dòng sông Nam Bắc Ninh chảy qua làng nghề ken đặc rác nhựa

Ngồi cả ngày giữa ngồn ngộn rác thải nhựa, chị Nguyễn Thị Hạnh, một người lao động làm thuê cho các chủ cơ sở tái chế nhựa ở thôn Minh Khai cho biết: Dù bịt vài lớp khẩu trang, đeo bao tay, nhưng lúc nào tôi cũng hít thở mùi phế thải nhựa, ngay cả lúc về nhà ăn cơm, đi ngủ mà mùi rác nhựa vẫn quanh quẩn. Nhiều hôm thấy đau đầu, chóng mặt, nhưng vì mưu sinh nên tôi vẫn đi làm. Việc phân loại phế liệu nhựa giúp tôi có thu nhập 200 – 250 nghìn đồng/ngày.

Theo phản ánh của người dân trong khu vực, tình trạng ô nhiễm ở đây đã bức xúc trong nhiều năm, người dân nhiều lần ý kiến, kiến nghị với các cấp, các ngành và đơn vị chuyên môn, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tình trạng này vẫn không được giải quyết triệt để.

Làng nghề minh khai như quỳnh văn lâm hưng yên năm 2024
Phế liệu nhựa ngổn ngang khắp khu vực sản xuất của các hộ làm nghề tái chế nhựa

Anh Vũ Văn Mạnh, một hộ kinh doanh hàng tạp hóa ở thôn Minh Khai chia sẻ: Những người làm nghề tái chế nhựa chấp nhận sống chung với ô nhiễm để có thu nhập, còn những người dân sống lân cận không làm nghề tái chế nhựa vẫn phải hàng ngày hứng chịu ô nhiễm. Rác nhựa bị đổ, đốt bừa bãi, nước thải đổ xuống sông suốt ngày, lúc nào tôi cũng thấy mùi nhựa khét thoang thoảng trong không khí do rác nhựa bị đốt. Tôi rất lo lắng cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

Các ngã ba, ngã tư thuộc thôn Minh Khai (hay còn gọi là làng Khoai, thuộc thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên) thường treo tấm biển "Cấm đổ rác - Nếu vi phạm phạt từ 2 -5 triệu đồng".

Tuy nhiên, có một thực tế trớ trêu là ngôi làng này hàng chục năm qua luôn chìm ngập trong rác. Mỗi ngày, không biết bao nhiêu tấn rác thải nilon, rác thải nhựa từ khắp nơi đổ về đây để người làng Khoai biến rác thành… tiền, thành vàng.

Làng Khoai đến nay đã có hơn 20 năm làm nghề thu mua phế liệu, sơ chế, tái chế nhựa, nilon. Đây được xem là ngôi làng tái chế rác thải nhựa, nilon lớn nhất Việt Nam, các giao dịch liên quan đến rác tái chế, hạt nhựa không chỉ ở trong nước mà còn cả với nước ngoài. Nhờ nghề này nhiều người dân trong làng đổi đời thành tỷ phú, xây nhà lầu, tậu "xế xịn".

Làng nghề minh khai như quỳnh văn lâm hưng yên năm 2024

Tấm biển cấm đổ rác cách bãi tập kết từ các nơi về chưa đầy chục mét.

Người dân nơi đây luôn tự hào "làng Khoai là một điểm sáng về kinh tế", người làng Khoai giàu lên nhờ rác, nhờ có làng Khoai mà "bao nhiêu rác không phân hủy được đã được…xử lý". Tuy nhiên, đi liền với đó là những hệ lụy khủng khiếp tới sức khỏe và môi trường.

PV Dân trí đến làng Khoai những ngày tháng 10, tháng 11 năm 2022. Vừa chạm đất làng Khoai, chúng tôi đã bị choáng ngợp bởi bầu không khí bụi bặm, quyện đặc mùi nhựa. Tiến sâu vào trong làng là khung cảnh một đại công trường lộ thiên tràn ngập các loại rác thải nhựa, trong đó chủ yếu là nilon.

Làng nghề minh khai như quỳnh văn lâm hưng yên năm 2024

Những kiện nilon từ khắp nơi được chuyển về làng Khoai để quay đầu một vòng đời.

Từng bó lớn nilon, bao tải dứa, ống nhựa, khay nhựa, pallet nhựa, chai, lọ… đã qua sử dụng chất cao như núi hai bên đường đi, trong sân các khu nhà xưởng. Dường như chỉ cần có những khoảng trống thì nơi đó sẽ có sự hiện diện của rác.

Mọi không gian lớn nhỏ đều được tận dụng để phục vụ cho sinh kế sản xuất và tái chế nilon, rác thải nhựa của người làng Khoai.

Làng nghề minh khai như quỳnh văn lâm hưng yên năm 2024

Đến làng Khoai, nhiều người cũng sẽ bất ngờ về sự sôi động của nơi đây khi các loại xe tải, xe ba gác liên tục di chuyển trên đường thôn, ngõ xóm. Trên mỗi chiếc xe là một nhóm 3-5 công nhân mặt mày nhem nhuốc chờ bốc hàng. Họ có nhiệm vụ chuyển rác từ các khu vực tập kết về phân xưởng, hay bốc hàng ra các xe tải lớn.

Qua những công đoạn tái chế thô sơ, rác thải nhựa lại được hô biến thành những hạt nhựa đủ màu sắc đem bán tại địa phương và xuất đi các tỉnh thành trong và ngoài nước. Quá trình đưa rác về làng, tái chế, tạo hạt nhựa, sản xuất các sản phẩm mới như túi nilon, khay, cốc nhựa, dây buộc, bàn ghế, nilon công nghiệp… đã khiến không khí, đất, nước làng Khoai ô nhiễm nghiêm trọng.

Làng nghề minh khai như quỳnh văn lâm hưng yên năm 2024

Suốt nhiều năm liền, làng Khoai chìm trong khói bụi. Bụi lẫn trong rác từ khắp nơi dồn về, khói đen từ các xưởng sản xuất, xưởng tái chế hoạt động không ngừng nghỉ suốt cả ngày lẫn đêm.

Dù đã có những hộ chuyển đổi công nghệ, xây hệ thống đốt lưới, song có lẽ từng đó không thấm tháp gì so với tốc độ sản xuất, tái chế khủng khiếp của hàng trăm công ty, hộ gia đình nhỏ lẻ tại đây.

Làng nghề minh khai như quỳnh văn lâm hưng yên năm 2024

Hàng ngày, từ hoạt động tái chế, giặt rửa rác, các chất sền sệt, bẩn thỉu theo nước thải trực tiếp ra kênh mương, sông ngòi khiến nguồn nước của các mương máng, con sông nơi đây chuyển sang một màu đen.

Dân càng giàu, làng càng ô nhiễm

Theo tìm hiểu của phóng viên, rác thải nilon, nhựa ở làng Khoai có nguồn gốc từ khắp miền Bắc và từ cả một số nước trong khu vực.

Nhiều năm trước đây, việc mua rác có nguồn gốc từ châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, từ Indonesia, Malaysia… được diễn ra công khai. Mấy năm gần đây, hoạt động này bị cấm. Song không vì thế mà người dân làng Khoai "bó tay" trước nguồn hàng quý từ nước ngoài này.

Làng nghề minh khai như quỳnh văn lâm hưng yên năm 2024

Những kiện rác và hạt nhựa tạo ra từ nilon phế liệu có nguồn gốc Hàn Quốc được rao bán trên "chợ" làng Khoai thời 4.0.

Người làng Khoai kết nối với những đầu nậu ở Hải Dương, Hải Phòng… để mua các kiện rác từ Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc. Trên hội nhóm Facebook của làng Khoai, các giao dịch liên quan đến nguồn rác quốc tế vẫn diễn ra.

PV Dân trí dễ dàng "đặt hàng" được những hạt nhựa PE Nhật, Hàn từ các xưởng tái chế ở làng Khoai.

Cũng theo tìm hiểu của phóng viên, đa số các chủ xưởng nhập nilon thải ra từ các công ty điện tử, may mặc, khu công nghiệp… Song không ít người sẵn sàng nhập túi nilon đã qua sử dụng từ các bãi rác, trong khi những chiếc túi từ bãi rác thì đựng đủ mọi thứ trên đời từ thực phẩm bỏ đi, chất thải…

Làng nghề minh khai như quỳnh văn lâm hưng yên năm 2024

Những hạt nhựa đủ màu sắc từ rác thải nhựa được tạo thành. Giá bán từ 15.000-25.000 đồng/kg.

Chính vì thế, chủ một xưởng tạo hạt nhựa cho chúng tôi biết: "Hạt nhựa được tạo từ đủ các loại bóng phế liệu, bóng bọc hàng, bao bì, dây nhựa, kể cả hàng bãi rác".

Tại làng Khoai, chúng tôi đã bắt gặp cảnh những công nhân phơi túi bóng phế liệu cho khô trước khi đem đi tái chế, những thanh niên tay trần ngồi nhặt từng mảnh rác rưởi đã rã úa rồi ôm nilon cho vào máy nghiền… Khu vực làm việc của họ nồng nặc mùi hôi thối như đang ở giữa một bãi rác khổng lồ.

Trong các xưởng tạo hạt nhựa, thổi túi bóng thì luôn nồng nặc mùi nhựa. Chúng tôi dù đeo tới hai lớp khẩu trang vẫn không thể ngăn mùi nhựa khét lẹt xộc thẳng vào mũi.

Làng nghề minh khai như quỳnh văn lâm hưng yên năm 2024

Cha truyền con nối, nhiều người trẻ làng Khoai vẫn gắn với nghề "làm rác".

Chị Nguyễn Thị Viễn (một công nhân quê Lào Cai, làm việc tại làng Khoai cho biết), sau một thời gian làm việc tại xưởng tạo hạt nhựa, chị thường xuyên bị đau đầu, buồn nôn. Không chịu được tiếng ồn và mùi nhựa khó chịu, chị buộc phải xin làm công việc đóng gói hàng với mức thu nhập ít hơn.

Một người dân sinh sống tại làng Khoai (giấu tên) cho biết: "Không khí trong làng ô nhiễm nhiều năm nay. Khó chịu nhất là mùi nhựa lúc nào cũng lẩn quất trong nhà. Đi ra ngoài thì đâu đâu cũng là rác.

Thấy người làng giàu lên thì ai cũng mừng, nhưng ô nhiễm thì ngày một trầm trọng. Làng tôi nổi tiếng khắp nơi với nghề tái chế. Họ khen người làng giỏi làm giàu, nhưng sau lời khen thì lại là những kỷ lục buồn về ô nhiễm".

Làng nghề minh khai như quỳnh văn lâm hưng yên năm 2024

Nilon bãi rác cũng được tận dụng triệt để.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Vương Hồng, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Như Quỳnh cho biết, tái chế nhựa, nilon là nghề mưu sinh của người dân làng Khoai nhiều năm qua. Kinh tế nhiều hộ gia đình nhờ đó mà phát triển.

Tuy nhiên gắn với đó là nạn nhiễm môi trường như một điều tất yếu. Đây là vấn đề nan giải tại làng Khoai nhiều năm qua. Địa phương cũng đã tiếp đón nhiều đoàn chuyên gia, lãnh đạo Bộ Tài nguyên Môi trường về khảo sát tìm giải pháp khắc phục tuy nhiên cũng chưa đạt hiệu quả.

Theo ông Hồng, hiện UBND tỉnh Hưng Yên và các cấp đã tạo ra các khu công nghiệp làng nghề, hướng tới đưa các công ty, hộ gia đình sản xuất, tái chế ra các khu sản xuất tập trung để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư.

Làng nghề minh khai như quỳnh văn lâm hưng yên năm 2024

Rác ở khắp làng Khoai....

Ngoài ra, địa phương cũng đã tuyên truyền người dân chuyển đổi dây chuyền sản xuất hiện đại để từng bước khắc phục ô nhiễm môi trường. "Mấy năm gần đây, một số bà con đã chuyển đổi sản xuất bằng nhựa nguyên sinh, nhựa sạch, tỷ lệ các hộ tái chế đang giảm xuống", ông Hồng cho hay.

Chia sẻ trên của vị phó chủ tịch thị trấn Như Quỳnh có lẽ là một trong những tia sáng hiếm hoi trong bầu không khí ô nhiễm, đặc quánh mùi nhựa tại làng Khoai. Song có lẽ còn mất rất nhiều thời gian và cần rất nhiều biện pháp quyết liệt để giải quyết nạn ô nhiễm môi trường kéo dài hàng chục năm qua tại đây.