Có những sân bay quốc tế nào ở việt nam năm 2024

Những cảng hàng không tại Việt Nam đóng vai trò vô cùng to lớn trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Ước tính, mỗi sân bay đón tiếp hàng triệu lượt du khách ghé thăm cùng những chuyến hàng từ các quốc gia trên thế giới. Để tìm hiểu chi tiết về chủ đề này, chúng ta hãy cùng đến với thông tin về các cảng hàng không quốc tế tại Việt Nam ngay sau đây.

Các cảng hàng không quốc tế tại Việt Nam

Hoà mình vào xu thế giao thương quốc tế cùng sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngày nay, nước ta đã thành lập hàng loạt các hãng hàng không quốc tế. Chúng ta hãy cùng điểm qua những sân bay quốc tế nổi bật nhất tại Việt Nam ngay sau đây:

1. Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất

Tính đến thời điểm hiện tại, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là cảng hàng không có quy mô lớn nhất nước ta. Được xây dựng vào năm 1930, cảng hàng không Tân Sơn Nhất là trung tâm vận chuyển, giao thương hàng hóa trọng điểm ở khu vực miền Nam. Mỗi năm, sân bay đón hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước cùng những chuyến hàng đến nhiều nơi trên thế giới.

Trong suốt hành trình phát triển, chất lượng sân bay ngày càng được hoàn thiện và nâng cấp rõ rệt. Do đó, sân bay Tân Sơn Nhất luôn nhận được đánh giá cao từ phía khách hàng. Hiện nay, cảng hàng không này đã đầu tư đầy đủ hệ thống trang thiết bị an ninh, các thiết bị an toàn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Chính vì thế, du khách có thể sử dụng mọi dịch vụ tiện ích tại nơi đây như y tế, ngân hàng, vui chơi giải trí,... Đây cũng là nơi tập trung rất nhiều công ty vận chuyển hàng hóa đi Mỹ tại Sài Gòn.

2. Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài

Sân bay quốc tế Nội Bài đã được thành lập và phát triển hơn 41 năm. Sau khi bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, sân bay Nội Bài đã vực dậy và trở thành cảng hàng không có quy mô lớn nhất nhì tại nước ta. Được biết, sân bay Nội Bài đã đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn đánh giá của ICAO. Nếu như sân bay Tân Sơn Nhất là cửa ngõ giao thương của miền Nam thì sân bay quốc tế Nội Bài chính là cửa ngõ giao thương quốc tế trọng điểm của miền Bắc, đặc biệt là khu vực Hà Nội.

Hiện tại, sân bay sở hữu 2 đường băng cất, hạ cánh cùng hệ thống cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại. Nổi bật nhất chính là hệ thống dẫn đường đạt tiêu chuẩn CAT II với sân bãi rộng lớn, có thể chứa nhiều loại máy bay lớn cùng lúc. Với việc tọa lạc tại vị trí địa lý trọng yếu, sân bay đang trở thành thương cảng có tiềm lực mạnh mẽ và là trung tâm trung chuyển quan trọng của Hà Nội và cả thế giới.

3. Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng

Sân bay Đà Nẵng là sân bay quốc tế có quy mô lớn thứ 3 tại nước ta, chỉ đứng sau Tân Sơn Nhất và Nội Bài. Cảng hàng không này đóng vai trò quan trọng và là cửa ngõ giao thương đặc biệt, phục vụ cho nhu cầu giao thông, trao đổi hàng hóa tại thành phố Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung. Ước tính mỗi ngày, sân bay đón tiếp hơn 16.000 lượt khách nội địa lẫn quốc tế với hơn 150 chuyến bay được thực hiện.

Điểm nổi bật của sân bay chính là hệ thống đường dẫn chính xác an toàn như NDB, ILS,... Bên cạnh đó còn có hệ thống radar thứ cấp hiện đại, có thể dự báo chính xác thời tiết và khí tượng. Sân bãi tại sân bay Đà Nẵng vô cùng rộng rãi, mang đến sức chứa ấn tượng. Đủ sức tiếp đón những máy bay cỡ lớn như Airbus hay Boeing. Với mức đầu tư lớn, mỗi năm sân bay có thể khai thác tối đa hơn 6 triệu lượt khách cùng 1 triệu tấn hàng.

4. Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (Sân bay Phú Bài Huế)

Cảng hàng không quốc tế Phú Bài là một sân bay quan trọng của Việt Nam, nằm ở phía Nam Thành phố Huế, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hiện nay, Sân bay Quốc tế Phú Bài là sân bay thuộc cáp C1, được đưa vào vận hành và khai thác cho các chuyên bay dân dụng và quấn sự của tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh xung quanh. Với vị trí địa lý chiến lược, Cảng hàng không Phú Bài được xem là cầu nối quan trọng cho sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, du lịch của cả nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

Thông tin cụ thể về Sân bay Quốc tế Phú Bài:

  • Tên tiếng anh: Phu Bai International Airport.
  • tên đầy đủ: Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài.
  • Mã cảng hàng không: HUI
  • Địa chỉ: Phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa thiên Huế.
  • Điện thoại: 02343861131.
  • Mã quốc gia: +84.
  • Đường cất hạ cánh (Runway): 01 đường cất hạ cánh với độ dài là 2.700m; rộng 45m
  • Sân đỗ tàu bay (Apron): kích thước 298m x 103,5m, 06 vị trí đậu A320, A321 và tương đương
  • Khai thác các loại máy bay A320, A321 và tương đương
  • Cấp sân bay: 4C
  • Là cảng hàng không dân dụng kết hợp với hoạt động bay quân sự
  • Nhà ga hành khách: gồm 02 tầng với diện tích là 6.539m2
  • Năng lực thông qua: 1,5 triệu lượt hành khách/năm

5. Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh (Sân bay Cam Ranh)

Sân bay quốc tế Cam Ranh nằm toạ lạc ở trung tâm bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Tính đến năm 2012, cảng hàng không Cam Ranh đã đạt được khả năng tiếp đón, vận chuyển hơn 1 triệu lượt khách mỗi năm. Tính đến năm 2020 hiện nay, con số này đã được gia tăng hàng chục lần. Đây là sân bay Quốc Tế đạt cấp 4D theo tiêu chuẩn ICAO, đủ năng lực để phục vụ nhiều loại máy bay cỡ lớn trên thế giới. Đây không chỉ là đầu mối giao thương quan trọng mà còn là cầu nối 3 miền Bắc, Trung, Nam. Chưa kể, sân bay cam Ranh còn giữ ý nghĩa chiến lược trong hoạt động quốc phòng.

6. Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ

Sân bay quốc tế Cần Thơ nằm tại tỉnh Cần Thơ là sân bay lớn nhất tại đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là sân bay giữ vị trí chiến lược trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh. Công suất thoạt động mỗi năm khoảng 5 triệu lượt. Ở thời điểm hiện tại, sân bay quốc tế Cần Thơ đang có các hãng hàng không đó là Vietnam Airlines, VASCO, Vietjet Air. Sản lượng khách và hàng hoá đang được cải thiện mỗi năm nhờ số vốn đầu tư không ngừng tăng lên.

7. Cảng hàng không quốc tế Vinh

Sân bay quốc tế Vinh nổi bật với chuyến bay nội địa. Mức tăng trưởng ấn tượng, 7 triệu hành khách/năm là một thành công đáng kể. Mặc dù quy mô không lớn bằng những sân bay khác, nhưng với tần suất 13-15 chuyến/ngày, sân bay Vinh vẫn phục vụ các hành khách rất một cách hiệu quả.

8. Cảng hàng không quốc tế Cát bi

Sân bay quốc tế Cát Bi được xây dựng bởi người Pháp, và từng phục vụ quân sự. Vào năm 1985, sân bay chính thức mở cửa cho chuyến bay thương mại.

Được xếp vào top các sân bay tăng trưởng nhanh về hành khách và hàng hóa, Cát Bi, cùng với Vân Đồn đã giúp giảm tải hiệu quả cho sân bay Nội Bài, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hàng không Việt Nam.

Đây là các cảng hàng không quốc tế tại Việt Nam có quy mô lớn nhất nước ta. Với sự đầu tư lớn cùng nỗ lực không ngừng. Các cảng hàng không này đều đang nhận được đánh giá tích cực từ phía khách hàng. Mong rằng với những thông tin vừa nêu cũng đã giúp bạn đọc có thêm kiến thức hữu ích về các sân bay quốc tế tại nước ta.

Việt Nam có bao nhiêu sân bay quốc tế?

Hiện nay tại Việt Nam có tổng cộng 22 sân bay có hoạt động bay dân sự trong đó có 10 sân bay quốc tế. Sân bay Liên Khương (tỉnh Lâm Đồng) theo quy hoạch sẽ được tiến hành nâng cấp và xây dựng trở thành cảng hàng không quốc tế trong tương lai.

Sân bay lớn nhất Việt Nam ở đâu?

Trong tương lai, sân bay lớn nhất Việt Nam thuộc về sân bay quốc tế Long Thành. Sân bay hiện đang trong quá trình xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40km.

Indonesia có bao nhiêu sân bay quốc tế?

Tính đến thời điểm hiện tại, Indonesia có khoảng 637 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế lớn nhất là Soekarno Hatta (CGK), Ngurah Rai (DPS), Juanda (SUB), Sultan Aji Muhammad Sulaiman (BPN) và Sultan Hasanuddin (UPG).

Vùng Đông Nam Bộ có bao nhiêu sân bay quốc tế?

2 vùng kinh tế còn lại Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi phía Bắc có số sân bay lần lượt là 2 và 1. Vùng Đông Nam Bộ có 1 sân bay quốc tế nằm tại TP. HCM và 1 sân bay nội địa nằm ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong đó, vùng Đông Nam Bộ đang có sân bay lớn nhất cả nước, sân bay Tân Sơn Nhất tại TP.