Khách hàng mục tiêu của quán trà sữa

Trong những năm gần đây thị trường trà sữa đang là cơn sốt và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Không gì ngạc nhiên khi nói rằng đây là loại hình để bắt đầu khởi nghiệp, bởi thường khi mở quán không cần yêu cầu nhiều về vốn và kinh nghiệm.

Đây được xem loại hình kinh doanh hấp dẫn, nhưng đây cũng là hình thức có rủi ro cao bởi theo nhiều khảo sát thì tỷ lệ thành công chỉ khoang 20%, và một trong những yếu tố nắm vai trò quyết định để thành công hay thất bại là lập kế hoạch kinh doanh. Vậy làm cách nào để thực hiện chiến lược kinh doanh hiệu quả, có thể giúp quán tồn tại và phát triển lâu dài? 

Sau đây là các bước xây dựng kế hoạch kinh doanh trà sữa, bạn có thể tham khảo qua và có thể áp dụng lên quán của mình. 

Bước 1: Nghiên cứu thị trường trà sữa để xác định mục đích kinh doanh.

Đối với bất kì loại hình kinh doanh nào thì nghiên cứu thị trường luôn là bước quan trọng đầu tiên.  Nhưng hiện nay nhiều bạn trẻ lại thường bỏ qua bước này, với lý do quán nhỏ, kinh doanh nhỏ, vốn ít nên không muốn mất thời gian, rườm rà và mất quá nhiều công sức cho bước nghiên cứu này. Tuy nhiên đây là suy nghĩ sai lầm, bởi vì tiềm năng càng lớn thì tỉ lệ cạnh tranh càng cao và nghiên cứu thị trường sẽ giúp các chủ đầu tư nắm rõ về thị trường của mình đang nhắm đến và hạn chế được tối đa rủi ro. 

Bên cạnh đó việc lên kế hoạch kinh doanh rất là quan trọng. vì có xác định được mục tiêu thì hướng đi của bạn mới đúng và dễ thành công cũng như sẽ không mất quá nhiều thời gian. Ngoài ra, ở mỗi giai đoạn khác nhau, mục đích của kế hoạch kinh doanh sẽ khác nhau.

Bước 2:  Biết được khách hàng mục tiêu của quán

Nếu kinh doanh quán trà sữa, bạn cần biết rõ khách hàng của bạn là ai, nhu cầu và mong muốn của họ là gì. Việc đó vô cùng quan trọng để có thể triển khai các chương trình marketing cho quán trà sữa một cách hiệu quả. 

Đối với sản phẩm là trà sữa thì hiện nay có 3 đối  tượng chính bao gồm:

  • Dưới 18 tuổi: chủ yếu là học sinh
  • Từ 18 đến 21 tuổi: hầu hết là sinh viên
  • Từ 21 đến 25 tuổi: chủ yếu là dân văn phòng trẻ. 

Bước 3: Tìm hiểu đối thủ

Ông bà ta có câu, “biết người biết ta trăm trận trăm thắng” từ đó các bạn có thể đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ trực tiếp và cả gián tiếp. Thông thường để có một kết quả kinh doanh tốt, bạn cần trả lời được những câu hỏi sau:

  • Đối thủ cạnh tranh của quán bạn là ai
  • Ưu thế cạnh tranh bạn và điều khiến khách hàng tới với đối thủ bạn là gì?
  • Điểm yếu của họ là gì? Khách hàng hài lòng với họ ở điểm nào?

Để thực hiện tốt bước này, bạn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm, các kênh thông tin hoặc khảo sát trực tiếp mục tiêu của mình.

Ngoài ra, bài toán đặt ra cho những cửa hàng kinh doanh trà sữa là làm sao thu hút được khách, cạnh tranh với đối thủ, bớt đi chi phí chính là những điều đáng quan tâm. Xem bí quyết tăng doanh thu, tăng đơn hàng trà sữa nhưng không cần quảng cáo tại đây!

Bước 4: Xác định ưu thế cạnh tranh 

Điều gì khiến cho khách hàng lựa chọn quán trà sữa của bạn ? Khác biệt ở quán của bạn là gì? Điều đó chính là thế mạnh giúp bạn cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. Nếu bạn càng có nhiều sự khác biệt, bạn càng có nhiều cơ hội để phát triển. từ những hiểu biết về khách hàng và các đối thủ cạnh tranh bạn có thể xác định ưu thế của quán . Đừng mô tả quá nhiều về sản phẩm của mình, khách hàng sẽ không thích việc này đâu. 

Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng, để hiểu được họ cần những gì và họ sẽ được lợi ích gì khi chọn quán của bạn? sau đó bạn sẽ hiểu được giá trị khác biệt mà quán của bạn có được.

Bước 5: Xây dựng thông điệp marketing

Có thể quán của bạn có nhiều giá trị tốt nhưng việc truyền tải quá nhiều sẽ khiến khách hàng của bạn không nhớ hết được. Bạn hãy chọn lọc và gửi gắm những thông điệp thật sự cần thiết. Ngoài ra, đối tượng cần truyền tải không chỉ là khách hàng đã và đang có sẵn,. Họ còn có thể là các mục tiêu tiềm năng cần được thuyết phục để trở thành khách hàng thật sự mà quán trà sữa của bạn sẽ có được

Thông điệp thường có 2 yếu tố: 

Thứ nhất, phải ngắn gọn và đi vào điểm chính. đó có thể là bài phát biểu quảng bá về thương hiệu. đồng thời được xem là biểu tượng của âm thanh của quán và trả lời cho câu hỏi bạn đang làm gì.

Thứ hai, Thông điệp marketing của bạn phải được hoàn chỉnh và thu hút nhất. 

Bước 6: Đo lường kế hoạch marketing 

Để biết được chiến lược marketing cho quán của mình có hiệu quả hay không thì cần thường xuyên tiến hành đo lường, kiểm tra. Đây cũng là bước cuối cùng để biết được kết quả của kế hoạch và bạn sẽ phải điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

cách để bạn có thể đo lường sự thành công của kế hoạch marketing đang tiến hành có thể là:

  • Khảo sát hài lòng của khách hàng 
  • Theo dõi doanh thu và số lượng khách hàng
  • Tính hiệu quả,lợi nhuận thu được trên mỗi hoạt động marketing. 

Trên đây là 6 bước mà bạn có thể tham khảo để có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh quán trà sữa vào năm 2020.

Marketing là hoạt động không thể thiếu trong suốt quá trình kinh doanh quán trà sữa của bạn bao gồm nhiều hoạt động hướng đến khách hàng. Có thể hiểu marketing có tác động rất lớn đến ý định ghé quán trà sữa của khách hàng, từ đó góp phần mang về doanh thu như bạn mong muốn. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý mà Dạy Pha Chế Á Âu chia sẻ dưới đây để áp dụng marketing cho quán trà sữa của mình.

Tùy vào quy mô quán trà sữa và nguồn quỹ bạn chi cho các hoạt động marketing mà hình thức marketing cũng khác nhau. Song dù thực hiện theo hình thức nào thì mục đích cuối cùng của marketing cũng là để giúp khách hàng được thỏa mãn nhu cầu và người kinh doanh đặt được lợi nhuận như mong muốn.

Khách hàng mục tiêu của quán trà sữa

Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng đến quán trà sữa của bạn(Ảnh: Internet)

Để xây dựng được một kế hoạch marketing chỉn chu mất khá nhiều thời gian, công sức và cả kinh phí. Nếu mới bắt đầu kinh doanh trà sữa và lên kế hoạch thực hiện marketing tự túc, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây.

Trước khi mở quán kinh doanh, bạn nên chú ý khoanh vùng được nhóm khách hàng mà quán phục vụ chủ yếu. Nghiên cứu khách hàng mục tiêu có thể xem là bước tiền đề để xây dựng chiến lược marketing cho quán trà sữa của bạn.

Bên cạnh đọc các tài liệu phân tích về nhóm khách hàng mục tiêu thì nếu có điều kiện bạn nên tìm hiểu trực tiếp thông qua các bảng khảo sát để lấy được dữ liệu chính xác nhất. Nếu ngại nhiều người không thực hiện khảo sát, bạn có thể tặng kèm mỗi bảng khảo sát một phiếu giảm giá trà sữa. Đây có thể xem là một cách hay vừa giúp bạn thực hiện được bảng hỏi vừa ngầm giới thiệu và thu hút khách hàng đến quán.

Đăng ký học khóa dạy pha chế trà sữa cùng chuyên gia ngay hôm nay!

Khách hàng mục tiêu của quán trà sữa

Có nhiều cách khác nhau để thu hút sự chú ý của khách hàng đến quán của bạn như cách trang trí quán, các hoạt động giới thiệu… Trong thời gian đầu, điều cần nhất là làm sao để nhiều người biết đến quán. Phía ngoài quán, bạn có thể trang trí nhiều standee, poster và các hoạt động nhỏ như phát bong bóng, phát tờ rơi… để thu hút sự chú ý của người đi đường.

Khách hàng mục tiêu của quán trà sữa

Các quán trà sữa có thiết kế bắt mắt luôn khiến khách hàng muốn ghé qua (Ảnh: Internet)

Bạn nên phát tờ rơi ở những khu vực tập trung đông khách hàng mục tiêu như trường học, các trường đại học, cao đẳng…Có thể nói phát tờ rơi là cách đơn giản và hiệu quả trong marketing để giới thiệu quán đến nhiều người. Trong một thời gian ngắn, nhiều người sẽ đọc qua thông tin về quán mặc dù không phải tất cả mọi người đều giữ lại tờ rơi sau khi nhận. Giải quyết cho tình trạng này, bạn có thể tích hợp tờ rơi giới thiệu quán với menu trà sữa, danh thiếp hoặc thẻ thành viên như vậy sẽ đảm bảo được khách hàng sẽ giữ lại tờ rơi.

Có thể bạn quan tâm:Chia sẻ kinh nghiệm bán hơn 1000 ly trà sữa mỗi ngày.

Ngày nay, smartphone và mạng xã hội gần như gắn liền với đời sống của người trẻ mọi lúc mọi nơi. Nhận biết được điều này, nhiều thương hiệu trà sữa đã đầu tư hẳn các ứng dụng trên smartphone cho phép vừa cập nhật thông tin mới nhất về các chương trình khuyến mãi và gọi đặt trà sữa qua ứng dụng.

Nếu không đủ kinh phí tạo ứng dụng riêng, bạn nên chuẩn bị một fanpage chỉn chu, thường xuyên cập nhật các hình ảnh về không gian và các món mới của quán. Fanpage không những là kênh thông tin dành cho khách hàng mà còn giúp khách hàng có thể tiện lợi giới thiệu quán đến với bạn bè, người thân.

Khách hàng mục tiêu của quán trà sữa

Nhiều thương hiệu trà sữa đầu tư ứng dụng gọi trà sữa để tạo sự khác biệt trong kinh doanh (Ảnh: Internet)

Khách hàng trẻ thường có thói quen tìm thông tin về không gian quán trà sữa, giá nước và cả các đánh giá về quán mình sắp đến để đưa ra quyết định đến hay không đến quán. Có thể xem đây là lý do thuyết phục nhất khiến bạn không thể không quan tâm đến mạng xã hội trong quá trình marketing cho quán trà sữa của mình.

Ngày nay trà sữa dù được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt nhưng vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về chất lượng trà sữa và nguồn gốc các loại topping dùng kèm. Bạn có thể để các bảng giới thiệu thành phần dinh dưỡng của từng loại trà sữa, công dụng của chúng để khách hàng hiểu hơn về thức uống yêu thích của mình.

Khách hàng mục tiêu của quán trà sữa

Các bảng cung cấp thông tin về thành phần, giá trị dinh dưỡng sẽ tạo được sự tin tưởng của khách hàng về trà sữa(Ảnh: Internet)

Đi liền với việc mô tả lợi ích của sản phẩm, bạn có thể công khai các giấy chứng nhận về kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm của quán để nâng cao độ tin cậy.

Bộ nhận diện thương hiệu tạo ra sự thống nhất trong thiết kế từ lúc lên ý tưởng mở quán đến lúc quán trà sữa đi vào hoạt động. Trong kinh doanh quán trà sữa, có thể kể đến một số yếu tố chủ yếu nằm trong bộ nhận diện như:

  • Logo của quán.
  • Linh vật đại diện (con vật, hình ảnh đặc trưng cho quán).
  • Danh thiếp, thẻ thành viên, phiếu giảm giá.
  • Kiểu dáng ly, hình ảnh trên ly.
  • Trang phục nhân viên.
  • Cách thiết kế quán, tông màu chính…

Khách hàng mục tiêu của quán trà sữa

Kiểu dáng ly độc đáo là một trong những yếu tố tạo sự khác biệt cho quán trà sữa(Ảnh: Internet)

Tất cả những yếu tố trên sẽ giúp cho quán của bạn không bị hòa lẫn giữa hàng trăm quán trà sữa hiện nay trên thị trường. Ngoài ra, bộ nhận diện thương hiệu còn thể hiện được sự khác biệt, cá tính riêng của quán trà sữa cũng như khẳng định được sự phù hợp với đối tượng khách hàng mà quán đang hướng đến.

Tìm hiểu: Khóa học pha chế trà sữa mở quán kinh doanh hiệu quả.

Còn rất nhiều hoạt động marketing khi kinh doanh quán trà sữa khác như thực hiện các chương trình khuyến mãi, áp dụng thẻ thành viên,… Các yếu tố được chọn giới thiệu trong bài là những yếu tố cốt lõi, đi sát với thực tế mà bạn có thể áp dụng cho kế hoạch marketing của mình. Áp dụng đúng và khéo léo các hoạt động marketing sẽ giúp quán trà sữa của bạn nhanh chóng thu hồi vốn và đạt lợi nhuận vượt mong đợi.

Bạn đã biết được bí quyết marketing quán trà sữa phù hợp. Vậy bước tiếp theo để kinh doanh hiệu quả là tham khảo kinh nghiệm thiết kế quán trà sữa với không gian tối ưu nhất.

Cùng chủ đề: Thủ tục pháp lý để mở quán bán trà sữa.