Jintra 325 mmg 37.5 mg là thuốc gì năm 2024

Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc kết hợp Paracetomol + Tramadol (Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…)

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Paracetomol + Tramadol

Phân loại: Thuốc giảm đau hạ sốt dạng kết hợp.

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): N02AJ13.

Biệt dược gốc: Ultracet

Thuốc Generic: Paar TM, Mibrain Tab., Trap, Hi-Tavic, Diintasic, Godpadol, Newnalgine, Sovadol, Dianfagic, Effer BOSTACET, Bostacet, DinalvicVPC, Panagal Plus, Panalgan Advance, Tradamadol, Opetradol, Cetabudol, Duradolol, SaViPamol Plus, Pantracet, Pantracet F, Redmol, Trapadol, Degevic, Degevic’ S, Nalsarac, Tatanol Ultra, Di-Antipain, Debora 325, Usadiol, Huygesic Fort, Midotamol, Zandol, Digesic Meyer, Di- anrus, Tramagesic, Ultradol, Marken-K, Panalgic Tablet, Vidalgesic, Dovalgan Ef, Wontran, Balarat tab., Tramapar Tablets, Traloget Plus Tablets, Gragesic-T Capsules, Gramadol Capsules, Padolcure, Philmadol, Bestmadol, Gramadol, Ultracet, Yuraf, Manophen, Jintra Tablet, Metalosa, Proxybon, Kemiwan, RAMLEPSA, Gemico, Tramadol/Paracetamol Normon, Duocetz, Ulrexpen, Newcilotal Tablet, Dolzero, Tacetinos Tab., Poltrapa, Gezond, Paratramol, Philduocet Tab, Synmacet film coated tablet, Algotra, Mazu, Utrahealth F.C Tablet, Katrapa, Kitrampal, Kotisol, Tramxl-P, Samtricet.

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén, viên nén bao phim, viên nang:

Mỗi viên có chứa Paracetamol 325 mg, Tramadol hydroclorid 37.5 mg.

Thuốc tham khảo:

TRAPADOL Mỗi viên nén có chứa: Paracetamol …………………………. 325 mg Tramadol …………………………. 37.5 mg Tá dược …………………………. vừa đủ (Xem mục 6.1)

Jintra 325 mmg 37.5 mg là thuốc gì năm 2024

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Paracetomol + Tramadol được chỉ định điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng. Việc sử dụng Paracetomol + Tramadol nên được giới hạn cho bệnh nhân có đau ở mức độ trung bình đến nặng cần sử dụng phối hợp paracetamol và tramadol.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Dùng đường uống.

Liều dùng:

Người lớn và trẻ em trên 16 tuổi

Việc sử dụng Paracetomol + Tramadol nên được giới hạn cho bệnh nhân có đau ở mức độ trung bình đến nặng cần sử dụng phối hợp paracetamol và tramadol.

Liều dùng phải được hiệu chỉnh trên từng cá thể dựa trên mức độ đau và đáp ứng của người bệnh.

Liều tối đa của Paracetomol + Tramadol là 1 đến 2 viên 325mg/37.5mg mỗi 4 đến 6 giờ khi cần giảm đau có thể lên đến tối đa 8 viên 325mg/37.5mg 1 ngày.

Nếu cần sử dụng lặp lại hoặc điều trị kéo dài với Paracetomol + Tramadol do tình trạng nghiêm trọng của bệnh, nên thận trọng và theo dõi đều đặn thường xuyên, cần phải đánh giá về việc có điều trị tiếp tục hay không.

Trẻ em (trẻ em dưới 16 tuổi)

Hiệu quả và an toàn của việc sử dụng thuốc này chưa được thiết lập cho trẻ dưới 12 tuổi. Vì thế không nên điều trị cho nhóm bệnh nhân này.

Người già (người cao tuổi)

Thường không cần phải điều chỉnh liều ở bệnh nhân ≤ 75 tuổi không có biểu hiện lâm sàng của suy gan hay suy thận. Với bệnh nhân trên 75 tuổi, sự thải trừ có thể kéo dài. Vì thế, nếu cần thiết, có thể kéo dài khoảng cách liều tùy theo tình trạng của bệnh nhân.

Suy thận

Khuyến cáo nên tăng khoảng cách liều Paracetomol + Tramadol cho bệnh nhân có độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút sao cho không vượt quá 2 viên 325mg/37.5mg mỗi 12 giờ.

Suy gan

Không dùng Paracetomol + Tramadol cho bệnh nhân suy gan nặng. Những trường hợp suy gan mức độ trung bình, cân nhắc cẩn thận kéo dài khoảng cách liều.

4.3. Chống chỉ định:

Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Bệnh nhân đang dùng các thuốc ức chế thần kinh trung ương.

Người bệnh đang dùng thuốc ức chế IMAO.

Suy hô hấp nặng.

Suy gan nặng.

Trẻ em dưới 16 tuổi.

Động kinh chưa kiểm soát được bằng điều trị.

Người bệnh thiếu hụt men Glucose-6-phosphat dehydrogenase.

4.4 Thận trọng:

Co giật đã xảy ở người dùng tramadol với liều khuyên dùng. Và tác dụng này càng xảy ra ở bệnh nhân dùng những chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc hoặc, thuốc trầm cảm 3 vòng, các chất giảm đau loại opoid, chất ức chế IMAO, các thuốc về thần kinh, hoặc các thuốc giảm ngưỡng động kinh. Nguy cơ này càng xảy ra ở bệnh nhân động kinh.

Không kê đơn Tramadol cho bệnh nhân có ý tự tử hoặc dễ nghiện thuốc.

Thận trọng khi kê đơn Tramadol cho bệnh nhân dùng thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, bệnh nhân nghiện rượu, người rối loạn cảm xúc hoặc trầm cảm.

Sự phát triển hội chứng serotonin có thể xảy ra (người bứt rứt, ảo giác, tay chân bị run, áp suất máu bất ổn định, sốt, đi đứng không vững, và tiêu chảy. Nếu dùng đồng thời tramadol với các thuốc serotonergic như SSRIs, SNRIs, TCAs, MAOIs, và triptans. Do các thuốc này có thể làm giảm chuyển hóa của chúng hoặc của tramadol.

Phản ứng phản vệ đã được báo cáo xảy ra ở liều đầu tiên. Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với codein và các chất opoid sẽ dễ xảy ra phản ứng phản vệ với tramadol.

Thận trọng khi dùng tramadol cho bệnh nhân suy hô hấp, ở những bệnh nhân này nên xem xét khả năng dùng thuốc giảm đau không gây nghiện.

Với liều lớn tramadol được sử dụng đồng thời với các thuốc gây mê hoặc alcohol sẽ dẫn đến suy hô hấp. Trong trường hợp này điều trị suy hô hấp như là điều trị của kết quả quá liều. Nếu Naloxon được chỉ định, cần phải thận trọng vì khả năng tăng co giật.

Tramadol nên thận trọng và điều chỉnh liều khi phối hợp với các thuốc ức chế thần kinh trung ương vì làm tăng khả năng ức chế thần kinh trung ương và suy hô hấp ở bệnh nhân.

Những người bệnh có biểu hiện của tăng áp lực sọ não hoặc chấn thương vùng đầu khi dùng tramadol cần phải theo dõi trạng thái tâm thần cẩn thận.

Người có chức năng gan, thận giảm cần phải giảm liều tramadol.

Cần thận trọng khi dùng tramadol vì thuốc có tiềm năng gây nghiện kiểu morphin. Tránh dùng thuốc kéo dài và đặc biệt cho người có tiền sử nghiện opioid.

Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Paracetomol + Tramadol có thể làm giảm khả năng tư duy hay thể lực cần thiết để thực hiện những việc nguy hiểm như lái xe hay vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: C

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Tramadol đi qua nhau thai. Không nên sử dụng trong thời kỳ mang thai.

Thời kỳ cho con bú:

Khuyến cáo không dùng Paracetomol + Tramadol cho phụ nữ cho con bú vì độ an toàn của nó đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vẫn chưa được nghiên cứu.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Tần suất được phân loại như sau: Rất thường gặp (> 1 /10), thường gặp (>1/100 đến < 1 /10), ít gặp (> 1/1.000 đến < 1/100), hiếm gặp (> 1/10.000 đến < 1/1.000), rất hiếm gặp (<1/10.000), chưa rõ (không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn).

Rối loạn tim

Ít gặp: Đánh trống ngực, nhịp nhanh, loạn nhịp.

Rối loạn mắt

Hiếm gặp: Nhìn mờ, co đồng tử, giãn đồng tử.

Rối loạn tiêu hóa

Rất thường gặp: buồn nôn

Thường gặp: Nôn, táo bón, khô miệng, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, đầy hơi

Ít gặp: Khó nuốt, phân đen

Rối loạn chung và tại nơi điều trị

Ít gặp: Rùng mình, đau ngực

Xét nghiệm và đo lường

Ít gặp: Tăng transaminase

Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng

Ít gặp: Hạ đường huyết

Rối loạn hệ thần kinh

Rất thường gặp: Chóng mặt, buồn ngủ

Thường gặp: Đau đầu kèm run

Ít gặp: Co thắt cơ không tự nguyện, dị cảm, quên

Hiếm gặp: Thất điều, lú lẫn, ngất, rối loạn ngôn ngữ

Rối loạn tâm thần

Thường gặp: Trạng thái lú lẫn, thay đổi tâm trạng, lo âu, căng thẳng, hưng phấn

Ít gặp: Trầm cảm, hoang tưởng, ác mộng

Hiếm gặp: Sảng, lệ thuộc thuốc

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Chống chỉ định dùng đồng thời với:

Thuốc ức chế MAO:

Nguy cơ hội chứng serotonin: tiêu chảy, nhịp tim nhanh, ra mồ hôi, run, mơ hồ, ngay cả hôn mê.

Trường hợp mới điều trị bằng thuốc ức chế MAO, nên cách ít nhất 2 tuần trước khi điều trị bằng tramadol.

Khuyến cáo không nên dùng đồng thời với:

Rượu

Rượu làm tăng tác dụng an thần của thuốc giảm đau opioid.

Tác động lên sự tỉnh táo gây nguy hiểm cho việc lái xe hoặc vận hành máy móc.

Tránh uống rượu hoặc các thuốc có chứa cồn.

Carbamazepin và các chất gây cảm ứng enzym khác

Nguy cơ làm giảm hiệu quả và làm rút ngắn thời gian tác dụng do giảm nồng độ huyết tương của tramadol.

Chất chủ vận – kháng chủ vận Opioid (buprenorphin, nalbuphin, pentazocin)

Giảm tác dụng giảm đau do tác dụng chẹn cạnh tranh ở các receptor, có nguy cơ bị hội chứng cai thuốc.

Cần cân nhắc khi dùng đồng thời:

Đã có báo cáo về hội chứng Serotonin ở một số trường hợp dùng tramadol điều trị kết hợp với các thuốc serotonin khác như chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs) và các thuốc triptan. Ví dụ về các dấu hiệu của hội chứng Serotonin: mơ hồ, kích động, sốt, ra mồ hôi, mất điều hòa, tăng phản xạ, múa giật và tiêu chảy.

Các dẫn chất opioid khác (gồm thuốc giảm ho và các điều trị thay thế), benzodiazepin và barbiturat: Tăng nguy cơ suy hô hấp có thể dẫn đến tử vong trong trường hợp quá liều.

Các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương khác như các dẫn chất opioid (gồm thuốc giảm ho và các điều trị thay thế), barbiturat, benzodiazepin, thuốc giảm lo âu, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, thuốc an thần kinh, thuốc hạ huyết áp tác động trung ương, thalidomid và baclofen,

Các thuốc này có thể làm tăng ức chế thần kinh trung ương. Tác động lên sự tỉnh táo gây nguy hiểm cho việc lái xe hoặc vận hành máy móc.

Nếu cần thiết, nên đánh giá thời gian prothrombin khi dùng Paracetamol + Tramadol đồng thời với các chất giống warfarin do có báo cáo làm tăng INR.

Các thuốc được biết là ức chế CYP3A4 như ketoconazol và erythromycin có thể ức chế sự chuyển hóa tramadol (khử N-metyl) cũng có thể ức chế chất chuyển hóa hoạt tính khử O-metyl. Tầm quan trọng về lâm sàng của tương tác này chưa được nghiên cứu.

Các thuốc làm giảm ngưỡng co giật như bupropion, thuốc chống trầm cảm loại ức chế tái hấp thu serotonin, thuốc chống trầm cảm ba vòng và các thuốc an thần kinh. Dùng đồng thời tramadol với các thuốc này có thể gây nguy cơ co giật. Tốc độ hấp thu acetaminophen có thể tăng lên do metoclopramid hoặc domperidon và giảm do cholestyramin.

Một số giới hạn các nghiên cứu về chất chống nôn ondansetron đối kháng thụ thể 5-HT3 dùng trước hoặc sau phẫu thuật làm tăng nhu cầu tramadol ở bệnh nhân đau sau phẫu thuật

4.9 Quá liều và xử trí:

Paracetomol + Tramadol là thuốc phối hợp. Biểu hiện lâm sàng của việc dùng thuốc quá liều có thể là các dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc tramadol, paracetamol hay của cả hai. Triệu chứng đầu tiên khi dùng quá liều tramadd có thể là suy hô hấp và/hoặc co giật. Triệu chứng đầu tiên trong vòng 24 giờ đầu tiên khi dùng paracetamol quá liều có thể là kích ứng đường tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, nôn, khó chịu, nhợt nhạt và toát mồ hôi.

Tramadol

Những hậu quả nghiêm trọng của việc dùng tramadol quá liều có thể là suy hô hấp, ngủ lịm, hôn mê, co giật, ngừng tim và tử vong.

Paracetamol

Dùng liều rất cao paracetamol có thể gây độc cho gan trên một số bệnh nhân. Các triệu chứng sớm có thể xảy ra sau khi gan bị tổn thương do quá liều paracetamol gồm: kích ứng đường tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, nôn, khó chịu, nhợt nhạt và toát mồ hôi. Các triệu chứng nhiễm độc gan trên lâm sàng và cận lâm sàng có thể xuất hiện sau 48 đến 72 giờ sau khi uống thuốc.

Cách xử lý

Quá liều Paracetomol + Tramadol một hay nhiều lần có thể gây từ vong do quá liều nhiều thuốc, vì thế nếu có thể, nên có hội chẩn của các chuyên gia.

Mặc dù naloxon giải quyết được một số (nhưng không phải tất cả) các triệu chứng do dùng quá liều tramadol, nguy cơ co giật cũng tăng lên khi dùng naloxon. Dựa vào kinh nghiệm khi sử dụng tramadol, lọc máu không hy vọng giúp được cho việc dùng quá liều vì nó thải trừ dưới 7% lượng thuốc uống vào trong vòng 4 giờ lọc.

Khi điều trị quá liều Paracetomol + Tramadol, trước hết phải đảm bảo thông khí đầy đủ song song với các điều trị hỗ trợ chung khác. Tiến hành các biện pháp nhằm làm giảm hấp thu thuốc. Có thể gây nôn bằng cơ học hoặc dùng siro ipecac nếu bệnh nhân còn tỉnh táo (còn phản xạ của hầu và họng), uống than hoạt (1g/kg) sau khi đã làm sạch dạ dày. Liều đầu tiên nên uống thêm cùng 1 liều thuốc tẩy nhẹ thích hợp. Nếu dùng liều nhắc lại, nên dùng xen kẽ với thuốc tẩy nhẹ. Hạ huyết áp thường do nguyên nhân là giảm thể tích máu và nên bổ sung dịch đầy đủ. Chỉ định sử dụng các thuốc gây co mạch và các biện pháp hỗ trợ khác cũng cần phải thực hiện. Nên đặt ống thông nội khi quản trước khi thực hiện liệu pháp rửa dạ dày với bệnh nhân bất tỉnh, và khi cần thiết phải trợ hô hấp.

Với bệnh nhân là người lớn và trẻ em, bất cứ trường hợp nào đã uống 1 lượng không biết paracetamol hoặc khi nghi ngờ hay không chắc chắn về thời gian dùng thuốc nên xác định nồng độ paracetamol trong huyết tương và điều trị bằng acetylcystein. Nếu không thể định lượng và lượng paracetamol đã uống ước tính vượt quá 7,5 đến 10g đối với người lớn và thanh thiếu niên, hoặc 150mg/kg đối với trẻ em thì nên bắt đầu điều trị với N-acetylcyslein và tiếp tục cho đến khi hoàn tất liệu trình điều trị.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Nhóm dược lý: Phối hợp giữa opioid và thuốc giảm đau không opioid; tramadol và paracetamol.

Mã ATC: N02AJ13

Tramadol là thuốc giảm đau tổng hợp có tác dụng lên hệ thần kinh trung ựơng. Tramadol và chất chuyển hóa có hoạt tính (Ml) có tác dụng không chọn lọc trên các thụ thể opioid, trong đó có ái lực cao hơn trên thụ thể µ. Ngoài ra tramadol còn ức chế sự tái hấp thu của norepinephrin và serotonin, điều này góp một phần vào tác dụng giảm đau của thuốc. Tramadol có tác dụng trị ho.Khác với morphin, với liều uống thông thường, tramadol không có tác dụng ức chế hô hấp, nhu động ruột không thay đổi, tác dụng trên tim mạch cũng nhẹ và không đáng kể. Hiệu lực của tramadol chỉ bằng một phần mười đến một phần sáu của morphin.

Paracetamol

Paracetamol (Paracetamol hay N-(4-hydroxyphenyl)acetamide) là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau – hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam, paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin.

Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.

Paracetamol, với liều điều trị, ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid – base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, vì paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cydooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.

Khi dùng quá liéu paracetamol một chất chuyển hóa là N – acetyl – benzoquinonimin gây độc nặng cho gan. Liều bình thường, paracetamol dung nạp tốt, không có nhiéu tác dụng phụ của aspirin. Tuy vậy, quá liều cấp tính (trên 10 g) làm thương tổn gan gây chết người, và những vụ ngộ độc và tự vẫn bằng paracetamol đã tăng lên một cách đáng lo ngại trong những năm gần đây. Ngoài ra, nhiều người trong đó có cả thầy thuốc, dường như không biết tác dụng chống viêm kém của paracetamol.

Khi đánh giá trên động vật ở phòng thí nghiệm, việc phối hợp paracetamol và tramadol cho thấy chúng có tác động hợp lực.

Cơ chế tác dụng:

Tramadol là thuốc giảm đau trung ương, ít nhất xảy ra hai cơ chế, liên kết của chất gốc và chất chuyển hóa hoạt tính (M1) vởi thụ thể muopioid receptor và ức chế nhẹ tái hấp thu của norepinephrin và serotonin.

Paracetamol (acetaminophen) là chất hạ sốt giảm đau tổng hợp, dẫn xuất của p – aminophenol. Cơ chế tác dụng hạ sốt và giảm đau giống như acid salicylic và dẫn chất của nó nhưng paracetamol không có tác dụng chống viêm và chống kết tập tiểu cầu như acid salicylic.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Hấp thu: Tramadol được hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn sau khi uống. Sinh khả dụng tuyệt đối trung bình của tramadol vào khoảng 75% sau khi uống liều đầu tiên và có thể tăng lên 90% sau khi dùng liều lặp lại.

Paracetamol cũng được hấp thu nhanh chóng sau khi uống paracetamol/tramadol. Nồng độ đỉnh trong huyết tương của paracetamol đạt được trong vòng 1 giờ và không bị ảnh hưởng khi uống cùng tramadol.

Thức ăn không có ảnh hưởng gì đáng kể đến sinh khả dụng của tramadol/ paracetamol. Do đó Bostacet có thể được uống mà không phụ thuộc vào thức ăn.

Phân bố: Tramadol có ái lực cao với các mô, thể tích phân bố Vd, β = 203 ± 40L. Khoảng 20% tramadol liên kết với protein huyết tương.

Paracetamol được phân bố rộng, hầu hết trên các mô của cơ thể trừ mô mỡ. Thể tích phân bố khoảng 0,9L/kg. Một tỷ lệ nhỏ (khoảng 20%) paracetamol liên kết với protein trong huyết tương.

Chuyển hóa: Tramadol được chuyển hóa mạnh mẽ sau khi uống. Khoảng 30% thuốc được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng không đổi, trong khi đó khoảng 60% thuốc được thải trừ dưới dạng các chất chuyển hóa.

Tramadol được chuyển hóa thông qua khử methyl ở vị trí O- thành chất chuyển hóa M1, và thông qua khử methyl ở vị trí N- thành chất chuyển hóa M2. M1 được chuyển hóa tiếp thông qua khử methyl ở vị trí N- và liên hợp với acid glururonic. Thời gian bán thải trong huyết tương của M1 là 7 giờ. Chất chuyển hóa Ml có đặc tính giảm đau mạnh hơn thuốc gốc. Nồng độ Ml trong huyết tương thấp hơn vài lần so với tramadol và không chắc có làm ảnh hưởng đến hiệu quả lâm sàng khi dùng nhiều liều.

Paracetamol được chuyển hóa chủ yếu ở gan bằng hai con đường chính là liên hợp glucuronid và liên hợp sulfat. Ngoài ra, một lượng nhỏ (dưới 4%) paracetamol bị oxy hóa khử bời cytochrome P450 sinh ra chất chuyển hóa có độc tính là NAPQI (N-acetyl-p- benzoquinoimin). Trong điều kiện bình thường, NAPQI nhanh chóng được khử hoạt bởi hệ thống glutathion và được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng liên hợp với cystein và acid mercapturic. Tuy nhiên, khi quá liều, lượng chất chuyển hóa được tăng lên.

Thải trừ: Tramadol và chất chuyển hóa của nó được thải trừ chủ yếu qua thận. Thời gian bán thái của tramadol và chất chuyển hóa M1 tương ứng khoảng 6 và 7 giờ.

Thời gian bán thải của paracetamol khoảng 2 đên 3 giờ ở người lớn, ngắn hơn ở trẻ em và dài hơn ở bệnh nhân xơ gan và trẻ sơ sinh. Dưới 9% paracetamol được thải trừ dưới dạng không đổi qua nước tiểu.

Ở bệnh nhân suy thận, thời gian bán thải của cả hai thuốc đều bị kéo dài.

5.3. Hiệu quả lâm sàng:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4. Dữ liệu tiền lâm sàng:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com