Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương

Bài viết tóm tắt và cập nhật quy định về thang bảng lương mới nhất theo Luật hiện hành để kế toán và phòng hành chính nhân sự nắm bắt được.

1/ Mẫu thang, bảng lương tham khảo

Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương

Tăng lương tối thiểu vùng
Giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm bắt buộc do dịch Covid-19

So sánh Từ năm 2021 đến nay Trước năm 2021 Cơ sở xây dựng Doanh nghiệp phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương mà Chính phủ quy định Đăng ký với Nhà nước Doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện (Không còn yêu cầu người sử dụng lao động phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan nhà nước)

Người sử dụng lao động phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động đồng thời với việc công khai tại nơi làm việc. Cơ sở áp dụng Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 Điều 93 Bộ luật Lao động 2012

Luật Lao động 2019 – Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Hướng dẫn của Bộ Lao động thương binh xã hội: Doanh nghiệp có quyền chủ động xây dựng thang lương, bảng lương của doanh nghiệp mình

Anh Kiên (Bình Phước) là một nhân viên tại bộ phận nhân sự. Anh được giao nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng thang bảng lương của công ty. Anh đã gửi câu hỏi tới Hệ thống thông tin Bộ với người dân và doanh nghiệp hỏi về quy định xây dựng thang lương, bảng lươg và mong muốn được hướng dẫn về bậc lương, thời gian nâng lương của người lao động.

Về vấn đề này, Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

​ ​- Điểm đ khoản 2 Điều 114 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về tiền lương và Nghị định số 121/2018/NĐ-CP ngày 13/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP hết hiệc lực thi hành kể từ ngày 01/02/2021 (ngày Nghị định 145/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành).

Do đó, các quy định về nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2021.

– Khoản 1 Điều 93 BLLĐ quy định: “NSDLĐ phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thoả thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động”.

Vì vậy, doanh nghiệp có quyền chủ động xây dựng thang lương, bảng lương của doanh nghiệp mình (chủ động về số bậc, khoảng cách giữa các bậc, thời gian được nâng bậc lương,…) nhưng phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; phải công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện (khoản 3 Điều 93 BLLĐ).

2/ Hỏi: Có thể xây dựng bậc lương tiếp theo khi người lao động đã ở bậc cao nhất?

Hàng năm, công ty TNHH của tôi tự xây dựng thang bảng lương nộp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, có 9 nhóm nghề, mỗi nhóm có 8 bậc. Vậy, khi người lao động ở mức bậc cao nhất thì bậc tiếp theo phải xây dựng thang bảng lương mới như thế nào? Giám đốc đóng BHXH, khi tăng bậc tăng mức đóng thì có phải làm thủ tục gì không?

Trả lời Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời vấn đề này như sau:

Điều 7 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 4/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương quy định:

Căn cứ quy định nêu trên, khi người lao động đã ở bậc cao nhất thì công ty có thể xây dựng bậc tiếp theo phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi và thay đổi về mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định hàng năm.

Thang lương, bảng lương sửa đổi, bổ sung phải được tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.

Khi tăng bậc, tăng mức đóng BHXH, doanh nghiệp phải làm thủ tục điều chỉnh và báo tăng mức đóng với cơ quan BHXH.

Đề nghị bà liên hệ với cơ quan BHXH nơi công ty bà tham gia BHXH để được hướng dẫn thủ tục theo quy định.

Cơ sở pháp lý:

Luật Lao động 2012 – Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động

Dựa vào đâu để xây dựng thang bảng lương?

Việc xây dựng thang bảng lương nhà nước cho người lao động quy định, dựa trên thỏa thuận và năng lực của người lao động để làm căn cứ hợp pháp cho việc trả lương, đồng thời cũng để thể hiện sự chuyên nghiệp trong việc quản lý chi phí và tạo động lực cho người lao động phấn đấu.

Thang bảng lương có bao nhiêu bậc?

Hiện nay các doanh nghiệp thường xây dựng từ 05 đến 15 bậc lương. - Mức lương ở bậc 1 không được thấp hơn lương tối thiểu vùng. Mức lương ghi nhận ở từng bậc là mức lương theo công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

Tại sao phải xây dựng thang bảng lương?

Vai trò của thang bảng lương Thang bảng lương là căn cứ pháp lý để quản lý chi phí tiền lương, tiền công cho nhân viên doanh nghiệp. Thông qua bảng lương, cán bộ công ty có thể quản lý có hệ thống và có cơ sở để xác định chính xác tiền lương của mỗi nhân viên tương ứng với chức doanh và thâm niên của mỗi người.

Khi nào phải đăng ký lại thang bảng lương?

Trường hợp nào cần phải đăng ký thang bảng lương? Theo quy định cũ tại Khoản 2 Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 1 Nghị định 121/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp có từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký thang, bảng lương. Điều này áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô, tổ chức và phân công công việc.