Hướng dẫn thực hiện thông tư 04 2023 tt-btttt năm 2024

Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật "Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2023/TT-BTTTT ngày 31 tháng 5 năm 2023"

Các ý kiến đóng góp

Người gửi: Phạm Văn Minh

Email:[email protected]

Kính gửi Quý Bộ TTTT và Vụ KHCN

Rất cám ơn Quý Bộ và Quý Vụ đã lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệm và đã đưa vào dự thảo không áp dụng Yêu cầu hiệu năng trạm gốc 5G tại điều 2.4; không áp dụng các yêu cầu kỹ thuật trong điều kiện khắc nghiệt/tới hạn được quy định bởi QCVN 128:2021/BTTTT.

Kính đề nghị quý Vụ và quý bộ xem xét lại yêu cầu về giới hạn phát xạ giả để bảo vệ đài thu trái đất -52dBm/MHz quy định tại bảng D4 QCVN 128:2021/BTTTT. Vói yêu cầu ngặt nghèo -52dBm/MHz sẽ cần trạm gốc 5G phải tích hợp bộ lọc với chi phí sản xuất rất cao và thực sự không cần thiết và gây tốn kém cho các nhà mạng cũng như các doanh nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông. Với thị trường Mỹ, FCC sử dụng khuyến nghị của 3GPP về Out of Band Emission -13dBm/MHz vì FCC hiểu rằng việc yêu cầu rất cao OOBE sẽ gây trở ngại trong việc triển khai dịch vụ 5G trên băng tần C-Band từ 3.7-4.2GHz

Kính mong quý Bộ và quý Vụ cân nhắc. Xin trân trọng cám ơn Quý Bộ và Quý Vụ.

tải file đính kèm - 4 ngày trước

Người gửi: Phạm Văn Minh

Email:[email protected]

Kính gửi Quý Bộ TTTT và Vụ KHCN

Rất cám ơn Quý Bộ và Quý Vụ đã lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệm và đã đưa vào dự thảo không áp dụng Yêu cầu hiệu năng trạm gốc 5G tại điều 2.4; không áp dụng các yêu cầu kỹ thuật trong điều kiện khắc nghiệt/tới hạn được quy định bởi QCVN 128:2021/BTTTT.

Kính đề nghị quý Vụ và quý bộ xem xét lại yêu cầu về giới hạn phát xạ giả để bảo vệ đài thu trái đất -52dBm/MHz quy định tại bảng D4 QCVN 128:2021/BTTTT. Vói yêu cầu ngặt nghèo -52dBm/MHz sẽ cần trạm gốc 5G phải tích hợp bộ lọc với chi phí sản xuất rất cao và thực sự không cần thiết và gây tốn kém cho các nhà mạng cũng như các doanh nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông. Với thị trường Mỹ, FCC sử dụng khuyến nghị của 3GPP về Out of Band Emission -13dBm/MHz (quy định tại trang 111 của tài liệu đính kèm) vì FCC hiểu rằng việc yêu cầu rất cao OOBE sẽ gây trở ngại trong việc triển khai dịch vụ 5G trên băng tần C-Band từ 3.7-4.2GHz

Kính mong quý Bộ và quý Vụ cân nhắc. Xin trân trọng cám ơn Quý Bộ và Quý Vụ.

tải file đính kèm - 4 ngày trước

Người gửi: Công ty TNHH ExtendMax Việt Nam

Email:[email protected]

Kính gửi Bộ TT&TT

Kính đề nghị Quý Cơ quan xem xét mục 2.4 của Phụ lục 1 về mức công suất phát lớn nhất của thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5GHz.

Theo Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT, mức công suất phát lớn nhất được sử dụng đối với dải tần 5470MHz ~ 5725MHz & 5725MMHz ~ 5850Mhz là 1000mW trong khi đó mục 2.4 PL1 của dự thảo thông tư quy định bắt buộc hợp quy đối với một số sản phẩm sử dụng các dải tần nêu trên với mức công suất EIRP từ 60mW đến 200mW.

Căn cứ theo nội dung như vậy, chúng tôi chưa rõ sản phẩm truy nhập vô tuyến băng tần 5GHz sử dụng mức công suất >200mW liệu có thuộc phạm vi bắt buộc phải chứng nhận hợp quy hay không

Trân trọng

ExtendMax

https://extendmax.vn

- 5 ngày trước

Người gửi: Công ty TNHH ExtendMax Việt Nam

Email:[email protected]

Kinh gửi Bộ TT&TT

Hiện tại các phòng thử nghiệm QCVN 132:2022/BTTTT đều có yêu cầu về việc tháo mở thiết bị mẫu trong quá trình thử nghiệm và có thể gây hư hỏng sản phẩm sau thử nghiệm. Chúng tôi kính đề nghị Quý Bộ xem xét miễn việc thử nghiệm QCVN 132:2022/BTTTT đối với các máy tính xác tay hoặc máy tính bảng được thiết kế để sử dụng trong môi trường chống cháy nổ do có nguy cơ mất an toàn đối với các mẫu thử có thể được lắp lại để bán một cách vô tình hoặc cố ý. Việc lắp ráp thủ công không theo quy trình của hãng sản xuất có thể dẫn tới việc phát sinh các tia lửa điện không mong muốn, rất nguy hiểm khi sử dụng trong môi trường có khí dễ cháy nổ.

Trân trọng

Công ty TNHH ExtendMax Việt Nam

Https://extendmax.vn

- 10 ngày trước

Người gửi: Vương thị Thu Hà

Email:[email protected]

Kính gửi Quý Bộ TTTT và Vụ KHCN

Rất cám ơn Quý Bộ và Quý Vụ đã cho phép tôi đóng góp ý kiến.

Hiện tại tôi thấy với sản phẩm TV có DVB-T2 đã được phép sử dụng kết quả đo kiểm của chassis để lập báo cáo tự đánh giá cho cả TV. Tôi xin kiến nghị Bộ cho phép sử dụng kết quả đo của Module vô tuyến đê xét chứng nhận hợp quy và làm báo cáo tự đánh giá cho thiết bị chủ là 1 sản phẩm hoàn chính như máy tính xách tay, máy tính bảng, máy điện thoại di động vì các lý do dưới đây

+ Thiết bị chủ chỉ đóng vai trò cấp nguồn và điều khiển, không tác động đến tín hiệu phát xạ

+ Với số lượng phòng đo đủ năng lực đo các chỉ tiêu ở điều kiện khắc nghiệt, 5G NR như hiện tại, việc sử dụng kết quả đo của module sẽ giúp Doanh nghiệp giảm ách tắc và thời gian nhập khẩu.

+Việc thay đổi sản phẩm chủ để trở thành mẫu dẫn rất phức tạp và không thể nhập khẩu do bị coi là hàng đã qua sử dụng.

Quý Bộ và Quý Vụ có thể tham khảo các kết quả đo nước ngoài như kết quả đo theo GCF được cấp cho rất nhiều model thiết bị chủ sử dụng chung module vô tuyến 5GNR thông qua dữ liệu của Cục Viễn thông.

Xin trân trọng cám ơn Quý Bộ và Quý Vụ.

- 15 ngày trước

Người gửi: Nguyễn Thị Mai Hương

Email:[email protected]

Kính gửi Bộ TTTT và Vụ KHCN

Trước tiên tôi xin cám ơn Bộ và Vụ đã cho tôi cơ hội được đóng góp ý kiến vào dự thảo. Tôi được người nhà gửi điện thoại di động và máy tính, máy tính bảng với số lượng 01 chiếc nhưng không thể nhập khẩu được khi được yêu cầu làm thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu với Cục Viễn thông do :

- Nếu tôi giữ nguyên hàng người nhà gửi thì không thể thực hiện được các phép đo khắc nghiệt như yêu cầu của các phòng đo kiểm do phòng đo kiểm yêu cầu phải là mẫu dẫn. Tuy nhiên Doanh nghiệp chuyển phá nhanh cho biết nếu sản phẩm được sửa thành mẫu dẫn thì thì bị cấm nhập khẩu do cơ quan Hải quan coi là hàng đã qua sử sụng

- Tôi chỉ nhập khẩu 1 sản phẩm nhưng theo để hoàn thiện hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu cần có kết quả đo an toàn pin theo QCVN 101 tức là phải yêu cầu có rất nhiều pin và cell để đo

Vì vậy kiến nghị Quý Bộ và Quý Vụ bổ sung thêm các quy định nhập khẩu theo hình thức phi mậu dịch như quy định tại Nghị định số 13/2022/NĐ-CP về Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu: "“p) Các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh (loại hình phi mậu dịch) theo quyết định của Bộ trưởng bộ quản lý ngành, lĩnh vực.”

Xin chân trọng cám ơn.

- 15 ngày trước

Người gửi: Mã Thành Tuấn

Email:[email protected]

1 Rà soát danh sách các chú thích do thiếu chú thích “***”

2 Đã bỏ radar 72GHz dung QCVN 124, xin đề nghị bỏ thêm Radar SRD 61 GHz do chưa có phong thử nghiệm có thể đo được QCVN 123

3 Tiếp tục cho phép sử dụng kết quả đo vô tuyến của module để xin chứng nhận hơp quy cho thiết bị chủ. Do Tham số vô tuyến của thiết bị chủ và module không thay đổi. Chỉ có kết quả EMC của module có thể khác kết quả EMC của thiết bị chủ

4 Bổ sung loại thiết bị vòng từ trong băng 9kHz-30MHz tại phụ lục I hoặc II do thiết bị vòng từ được liệt kê trong QCVN 55 vì vậy loại thiết bị này sẽ cần phải chứng nhận/công bố hợp quy

Tuy nhiên mã HS của thiết bị vòng từ trong QCVN 55: 2023 không hoàn toàn phù hợp với mã HS trong dự thảo cho các loại thiết bị SRD trong băng tần này đặc biệt là thiết bị vòng từ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận và công bố hợp quy sẽ không biết sản phẩm của mình thuộc phụ lục I, II hay được miễn chứng nhận/công bố hợp quy

5 Xem xét lại Thời điểm áp dụng thông tư do Theo Thông tư 10/2023/TT-BTTTT, nhiều loại sanrp hẩm áp dụng được miễn áp dụng các tham số đo trong điều kiện khắc nghiệt tại QCVN 55: 2011/BTTTT đến 30/6/2024 và từ 01/7/2024 có thể áp dụng luôn QCVN 55: 2023/TT-BTTTT.

Tuy nhiên hiện tại dự thảo dừng 10/2023/TT-BTTTT ngay từ 01/4/2024, nghĩa là Doanh nghiệp được yêu cầu tiếp tục đo kiểm các tham số trong điều kiện tới hạn của QCVN 55: 2011/BTTTT từ 01/4/2024 đến 30/6/2024 và tiếp tục đo kiểm QCVN 55: 2023/TT-BTTT từ 01/2024 sẽ gây tốn kém, và tắc nghẽn lưu thông do phong lab trong nước đang quá tải.

STT

Nội dung góp ý

Số hiệu QCVN liên quan

Lý do

1

Rà soát danh sách các chú thích

NA

Thiếu chú thích “***”

2

Đã bỏ radar 72GHz dung QCVN 124, xin đề nghị bỏ thêm Radar SRD 61 GHz

QCVN 123

Chưa có phong thử nghiệm có thể đo được

3

Tiếp tục cho phép sử dụng kết quả đo vô tuyến của module để xin chứng nhận hơp quy cho thiết bị chủ.

NA

Tham số vô tuyến của thiết bị chủ và module không thay đổi. Chỉ có kết quả EMC của module có thể khác kết quả EMC của thiết bị chủ

tải file đính kèm - 24 ngày trước

Người gửi: Mã Thành Tuấn

Email:[email protected]

1 Rà soát danh sách các chú thích do thiếu chú thích “***”

2 Đã bỏ radar 72GHz dung QCVN 124, xin đề nghị bỏ thêm Radar SRD 61 GHz do chưa có phong thử nghiệm có thể đo được QCVN 123

3 Tiếp tục cho phép sử dụng kết quả đo vô tuyến của module để xin chứng nhận hơp quy cho thiết bị chủ. Do Tham số vô tuyến của thiết bị chủ và module không thay đổi. Chỉ có kết quả EMC của module có thể khác kết quả EMC của thiết bị chủ

4 Bổ sung loại thiết bị vòng từ trong băng 9kHz-30MHz tại phụ lục I hoặc II do thiết bị vòng từ được liệt kê trong QCVN 55 vì vậy loại thiết bị này sẽ cần phải chứng nhận/công bố hợp quy

Tuy nhiên mã HS của thiết bị vòng từ trong QCVN 55: 2023 không hoàn toàn phù hợp với mã HS trong dự thảo cho các loại thiết bị SRD trong băng tần này đặc biệt là thiết bị vòng từ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận và công bố hợp quy sẽ không biết sản phẩm của mình thuộc phụ lục I, II hay được miễn chứng nhận/công bố hợp quy

5 Xem xét lại Thời điểm áp dụng thông tư do Theo Thông tư 10/2023/TT-BTTTT, nhiều loại sanrp hẩm áp dụng được miễn áp dụng các tham số đo trong điều kiện khắc nghiệt tại QCVN 55: 2011/BTTTT đến 30/6/2024 và từ 01/7/2024 có thể áp dụng luôn QCVN 55: 2023/TT-BTTTT.

Tuy nhiên hiện tại dự thảo dừng 10/2023/TT-BTTTT ngay từ 01/4/2024, nghĩa là Doanh nghiệp được yêu cầu tiếp tục đo kiểm các tham số trong điều kiện tới hạn của QCVN 55: 2011/BTTTT từ 01/4/2024 đến 30/6/2024 và tiếp tục đo kiểm QCVN 55: 2023/TT-BTTT từ 01/2024 sẽ gây tốn kém, và tắc nghẽn lưu thông do phong lab trong nước đang quá tải.

STT

Nội dung góp ý

Số hiệu QCVN liên quan

Lý do

1

Rà soát danh sách các chú thích

NA

Thiếu chú thích “***”

2

Đã bỏ radar 72GHz dung QCVN 124, xin đề nghị bỏ thêm Radar SRD 61 GHz

QCVN 123

Chưa có phong thử nghiệm có thể đo được

3

Tiếp tục cho phép sử dụng kết quả đo vô tuyến của module để xin chứng nhận hơp quy cho thiết bị chủ.

NA

Tham số vô tuyến của thiết bị chủ và module không thay đổi. Chỉ có kết quả EMC của module có thể khác kết quả EMC của thiết bị chủ

tải file đính kèm - 24 ngày trước

Người gửi: TuanMT

Email:[email protected]

1 Rà soát danh sách các chú thích do thiếu chú thích “***” 2 Đã bỏ radar 72GHz dung QCVN 124, xin đề nghị bỏ thêm Radar SRD 61 GHz do chưa có phong thử nghiệm có thể đo được QCVN 123 3 Tiếp tục cho phép sử dụng kết quả đo vô tuyến của module để xin chứng nhận hơp quy cho thiết bị chủ. Do Tham số vô tuyến của thiết bị chủ và module không thay đổi. Chỉ có kết quả EMC của module có thể khác kết quả EMC của thiết bị chủ 4 Bổ sung loại thiết bị vòng từ trong băng 9kHz-30MHz tại phụ lục I và II do thiết bị vòng từ được liệt kê trong QCVN 55 vì vậy loại thiết bị này sẽ cần phải chứng nhận/công bố hợp quy Tuy nhiên mã HS của thiết bị vòng từ trong QCVN 55: 2023 không hoàn toàn phù hợp với mã HS trong dự thảo cho các loại thiết bị SRD trong băng tần này đặc biệt là thiết bị vòng từ Tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận và công bố hợp quy sẽ không biết sản phẩm của mình thuộc phụ lục I, II hay được miễn chứng nhận/công bố hợp quy 5 Xem xét lại Thời điểm áp dụng thông tư do Theo Thông tư 10/2023/TT-BTTTT, nhiều loại sanrp hẩm áp dụng được miễn áp dụng các tham số đo trong điều kiện khắc nghiệt tại QCVN 55: 2011/BTTTT đến 30/6/2024 và từ 01/7/2024 có thể áp dụng luôn QCVN 55: 2023/TT-BTTTT. Tuy nhiên hiện tại dự thảo dừng 10/2023/TT-BTTTT ngay từ 01/4/2024, nghĩa là Doanh nghiệp được yêu cầu tiếp tục đo kiểm các tham số trong điều kiện tới hạn của QCVN 55: 2011/BTTTT từ 01/4/2024 đến 30/6/2024 và tiếp tục đo kiểm QCVN 55: 2023/TT-BTTT từ 01/2024 sẽ gây tốn kém, và tắc nghẽn lưu thông do phong lab trong nước đang quá tải.

tải file đính kèm - 28 ngày trước

Người gửi: Lê Nguyên Đán

Email:[email protected]

Xin được gửi tới quý Bộ lời chào trân trọng và hợp tác. Trước tiên chúng tôi muốn bày tỏ lòng cám ơn và sự vui mừng khi nhận được văn bản 5955/BTTTT-KHCN ngày 29/11/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông «v/v lấy ý kiến dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung thông tư số 04/2023/TT-BTTTT quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn ». Đây là cơ hội lớn để chúng tôi có cơ hội trình bày những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thông tư đồng thời cũng giúp cho cơ quan quản lý cấp trên có thể nắm rõ thực tiễn để đưa ra những chính sách, giải phải phù hợp nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của Thông tư khi ban hành.

Nhân cơ hội quý báu này chúng tôi cũng xin đưa một số vấn đề lớn mà bản thân doang nghiệp chúng tôi đang rất băn khoăn trong quá trình thực hiện.

1- Về công tác thử nghiệm. Hiện nay chúng tôi đang gặp khó khăn lớn trong quá trình thử nghiệm sản phẩm. Do các bài đo trong điều kiện khắc nghiệt khá phức tạp đòi hỏi phải có sự hỗ trợ rất nhiều từ hãng sản xuất để có thể cung cấp được mẫu thử nghiệm đủ điều kiện (đấu điện, đấu dẫn). Các yêu cầu này lại càng vô cùng khó khăn đối với những lô hàng phải chứng nhận theo phương thức 7 (do mẫu thử được lấy từ chính lô hàng nên không được đấu điện, đấu dẫn để đảm bảo tính đồng nhất của lô hàng).

2- Dòng đời của những sản phẩm công nghệ thường rất ngắn trong khi thời gian thử nghiệm kéo dài từ 1 đến 2 tháng do năng lực của các phòng đo còn hạn chế. Riêng đối với QCVN 117 :2020/BTTTT có công nghệ GSM hiện tại chỉ có 1-2 phòng đo thử nghiệm được.

3- Chúng tôi xin phép được bày tỏ thêm một mối quan ngại đáng kể về chi phí kiểm thử 5G tại Việt Nam đang cao hơn so với các quốc gia khác. Điều này không những tạo ra gánh nặng tài chính mà còn gây khó khăn trong việc nhập khẩu các dòng điện thoại tầm trung 5G, một phân khúc đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Sự chênh lệch về chi phí không chỉ đi ngược lại với xu hướng phổ biến hiện nay mà còn ảnh hưởng trực tiếp và tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các nhà nhập khẩu trong nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự cạnh tranh gay gắt, việc duy trì một môi trường kinh doanh hợp lý và cạnh tranh là cực kỳ quan trọng. Chúng tôi kính mong rằng cơ quan quản lý nhà nước sẽ xem xét lại mức chi phí hiện tại, đặc biệt là trong lĩnh vực kiểm thử công nghệ 5G, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của thị trường điện thoại thông minh trong nước và bảo đảm sự cạnh tranh công bằng.

Trên đây là một số khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện thông tư nhằm đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật của công ty chúng tôi. Rất mong nhận được sự quan tâm, xem xét và hướng dẫn từ Quý Bộ trong thời gian sớm nhất.