Hôn nhân ngoài giá thú là gì

Con ngoài giá thú là con sinh ra giữa những người không có quan hệ hôn nhân với nhau; giữa những người chưa có vợ/chồng với những người đã có vợ chồng hay giữa những người đã có vợ/chồng nhưng lại sinh con với những người đã có vợ/chồng khác. Do đây là những mối quan hệ không được công nhận là hôn nhân hợp pháp nên con ngoài giá thú không được thừa nhận là con chung của vợ chồng. Vậy, khi đăng ký khai sinh, con ngoài giá thú có được khai sinh mang họ cha không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp vấn đề này.

1. Họ của con ngoài giá thú khi đăng ký khai sinh

Như đã đề cập ở trên, con ngoài giá thú không được thừa nhận là con chung của vợ chồng. Điều này đi cùng với việc trong nhiều trường hợp đứa con được sinh ra nhưng chưa được xác định cha. Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch có ghi nhận trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ, bao gồm:

+ Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống;

+ Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.

Theo điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, việc xác định họ của trẻ em được quy định như sau: “Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán”.

Theo đó, khi đăng ký khai sinh cho trẻ, nếu không xác định được người cha thì họ của con được xác định theo mẹ. Còn trong trường hợp người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì việc nhận con và việc đăng ký khai sinh sẽ được kết hợp giải quyết. Khi đó, họ tên con sẽ được xác định theo thỏa thuận của cha mẹ, nếu không có thỏa thuận hoặc không thể thỏa thuận được thì xác định theo tập quán.

Như vậy, con ngoài giá thú vẫn có thể được khai sinh mang họ cha nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con và giữa cha mẹ có thỏa thuận về việc lấy họ của người cha làm họ của đứa trẻ.

2. Thủ tục xác nhận quan hệ cha – con

Trong trường hợp người cha cần làm thủ tục xác nhận quan hệ cha – con để từ đó có thể thỏa thuận lựa chọn họ cho con, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Cụ thể, khi làm thủ tục xác nhận quan hệ cha – con cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

+ Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch (gồm một trong các văn bản sau: văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; giấy cam đoan về việc sinh; việc mang thai hộ theo quy định pháp luật);

+ Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này (gồm một trong các văn bản sau: Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định, cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con; thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng).

Đối với các giấy tờ khác, trình tự giải quyết được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 của Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 của Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bài viết trên đây có nội dung “Con ngoài giá thú có được khai sinh mang họ cha không?”. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc có vấn đề pháp lý khác về hôn nhân gia đình, tranh chấp quyền nuôi con, chia tài sản khi ly hôn,.. cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến tổng đài 0915.27.05.27 để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.

CÔNG TY LUẬT NHÂN HÒA

Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, p. Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Hotline: 0915.27.05.27

Email:

Trân trọng!

Hiện nay ngày càng nhiều người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không muốn đăng kí kết hôn. Thậm chí, họ có con chung nhưng không đăng ký kết hôn (thường gọi là con ngoài giá thú). Đến khi hai người chia tay nhau thì ai sẽ là người có quyền và trách nhiệm nuôi con (con ngoài giá thú)? Đây là thắc mắc của nhiều khách hàng đã gửi về bộ phận tư vấn thủ tục ly hôn  mong Luật Thái An tư vấn. Chúng tôi sẽ trình bầy cụ thể về vấn đề nuôi con ngoài giá thú dưới đây:

Câu hỏi của khách hàng về người có quyền nuôi con ngoài giá thú như sau:

Chào luật sư. Tôi tên là Phạm Như Ngọc, 26 tuổi, hiện đang cư trú tại Phủ Lý. Tôi có một thắc mắc như sau mong được luật sư giải đáp giúp cho:

Tôi và bạn trai cùng chung sống đến nay đã được 3 năm nhưng chưa đăng ký kết hôn. Chúng tôi hiện đã có một bé gái 2 tuổi. Xin hỏi luật sư, nếu giờ chúng tôi chia tay thì bé con sẽ do ai nuôi? Con còn bé như vậy liệu tôi là mẹ thì có dành được hoàn toàn quyền nuôi con không?

Luật Thái An trả lời câu hỏi về vấn đề nuôi con ngoài giá thú:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Về vấn đề ai được nuôi con ngoài giá thú, chúng tôi xin trả lời như dưới đây:

Cơ sở pháp lý để trả lời câu hỏi của bạn về người có quyền nuôi con ngoài giá thú là các văn bản pháp lý sau:

Có con chung nhưng không đăng ký kết hôn thì đứa trẻ được coi là con ngoài giá thú.

Con ngoài giá thú là một khái niệm không có trong quy định của pháp luật. Trong tiếng Hán, “ giá” là xuất giá, “thú” là hôn thú, “giá thú” là việc con trai và con gái kết hôn trở thành vợ chồng. Có thể hiểu “giá thú” có ý nghĩa tương tự với thuật ngữ “hôn nhân” trong Luật Hôn nhân và gia đình.

Như vậy, có thể hiểu con trong giá thú là con được sinh ra trong thời kì hôn nhân hợp pháp, còn con ngoài giá thú là con được sinh ra khi bố mẹ không đăng ký kết hôn.

Theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình, nếu hai chủ thể không đăng ký kết hôn, hôn nhân không được coi là hợp pháp và sẽ không được pháp luật bảo vệ. Tuy vậy, để đảm bảo lợi ích cho con sinh ra khi bố mẹ không có hôn nhân hợp pháp (con ngoài giá thú) được pháp luật bảo vệ, pháp luật vẫn có những quy định để đảm lợi ích cho con ngoài giá thú khi bố mẹ không thể sống chung cùng nhau nữa.

Theo khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền nuôi con khi hai bên sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (con ngoài giá thú) như sau:

 “1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”

Đối chiếu quy định tại Điều 15 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

“Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”

Theo đó, việc xác định quyền nuôi con ngoài giá thú được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Bởi vậy, quyền nuôi con trong trường hợp con ngoài giá thú này được quy định như sau:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

=> Như vậy, trường hợp hai bạn chưa kết hôn nhưng có con chung (con ngoài giá thú) thì người nuôi con sẽ do hai bạn thỏa thuận.

Trường hợp không thỏa thuận được về người nuôi con ngoài giá thú thì Tòa án quyết định giao con ngoài giá thú cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con ngoài giá thú.

==>>> Xem thêm:Quyền nuôi con khi ly hôn

Trong trường hợp của bạn, bạn và bạn trai chưa đăng ký kết hôn và giờ muốn chia tay, khi có tranh chấp về quyền nuôi con (con ngoài giá thú) thì bạn cần yêu cầu ra Tòa án.

Khoản 2 Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“Điều 53. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn

1.Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”

Như vậy, nếu bố mẹ không đăng ký kết hôn mà yêu cầu ly hôn, Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng, yêu cầu về con (con ngoài giá thú) sẽ được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con: cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên.

Về nguyên tắc, căn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, bạn và bạn trai cần thỏa thuận trước ai là người trực tiếp nuôi con (con ngoài giá thú). Trong trường hợp hai người không thể thỏa thuận, Tòa án sẽ xem xét các căn cứ như điều kiện vật chất, điều kiện tinh thần…để quyết định người trực tiếp nuôi con ngoài giá thú.

Tuy nhiên, theo thông tin bạn đã cung cấp, con ngoài giá thú của bạn mới 2 tuổi, tương đương với 24 tháng, căn cứ vào khoản 3 Điều 81 của Luật này, con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi con (trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con).

Do đó, để có thể giành được quyền nuôi con ngoài giá thú, bạn cần đảm bảo về các điều kiện về vật chất, tinh thần, đảm bảo thật tốt cho cuộc sống của con thì khả năng giành được quyền nuôi con ngoài giá thú mới càng cao.

===>>> Xem thêm: Tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn

Có thế có sự thay đổi về người nuôi con ngoài giá thú khi có một trong hai căn cứ sau:

  • Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con ngoài giá thú phù hợp với lợi ích của con
  • Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp thăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con ngoài giá thú.

Chúng tôi xin kết luận câu trả lời cho câu hỏi về con ngoài giá thú của bạn như sau:

Trường hợp hai bạn chưa kết hôn nhưng có con chung (con ngoài giá thú) thì người nuôi con ngoài giá thú sẽ do hai bạn thỏa thuận.

Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con ngoài giá thú cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Tuy nhiên, vì con ngoài giá thú của bạn mới 2 tuổi nên con ngoài giá thú sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi (trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con ngoài giá thú).

Lưu ý, quy định này cũng được áp dụng trong trường hợp con ngoài giá thú của một trong hai bên hoặc cả hai bên đã kết hôn

Trên đây là phần tư vấn về vấn đề người có quyền nuôi con ngoài giá thú ?

Để được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể về nuôi con ngoài giá thú, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình hoặc số điện thoại luật sư tư vấn ly hôn của Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

Ngoài ra, nếu bạn cần thực hiện các thủ tục ly hôn một cách nhanh chóng thì hãy tìm tới bộ phận chuyên tư vấn  ly hôn nhanh của chúng tôi để được giúp đỡ. 

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Hôn nhân ngoài giá thú là gì

Giám đốc tại Công ty Luật Thái An

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh là thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

* Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

Hôn nhân ngoài giá thú là gì