Tại sao bị mưng mủ

Xã hội phát triển, nhu cầu về thẩm mỹ và thời trang ngày các tăng cao nên không khó tránh khỏi những rủi ro trong suốt quá trình! Hiện tượng bị mưng mủ sau khi bấm khuyên tai cũng nằm trong số đó.

Nguyên nhân bị mưng mủ sau khi bấm lỗ tai

Tại sao bị mưng mủ
Tai bị mưng mủ sau khi bấm gây cảm giác đau đớn, khó chịu.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến vết bấm của tai bị mưng mủ, sưng tây và gây cảm giác đau đớn cho bạn có thể kể đến như:

  • Đi bấm lỗ tai ở những cơ sở y tế không được đảm bảo về chất lượng và uy tín.

  • Các dụng cụ phục vụ công tác bấm khuyên tai không được khử khuẩn trước khi đem vào sử dụng.

  • Tự xỏ lỗ tai bằng kim tại nhà sẽ dễ gây mưng mủ do nhiều yếu tố chứa vi khuẩn tác động như dụng cụ, môi trường, bàn tay,...

  • Khuyên tai không đảm bảo an toàn, được làm từ vật liệu kém chất lượng và có khả năng gây kích ứng da.

  • Không thường xuyên vệ sinh vết thương đúng cách sau khi bấm lỗ tai.

  • Mọi người hay có thói quen và xu hướng sử dụng tay chưa qua khử khuẩn để chạm vào vết thương hở, đang lành. Điều này có thể dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm, mưng mủ hay thậm chí nhiễm trùng và tạo ra các khối áp xe nguy hiểm. Vì các vi khuẩn, vi trùng xuất hiện trên bề mặt tay thừa cơ hội nhanh chóng thâm nhập vào vùng da thương tổn đang rất nhạy cảm.

  • Đeo khuyên quá chật cũng là một trong số các nguyên do khiến bạn rơi vào tình huống không mong muốn này.

Cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ đơn giản và hiệu quả

Giữ nguyên vị trí khuyên tai

Nhiều người thường hay tháo ngay khuyên tai khi phát hiện các dấu hiệu vết thương bị sưng tấy và bắt đầu mưng mủ. Tuy nhiên, hành động này có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến vết thương và gây thêm các thương tổn khiến bạn phải chịu đựng thêm nhiều cơn đau dai dẳng. Nên đặc biệt lưu ý chỉ được phép tháo khuyên trong trường hợp này khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bên cạnh đó, các thao tác làm di chuyển vị trí khuyên tai cũng nên được hạn chế hết mức có thể. Xoay, vặn khuyên tai sẽ làm trầy, xước và khiến vết thương mở miệng trong quá trình lành lại. Hậu quả là các áp xe rất dễ hình thành và để lại biến chứng nghiêm trọng.

Dùng tăm bông hoặc khăn mềm để lau sạch mủ xung quanh tai

Khi tai bị mưng mủ, chảy mủ, bạn không nên để im vì sẽ tạo ra một môi trường khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển tốt. Thay vào đó, hãy dùng tăm bông hoặc loại khăn mềm để lau nhẹ nhàng vết mủ xung quanh vùng tai. Bạn nên đặc biệt lưu ý thay tăm bông và khăn cho hai bên tai khác nhau, vì có thể làm lây lan nguồn vi khuẩn từ tai này sang tai kia.

Tại sao bị mưng mủ
Dùng tăm bông hoặc loại khăn mềm để lau nhẹ nhàng vết mủ xung quanh.

Tuyệt đối không dùng lực hay bất cứ tác động vật lý nào vào vết thương để làm bong tróc vảy. Hành vi này có thể khiến bạn gia tăng nguy cơ nhiễm trùng máu rất cao.

Rửa vết thương bằng dung dịch muối

Một trong những cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ chính là sử dụng dung dịch muối sinh lý để vệ sinh cho vết bấm. Bạn không nên tự ý pha nước muối để vệ sinh vì sẽ không thể tự điều chỉnh hợp lí liều lượng muối và nước.

Dùng bông gòn hoặc gạc vô trùng nhúng vào nước muối sinh lý và bắt đầu vệ sinh nhẹ nhàng vết bấm khuyên. Không được chà xát hay nhấn mạnh khiến vết bấm chịu thêm nhiều thương tổn. Vệ sinh 3 lần mỗi ngày để đảm bảo vết bấm luôn trong trạng thái sạch sẽ.

Chườm gạc ấm để giảm đau

Khi các triệu chứng đau xuất hiện với tần suất dày khiến bạn không thể chịu nỗi, hãy nhanh trí sử dụng gạc thấm nước ấm để chườm vào vết thương. Thao tác này sẽ giúp bạn giảm đau đáng kể. Nhưng nên nhớ sử dụng nước ở nhiệt độ quá cao sẽ gây phản tác dụng đấy nhé!

Sử dụng thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương cũng là cách bấm lỗ tai bị mưng mủ nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên được sự đồng ý và kê toa từ bác sĩ chỉ định để không xảy ra những rủi ro ngoài ý muốn.

Đi khám bác sĩ

Tại sao bị mưng mủ
Cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ tốt nhất là đi thăm khám bác sĩ.

Cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ cho bé cũng như các đối tượng khác tốt nhất vẫn là đi thăm khám ở cơ sở y tế uy tín. Bác sĩ sẽ cho bạn biết tình trạng có quá nghiêm trọng và lên lộ trình hỗ trợ điều trị nếu có. Tuy các phương pháp điều trị là không giống nhau nhưng bạn cứ yên tâm rằng các triệu chứng sẽ nhanh chóng thuyên giảm và vết bấm sẽ được phục hồi lành lặn.

Hiện nay, có rất nhiều cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ nhưng điều quan trọng mà bạn cần chính là thói quen sinh hoạt, vệ sinh vết bấm đúng cách để hỗ trợ quá trình điều trị một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Khánh Vy

Nguồn: Tổng hợp

Đau nhức mưng mủ đầu ngón tay

Ngày đăng: 02/08/2017

Đầu ngón tay trỏ của tôi bị sưng và cương mủ (giống như bị mé), gây đau nhức khó chịu, tôi phải làm thế nào?

Ngọc Quang(Đồng Xoài, Bình Phước)

BS Nguyễn Tuấn Hải:Nhiễm trùng ở đầu ngón tay thường do vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra, trong y học gọi là chín mé. Chín mé khi chưa có mủ, tổn thương mới xuất hiện dấu đỏ ửng trên mặt da, hơi sưng và đau tại chỗ. Có thể thấy nốt phồng mọng nước ở đầu ngón tay. Những vết kim châm hoặc trầy xước ngón tay gây tình trạng sưng, viêm đỏ và đau nhẹ ở kẽ móng tay, quanh hoặc dưới móng tay.

Trong trường hợp xuất hiện mủ ít, chỉ có một chấm mủ hoặc dạng chín mé mọng nước, có thể dùng mũi kim vô trùng khơi đầu giọt mủ rồi nặn sẽ bớt nhức, có thể vạt mỏng lớp da mọng nước để giảm áp lực gây căng, đau. Tuy nhiên, cần lưu ý nên chườm nước nóng bằng cách nhúng ngón tay vào trong nước nóng hoặc lăn ngón tay ngoài chai nước nóng và bảo đảm nguyên tắc vô trùng tại vết thương, rửa cồn y tế, nếu dùng kháng sinh chống nhiễm tùng phải thông qua chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp nặng, mủ đã lan rộng, gây sưng đau nhức hoặc tổn thương nằm ở giữa da và xương đầu ngón tay… gây đau nhức giật theo mạch đập của tim, khiến người bệnh mất ngủ thì phải cảnh giác. Vì đây là loại chín mé đáng sợ, có khả năng ăn vào xương, gây biến chứng viêm xương, viêm khớp hoặc viêm các gân gấp ngón tay, khiến xương bị hoại tử. Nếu không được điều trị đúng, đôi khi phải tháo cắt cụt ngón tay. Vì vậy, trong trường hợp nặng, người bệnh cần đi khám bác sĩ để có cách xử trí phù hợp.

Lưu ý: Người bệnh không nên tự ý dùng kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ. Tránh cử động ngón tay bị chín mé trong thời gian viêm tấy. Khi mưng mủ nên đến bác sĩ ngoại khoa để được chẩn đoán điều trị thích hợp. Khi đã ổn định nên tập luyện cử động để đề phòng cứng khớp, có thể chích ngừa huyết thanh chống uốn ván…

(theo sggp.org.vn)

Lần xem: 126701

Tại sao bị mưng mủ
Go top

Bài viết khác

  • Có cần tiêm vaccine mũi 3, 4 khi đã từng mắc COVID-19 và tiêm mũi 1, 2? ( 11/07/2022)
  • Giải đáp các băn khoăn về tiêm vắc-xin phòng Covid-19. ( 28/04/2022)
  • Bộ Y tế hướng dẫn khám bệnh, chữa bệnh cho người dân sau khi mắc COVID-19. ( 26/04/2022)
  • 10 điều cần biết về vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 -11 tuổi. ( 10/03/2022)
  • Sống cùng F0, làm sao để giảm nguy cơ lây nhiễm? ( 04/03/2022)

Tin nổi bật

  • Tại sao bị mưng mủ

    Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình phòng chống dịch Covid-19 trước nguy cơ dịch bù...

  • Tại sao bị mưng mủ

    Tăng cường phòng chống dịch bệnh đường hô hấp.

  • Tại sao bị mưng mủ

    Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh cúm mùa.

  • Tại sao bị mưng mủ

    Triển khai Khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế bằng Căn cước công dân gắn chíp.

  • Tại sao bị mưng mủ

    Phòng chống dịch bệnh Covid-19 trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại.

Tại sao bị mưng mủ