Hội đồng chức danh giáo sư ngành Giáo dục học

Theo đó, có tổng số 447 ứng viên được các Hội đồng Giáo sư cơ sở xét duyệt chuyển lên 26/28 Hội đồng Giáo sư ngành/liên ngành.

Như trường lệ, Hội đồng Giáo sư ngành Khoa học quân sự và giáo sư ngành Khoa học An ninh không công khai ứng viên.

Trong 26 hội đồng, Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế có nhiều số ứng viên nhất với 59 ứng viên, tiếp đến là Hội đồng Giáo sư ngành Y học có 53 ứng viên, Hội đồng Giáo sư liên ngành Hóa học - Công nghệ thực phẩm với 50 ứng viên.

Hội đồng Giáo sư ngành Tâm lý học, Luyện Kim có số ứng viên ít nhất là mỗi ngành 1 ứng viên.

Số lượng ứng viên ở từng lĩnh vực như sau:

- Hội đồng Giáo sư liên ngành Chăn nuôi-Thú y-Thủy sản: 15 ứng viên.

- Hội đồng Giáo sư ngành Cơ học: 5 ứng viên.

- Hội đồng Giáo sư liên ngành Cơ khí - Động lực: 25 ứng viên.

- Hội đồng Giáo sư ngành Công nghệ Thông tin: 19 ứng viên.

- Hội đồng Giáo sư ngành Dược học: 4 ứng viên.

- Hội đồng Giáo sư liên ngành Điện-Điện tử-Tự động hóa: 22 ứng viên.

- Hội đồng Giáo sư ngành Giao thông Vận tải: 17 ứng viên.

- Hội đồng Giáo sư ngành Giáo dục học: 15 ứng viên.

- Hội đồng Giáo sư liên ngành Hóa học - Công nghệ thực phẩm: 50 ứng viên.

- Hội đồng Giáo sư liên ngành Khoa học Trái đất - Mỏ: 18 ứng viên.

- Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế: 59 ứng viên.

- Hội đồng Giáo sư ngành Luật học: 6 ứng viên.

- Hội đồng Giáo sư ngành Luyện kim: 1 ứng viên.

- Hội đồng Giáo sư ngành Ngôn ngữ học: 3 ứng viên.

- Hội đồng Giáo sư liên ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp: 20 ứng viên.

- Hội đồng Giáo sư ngành Sinh học: 25 ứng viên.

- Hội đồng Giáo sư liên ngành Sử học-Khảo cổ học-Dân tộc học: 2 ứng viên.

- Hội đồng Giáo sư ngành Tâm lý học: 1 ứng viên.

- Hội đồng Giáo sư ngành Thủy lợi: 8 ứng viên.

- Hội đồng Giáo sư ngành Toán học: 17 ứng viên.

- Hội đồng Giáo sư liên ngành Triết học-Xã hội học-Chính trị học: 8 ứng viên.

- Hội đồng Giáo sư liên ngành Văn hóa-Nghệ thuật-Thể dục Thể thao: 9 ứng viên.

- Hội đồng Giáo sư ngành Văn học: 3 ứng viên.

- Hội đồng Giáo sư ngành Vật lý: 27 ứng viên.

- Hội đồng Giáo sư liên ngành Xây dựng-Kiến trúc: 15 ứng viên.

- Hội đồng Giáo sư ngành Y học: 53 ứng viên.

Trong số 26 ngành có ứng viên xét công nhận tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư, các ngành Dược học; Giáo dục học; Luyện kim; Ngôn ngữ học; Tâm lý học; Văn hóa - Nghệ thuật - Thể dục Thể thao; Văn học; liên ngành Xây dựng - Kiến trúc năm nay không có ứng viên nào xét công nhận giáo sư.

Theo công bố từ Hội đồng Giáo sư Nhà nước, năm nay có 447 ứng viên (năm 2020: 542 ứng viên và 2021: 451 ứng viên) được đề nghị xét công nhận chức danh giáo sư và phó giáo sư (51 ứng viên giáo sư và 396 ứng viên phó giáo sư). Số ứng viên này được đề nghị từ tại 26 ngành, liên ngành - nhiều hơn năm trước 1 ngành.

Danh sách chi tiết các ứng viên: Xem tại đây

STT Ngành Ứng viên giáo sư Ứng viên phó giáo sư
1 Chăn nuôi - Thú y - Thủy sản 3 12
2 Cơ học 2 3
3 Cơ khí - Động lực 1 24
4 Công nghệ Thông tin 2 17
5 Dược học 0 4
6 Điện - Điện tử - Tự động hóa 3 19
7 Giao thông Vận tải 2 15
8 Giáo dục học 0 15
9 Hóa học - Công nghệ thực phẩm 3 47
10 Khoa học Trái đất - Mỏ 5 13
11 Kinh tế 6 53
12 Luật học 1 5
13 Luyện kim 0 1
14 Ngôn ngữ học 0 3
15 Nông nghiệp - Lâm nghiệp 1 19
16 Sinh học 2 23
17 Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học 1 1
18 Tâm lý học 0 1
19 Thủy lợi 2 6
20 Toán học 2 15
21 Triết học-Xã hội học-Chính trị học 1 7
22 Văn hóa - Nghệ thuật - Thể dục Thể thao 0 9
23 Vật lý 6 21
24 Xây dựng - Kiến trúc 0 15
25 Y học 8 45
26 Văn học 0 3
  Tổng 51 396

Ứng viên giáo sư, phó giáo sư được đề nghị xét công nhận 2022.

Năm 2021, tổng cộng 640 ứng viên đăng ký và nộp hồ sơ xét công nhận chức danh (88 ứng viên giáo sư, 552 ứng viên phó giáo sư) tại 98 Hội đồng Giáo sư cơ sở.

Sau quá trình đánh giá và xét duyệt, các Hội đồng Giáo sư cơ sở chuyển hồ sơ của 494 ứng viên (66 ứng viên giáo sư và 428 ứng viên phó giáo sư) đủ điều kiện lên xét tại Hội đồng Giáo sư của 27 ngành/liên ngành.

Từ 494 ứng viên, Hội đồng Giáo sư các ngành, liên ngành xem xét loại 79 ứng viên chưa đạt tiêu chuẩn và đề nghị Hội đồng Giáo sư Nhà nước xét 415 ứng viên đạt chuẩn chức giáo sư, phó giáo sư (44 ứng viên giáo sư và 372 ứng viên phó giáo sư).

Sau quá trình xem xét, đánh giá kỹ lưỡng, Hội đồng Giáo sư Nhà nước quyết định công nhận chức danh giáo sư và phó giáo sư cho 405 ứng viên (42 giáo sư và 363 phó giáo sư).

Theo quy trình xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư các đại học sẽ thành lập Hội đồng cơ sở để xét duyệt những ứng viên nộp hồ sơ. Thành viên của Hội đồng sau đó thẩm định hồ sơ, nghe ứng viên trình bày báo cáo khoa học tổng quan, đánh giá về chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra năng lực ngoại ngữ của ứng viên. Sau khi thông qua danh sách ứng viên đủ điều kiện, Hội đồng cơ sở báo cáo kết quả lên Hội đồng Giáo sư Nhà nước.

Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhận danh sách do cơ sở đề xuất, giao cho Hội đồng ngành, liên ngành thẩm định. Sau vòng thẩm định này, Hội đồng nhà nước sẽ xem xét và thông qua danh sách các ứng viên đạt tiêu chuẩn.

Hà Cường

Hội đồng Giáo sư Liên ngành Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học: 0 - 1,0 điểm;

Hội đồng Giáo sư Liên ngành Triết học - Xã hội học - Chính trị học: 0 - 0,75 điểm;

Hội đồng Giáo sư Liên ngành Văn hóa - Nghệ thuật - Thể dục thể thao: 0 - 0,5 điểm;

Hội đồng Giáo sư Ngành Giáo dục học: 0 - 1,0 điểm;

Hội đồng Giáo sư Ngành Luật học: 0 - 0,5 điểm;

Hội đồng Giáo sư Ngành Ngôn ngữ học: 0 - 1,0 điểm;

Hội đồng Giáo sư Ngành Tâm lý học: 0 - 1,0 điểm;

Hội đồng Giáo sư Ngành Văn học: 0 - 1,0 điểm.

Quyết định 42/QĐ-HĐGSNN xem tại đây.

Trân trọng thông báo!

Hội đồng Giáo sư Nhà nước (tên cũ: Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước) là 1 hội đồng quan trọng của ngành giáo dục Việt Nam, là cơ quan có nhiệm vụ, vai trò như trọng tài đề cử, xem xét, thông qua danh sách đề cử, hủy bỏ công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư của Việt Nam.

Mục lục

  • 1 Cơ cấu tổ chức
  • 2 Nhiệm vụ, quyền hạn[1]
  • 3 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành[2]
  • 4 Thành viên nhiệm kì 2018-2023
  • 5 Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước
  • 6 Bê bối
    • 6.1 Đợt phong giáo sư năm 2019
  • 7 Tham khảo
  • 8 Liên kết ngoài

Cơ cấu tổ chứcSửa đổi

  • Hội đồng Giáo sư nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có trách nhiệm xét xét thông qua danh sách công nhận hoặc hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư;
  • Hội đồng Giáo sư nhà nước gồm: Chủ tịch; một Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký; một Phó Chủ tịch phụ trách các nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ; một Phó Chủ tịch phụ trách nhóm ngành khoa học sức khỏe; một Phó Chủ tịch phụ trách các nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn, nghệ thuật, thể dục thể thao và các Ủy viên. Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Nhiệm kỳ của Hội đồng Giáo sư nhà nước là 05 năm;
  • Hội đồng Giáo sư nhà nước có con dấu hình quốc huy, tài khoản riêng và địa điểm làm việc riêng. Kinh phí hoạt động được cấp từ ngân sách nhà nước thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Hội đồng Giáo sư nhà nước có bộ phận giúp việc là Văn phòng và các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành;
  • Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước; Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành; Hội đồng giáo sư cơ sở và Văn phòng hội đồng giáo sư nhà nước.
  • Chủ tịch đầu tiên của hội đồng là giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn.

Nhiệm vụ, quyền hạn[1]Sửa đổi

1. Hội đồng Giáo sư nhà nước tổ chức hướng dẫn hoạt động của các Hội đồng Giáo sư cơ sở và các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành.

2. Tổ chức thu nhận báo cáo của các cơ sở giáo dục đại học, phân loại hồ sơ của ứng viên do các cơ sở giáo dục đại học đề nghị theo ngành, chuyên ngành khoa học, công khai hồ sơ của ứng viên trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư nhà nước và chuyển đến các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành.

3. Xem xét và thông qua danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư do các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề xuất.

4. Xét các trường hợp đặc biệt đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư; xử lý các trường hợp sai sót, thắc mắc trong quá trình xét của các Hội đồng Giáo sư cơ sở và Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành.

5. Xét hủy bỏ công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư của người đã được công nhận nhưng bị phát hiện là không đủ tiêu chuẩn quy định.

6. Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư (nếu có) theo quy định của pháp luật.

7. Tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc định hướng phát triển đội ngũ giáo sư, phó giáo sư; chất lượng đào tạo tiến sĩ và tham gia xây dựng chính sách phát triển đội ngũ giáo sư, phó giáo sư.

Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành[2]Sửa đổi

Gồm 28 Hội đồng:

1. Hội đồng liên ngành Chăn nuôi-Thú y-Thủy sản

2. Hội đồng ngành Cơ học

3. Hội đồng ngành Cơ khí-Động lực

4. Hội đồng ngành Công nghệ thông tin

5. Hội đồng ngành Dược học

6. Hội đồng Điện-Điện tử-Tự động Hóa

7. Hội đồng ngành Giao thông vận tải

8. Hội đồng Giáo dục học

9. Hội đồng liên ngành Hóa học - CN Thực phẩm

10. Hội đồng ngành Khoa học An ninh

11. Hội đồng ngành Khoa học Quân sự

12. Hội đồng liên ngành Khoa học Trái đất - Mỏ

13. Hội đồng ngành Kinh tế

14. Hội đồng ngành Luật học

16. Hội đồng ngành Ngôn ngữ học

17. Hội đồng liên ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp

18. Hội đồng ngành Sinh học

19. Hội đồng liên ngành Sử học - Khảo cổ - Dân tộc học

20. Hội đồng ngành Tâm lý học

21. Hội đồng ngành Thủy lợi

22. Hội đồng ngành Toán học

23. Hội đồng liên ngành Triết học-Chính trị học-Xã hội học

24. Hội đồng liên ngành Văn hóa-Nghệ thuật -Thể dục thể thao

25. Hội đồng ngành Văn học

26. Hội đồng ngành Vật lý

27. Hội đồng liên ngành Xây dựng - Kiến trúc

28. Hội đồng ngành Y học

Thành viên nhiệm kì 2018-2023Sửa đổi

  • Chủ tịch Hội đồng

GS. TS. Phùng Xuân Nhạ (đến 05/2021)[3]

PGS. TS. Nguyễn Kim Sơn (từ 05/2021)[4]

  • Phó Chủ tịch Hội đồng

GS. TSKH. VS. Châu Văn Minh (Phụ trách nhóm ngành khoa học tự nhiên, kĩ thuật và công nghệ)

GS. TS. Nguyễn Quang Thuấn (Phụ trách nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn, nghệ thuật, thể dục thể thao)

GS. TS. Lê Quang Cường

  • Ủy viên Hội đồng [5]
  1. GS. TS. Nguyễn Thanh Phương
  2. GS. TSKH. Nguyễn Đông Anh, ngành Cơ học[6]
  3. GS. TSKH. Bành Tiến Long, Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó Chủ tịch Tổng hội Cơ khí Việt Nam[7]
  4. GS. TS. Nguyễn Thanh Thủy, Phó Hiệu trưởng Đại học Công nghệ, nguyên Giám đốc trung tâm Tính toán hiệu năng cao, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội [8]
  5. GS. TS. Lê Quan Nghiệm, ngành Y Dược[9]
  6. GS. TSKH. Hồ Đắc Lộc, Chủ tịch Hội đồng giáo sư liên ngành Điện - Điện tử - Tự động hóa năm 2019[10]
  7. GS. TS. Phạm Huy Khang
  8. GS. TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc
  9. GS. TSKH. Trần Văn Sung
  10. GS. TS. Trần Minh Hưởng, Chủ tịch Hội đồng giáo sư ngành Khoa học An ninh
  11. GS. TS. Trần Hữu Phúc
  12. GS. TS. Mai Trọng Nhuận, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội[8]
  13. GS. TS. Trần Thọ Đạt
  14. GS. TS. Đào Trí Úc
  15. GS. TS. Nguyễn Trọng Giáng
  16. GS. TS. Mai Ngọc Chừ
  17. GS. TS. Bùi Chí Bửu
  18. GS. TS. Phan Tuấn Nghĩa
  19. GS. TS. Vũ Minh Giang, Tiến sĩ Khoa học Lịch sử, Phó chủ tịch Hội khoa học lịch sử (2016)[11][12]
  20. GS. TS. Vũ Dũng, Chủ tịch Hội tâm lý học Xã Hội Việt Nam nhiệm kỳ 2018 - 2023[13]
  21. GS. TS. Trần Thục
  22. GS. TSKH. Lê Tuấn Hoa
  23. GS. TS. Phạm Văn Đức
  24. GS. TS. Tạ Ngọc Tấn
  25. GS. TS. Lã Nhâm Thìn
  26. GS. TS. Nguyễn Hữu Đức
  27. GS. TS. Nguyễn Việt Anh
  28. GS. TS. Đặng Vạn Phước

Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nướcSửa đổi

Chánh văn phòng: ông Trần Anh Tuấn [14]

Bê bốiSửa đổi

Đợt phong giáo sư năm 2019Sửa đổi

Trong đợt phong giáo sư vào cuối tháng 11 năm 2019, Hội đồng vấp phải sự phản đối của một số ứng viên giáo sư bị đánh trượt mặc dù tổng số điểm công trình nghiên cứu khoa học lọt vào top cao gấp đôi các ứng viên khác và cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn đặt ra. Nguyên nhân do các thành viên hội đồng diễn giải khác nhau về quy định "không hướng dẫn đủ" nghiên cứu sinh tiến sĩ.[14]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ http://hdgsnn.gov.vn/tin-tuc/chuc-nang-nhiem-vu_364. Truy cập ngày 06/8/2020
  2. ^ http://hdgsnn.gov.vn/tin-tuc/co-cau-to-chuc_413. Truy cập ngày 06/8/2020
  3. ^ “Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2018 - 2023”.
  4. ^ “Ông Nguyễn Kim Sơn làm Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước”.
  5. ^ “Công bố 28 Ủy viên Hội đồng giáo sư nhà nước”.
  6. ^ “Giới thiệu chung về khoa Cơ học và Tự động hoá”. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2019.
  7. ^ “GS.TSKH.NGND Bành Tiến Long”. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2019.[liên kết hỏng]
  8. ^ a b “Bổ nhiệm GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng trường ĐHCN”. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2019.
  9. ^ “Lê Quan Nghiệm”. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2019.
  10. ^ “GS.TSKH. Hồ Đắc Lộc được bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng giáo sư nhà nước, Chủ tịch Hội đồng giáo sư liên ngành Điện - Điện tử - Tự động hóa”. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2019.
  11. ^ “Chuyên gia Lịch sử: 'Sau 30 năm, Việt Nam cần bước nhảy vọt mới'. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2019.
  12. ^ “Search Results Web results GS.TSKH Vũ Minh Giang: tận hiến với đời, tận tâm với quê”. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2019.
  13. ^ “GS.TS Vũ Dũng tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam”. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2019.
  14. ^ a b Quý Hiên. “Xét công nhận giáo sư, phó giáo sư lại 'dậy sóng'”. báo Thanh niên. 2019-11-25. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2019.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Trang chủ Hội đồng Giáo sư Nhà nước