Học công nghệ may ở đâu

công nghệ may thi khối gì? các trường đào tạo ngành công nghệ may? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cụ thể về những tổ hợp môn xét tuyển đối với ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) tại một số trường đào tạo ngành này uy tín

Con người không thể tồn tại mà thiếu những nhu cầu tối thiểu về ăn, mặc, ở. Chính vì điều đó, các ngành học về may mặc, thời trang được ra đời. Ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) là gì? Ra trường làm gì? là câu hỏi đầu tiên và quan trọng nhất đối với những ai đang muốn tìm hiểu, theo đuổi ngành học hấp dẫn này.

Học công nghệ may ở đâu
Học công nghệ may ở đâu
Học công nghệ may ở đâu

Hiểu một cách đơn giản, Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) là ngành nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu về may mặc, thời trang của con người với những sản phẩm đa dạng được thực hiện thông qua hệ thông Sản xuất công nghiệp hiện đại, vừa đảm bảo về thẩm mỹ vừa đảm vảo về sản lượng sản xuất.

Hiện nay, may mặc không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người mà còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Dệt may là ngành có năng lực cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế, là ngành xuất khẩu chủ lực của ngành công nghiệp Việt Nam trong những năm qua,Theo học ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may), sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực may và thời trang để làm cơ sở cho việc áp dụng những nguyên lý kỹ thuật và các kỹ năng thực hành vào quá trình tổ chức triển khai sản xuất công nghiệp, khả năng thiết kế đồ họa trang phục. sử dụng tốt các phần mềm chuyên ngành về thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ, thêu vi tính và quản lý sản xuất ngành may, những kỹ năng tổ chức và quản lý sản xuất may công nghiệp…

Bên cạnh đó, khi theo học tại các trường đại học uy tín có đào tạo ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) như trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Bách khoa TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH),… sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng về quản lý, Kinh doanh dịch vụ hàng may mặc, thời trang, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, tiếp thị trong lĩnh vực kinh doanh hàng may mặc.Học ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) ra trường làm gì?Thống kê cho thấy tính đến nay, ngành Dệt may Việt Nam có khoảng 2,5 triệu lao động, dự kiến đến năm 2025 số lao động sẽ tăng lên thành 5 triệu. Tại TP. Hồ Chí Minh, nhu cầu lao động tăng thêm cho ngành Dệt may đến năm 2015 khoảng 19.500 lao động, đến năm 2020 khoảng 20.250 lao động, trong đó nhu cầu tăng thêm về đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên và nhà thiết kế lần lượt là 500 và 1.000 người. Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân lực của các doanh nghiệp dệt may có xu hướng yêu cầu cao hơn về trình độ nghề, giảm số lao động chưa qua đào tạo. Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) với mức lương vô cùng hấp dẫn cùng với chế độ ưu đãi tốt.

Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) có thể làm việc ở nhiều bộ phận trong các công ty tập đoàn may mặc tùy theo trình độ và khả năng như:Làm việc ở phòng thiết kế, phòng kỹ thuật, phòng nghiên cứu mẫu, phòng phát triễn mẫuĐảm nhận công việc chỉ đạo kỹ thuật, công tác chuẩn bị sản xuấtQuản lý và điều hành sản xuất kinh doanhQuản lý chất lượng sản phẩm trong ngành may, nhân viên quản lý đơn hàngLập kế hoạch sản xuất, kiểm tra, đánh giá chất lượng quy trình sản xuất sản phẩmĐịnh mức giá cho sản phẩmTổ chức quản lý sản xuất những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ của ngành mayDẫn dắt một bộ phận nhỏ: chuyển trưởng, may mẫuHoặc có thể mở nhà xưởng hoặc tiệm may cho bản thânĐể tự tin nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn này, song song với kiến thức chuyên ngành, việc trang bị thêm những kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm là một yêu cầu không thể thiếu đối với sinh viên ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may). Ngoài ra, một số trường còn chú trọng đến việc trang bị cho sinh viên những kỹ năng mềm cần thiết khác bên cạnh chương trình đào tạo chính khóa.

Ngành Công nghệ may xét tuyển những tổ hợp môn nào?
Được học ngành mình yêu thích tại một ngôi trường uy tín, có tổ hợp môn xét tuyển phù hợp với thế mạnh bản thân luôn là mong muốn của hầu hết thí sinh trước ngưỡng cửa đại học. Dưới đây là thông tin dự kiến về các tổ hợp môn xét tuyển ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) tại những trường đào tạo ngành này có chất lượng tốt đang được nhiều thí sinh, phụ huynh tin tưởng lựa chọn hiện nay.Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM xét tuyển ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) theo 2 tổ hợp môn (Toán, Lý, Hóa) và (Toán, Lý, Tiếng Anh).Năm 2017, trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) tuyển sinh ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) với 4 tổ hợp môn gồm: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh), C01 (Toán, Văn, Lý).Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM xét tuyển ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) với 3 tổ hợp môn (Toán, Lý, Hóa), (Toán, Văn, Anh) và (Toán, Lý, Anh).

Phương thức xét tuyển ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may)
Như vậy, ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) xét tuyển những tổ hợp môn khá đa dạng, phong phú tại các trường. Về phương thức xét tuyển, có điểm chung là tất cả các trường nói trên đều sử dụng những tổ hợp môn này để xét tuyển ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) theo phương thức xét tuyển kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Trong khi đó, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thực hiện sơ tuyển học bạ với: tổng điểm trung bình học bạ 2 môn Toán + Văn (5 học kỳ) từ 11 điểm trở lên (thang điểm 10), thí sinh phải đạt yêu cầu này mới được xét tuyển điểm thi THPT quốc gia vào trường. Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM cũng thực hiện sơ tuyển học bạ với thí sinh có hạnh kiểm đạt từ loại khá trở lên và có các điểm trung bình năm học lớp 10, năm học lớp 11 và điểm trung bình học kỳ 1 của lớp 12 đều từ 6,5 trở lên, sau đó thí sinh  đạt yêu cầu này mới xét tuyển điểm thi THPT quốc gia vào trường.  ngành công nghệ may xet tuyển những môn nàoĐại học Công nghệ tphcm (HUTECH) xét tuyển ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) theo 2 phương thức

Riêng Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) tuyển sinh ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) từ năm 2017 theo 2 phương thức: xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia (không qua sơ tuyển) và xét tuyển học bạ THPT. Đối với phương thức xét tuyển theo học bạ THPT, HUTECH chỉ xét tuyển kết quả học tập năm học lớp 12, điều kiện xét tuyển cụ thể là: tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.
Sau khi đã biết ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may)​ xét tuyển những tổ hợp môn nào, thí sinh cũng nên tìm hiểu thêm về điểm trúng tuyển những năm gần đây của các trường để có thể lựa chọn cho mình một địa chỉ học tập phù hợp cũng như nắm bắt cơ hội trúng tuyển đại học cao nhất. Đối với Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM, trường đại học đứng tốp đầu về đào tạo ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may), điểm trúng tuyển ngành này năm 2015 là khoảng 23-26 điểm. Điểm trúng tuyển năm 2016 các ngành của Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) – trường được nhiều thí sinh lựa chọn nhờ ưu thế về hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, cơ hội Thực tập phong phú – là vào khoảng 15 đến 18 điểm cho tất cả các tổ hợp môn xét tuyển. Còn điểm trúng tuyển của trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM vào khoảng 29 đến 31 điểm (trong đó điểm môn Toán nhân hệ số 2)

Ngành Công nghệ dệt, may (Công nghệ may) là ngành trang bị kiến thức về kỹ thuật cắt – may, khuôn mẫu, máy móc và thiết bị ngành may mặc…đáp ứng nhu cầu về may mặc, thời trang của con người. Với những sản phẩm đa dạng, vai trò của ngành là vừa đảm bảo về thẩm mỹ vừa đảm vảo về sản lượng sản xuất, năng lực cạnh tranh khi tham gia xuất khẩu

Tổng hợp

Ngành Công nghệ dệt may hiện nay được coi là ngành mũi nhọn trong sự phát triển kinh tế tại Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về ngành học này giúp các bạn thí sinh dễ dàng lựa chọn.

1. Tìm hiểu ngành Công nghệ dệt may

  • Ngành Công nghệ dệt may (hay Công nghệ may) là ngành chuyên sâu về lĩnh vực may mặc, thỏa mãn nhu cầu may mặc, thời trang của con người. Ngành Công nghệ may đưa ra những sản phẩm thời trang đa dạng, chất lượng thông qua những hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ lại đảm bảo về chất lượng sản xuất.
  • Chương trình đào tạo ngành Công nghệ dệt may trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực may và thời trang để làm cơ sở cho việc áp dụng những nguyên lý kỹ thuật và các kỹ năng thực hành vào quá trình tổ chức triển khai sản xuất công nghiệp, khả năng thiết kế đồ họa trang phục. sử dụng tốt các phần mềm chuyên ngành về thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ, thêu vi tính và quản lý sản xuất ngành may, những kỹ năng tổ chức và quản lý sản xuất may công nghiệp…
  • Theo học ngành Công nghệ dệt may, sinh viên sẽ có những kiến thức cơ bản về mỹ thuật và thẩm mỹ trong lĩnh vực may mặc; biết phương pháp thiết kế và may thành thạo các loại sản phẩm may cơ bản, biến kiểu, nâng cao; thiết kế thành thạo và triển khai được các đơn hàng may công nghiệp. Ngoài ra, người học có khả năng nhận biết, phân loại, sử dụng và bảo quản các loại nguyên phụ liệu may; có các kiến thức cơ bản về trang thiết bị ngành may, biết phương pháp vận hành và bảo trì thiết bị...
Học công nghệ may ở đâu
Những thông tin cần thiết về ngành Công nghệ dệt may

2. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ dệt may

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Công nghệ may trong bảng dưới đây.

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Lý luận chính trị, quản trị học

2

3

Giáo dục quốc phòng-an ninh

4

Ngoại ngữ

5

Cơ sở và cốt lõi ngành

1

Kỹ thuật điện

2

Kỹ thuật nhiệt

3

4

Sức bền vật liệu

5

Cơ học kỹ thuật

6

Nguyên lý máy

7

Nhập môn kỹ thuật dệt may

8

9

Quản lý chất lượng dệt may

10

11

12

Vật liệu dệt may

13

Thực hành kiểm tra và phân tích vật liệu dệt may

14

An toàn lao động và môi trường dệt may

15

Cấu trúc vải

16

Cơ sở mỹ thuật sản phẩm dệt may

17

Đồ án thiết kế

Tự chọn theo chuyên ngành Công nghệ sản phẩm may

1

Công nghệ gia công sản phẩm may

2

3

Thiết kế sản phẩm may theo đơn hàng

4

5

6

7

Công nghệ sản xuất sản phẩm may

8

Thiết kế công nghệ quá trình sản xuất may

9

10

Tin học ứng dụng trong sản xuất công nghiệp may

11

Công nghệ SP may từ vật liệu đặc biệt

12

Tổ chức lao động trong công nghiệp may

13

Đo lường may

14

15

Xử lý hoàn tất sản phẩm may

16

Phân tích hóa học sản phẩm dệt may

17

Đồ án thiết kế nhà máy may

18

Tự chọn theo chuyên ngànhThiết kế sản phẩm may và thời trang

1

Công nghệ gia công sản phẩm may

2

3

Thiết kế sản phẩm may theo đơn hàng

4

5

6

7

8

Thực hành thiết kế trang phục

9

Tin học ứng dụng trong thiết kế sản phẩm may

10

11

12

Thiết kế trang phục chuyên dụng

13

14

Tin học ứng dụng trong tạo mẫu sản phẩm may

15

Thiết kế phát triển sản phẩm may

16

Đồ án phát triển sản phẩm may

17

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Công nghệ dệt may

- Mã ngành: 7540204

- Ngành Công nghệ dệt may xét tuyển tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • A01 (Toán, Lý, Anh)
  • D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • C01 (Toán, Văn, Lý)

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Công nghệ dệt may

Điểm chuẩn ngành Công nghệ dệt may năm 2019 dao động khoảng từ 15 điêm đến 23 điểm tùy theo từng trường. Các trường đại học sẽ căn cứ vào điểm thi THPT Quốc gia để xét tuyển.

Học công nghệ may ở đâu
Điểm chuẩn ngành Công nghệ dệt may bao nhiêu?

5. Các trường đào tạo ngành Công nghệ dệt may

Để theo học ngành Công nghệ dệt may (ở một số trường là ngành Công nghệ may), các bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Nam:

6. Cơ hội việc làm trong ngành Công nghệ dệt may

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên theo học ngành Công nghệ may có thể làm việc ở nhiều bộ phận trong các công ty về may mặc tùy theo trình độ và khả năng như:

  • Trở thành nhà thiết kế, thợ may;
  • Quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý thương hiệu thời trang;
  • Giám sát quy trình sản xuất;
  • Làm việc tại phòng thiết kế, phòng kỹ thuật, phòng phát triển nghiên cứu mẫu;
  • Đảm nhận các công việc chỉ đạo kỹ thuật, các công tác chuẩn bị sản xuất;
  • Thực hiện việc sản xuất và điều hành sản xuất kinh doanh;
  • Quản lý chất lượng sản phẩm trong ngành may;
  • Nhân viên quản lý đơn hàng xuất nhập khẩu;
  • Lập kế hoạch sản xuất, kiểm tra chất lượng quy trình sản xuất sản phẩm;
  • Định mức giá cho sản phẩm và tổ chức quản lý sản xuất đối với những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ;
  • Xây dựng thương hiệu riêng cho mình để phát triển.
Học công nghệ may ở đâu
Cơ hội sau khi ra trường học ngành Công nghệ dệt may ra sao?

7. Mức lương làm việc trong ngành Công nghệ dệt may

Mức lương của công nhân may hiện nay đang có xu hướng tăng theo các năm. Bên cạnh đó, mức lương cũng sẽ quy định tùy theo vị trí làm việc, cụ thể như sau:

  • Mức lương trung bình đối với sinh viên mới ra trường sẽ dao động khoảng từ 5 triệu đến 8 triệu đồng/tháng. Đây là mức lương khá cao so với các ngành nghề khác.
  • Khi đã có kinh nghiệm, tay nghề, mức lương có thể lên đến 8 triệu đến 12 triệu đồng/tháng. Đây là mức lương đối với vị trí quản lý, tổ trưởng hoặc giám sát.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ dệt may

Để làm việc trong ngành Công nghệ dệt may cần phải có được những tố chất như là người yêu thích hoạt động, nghiên cứu, công cụ, luôn tuân thủ các quy định. Tuy nhiên các bạn thí sinh cần phải xem xét những tố chất dưới đây xem có phù hợp với bản thân mình hay không:

  • Học khá những môn Khoa học tự nhiên

Đây là một trong những tố chất quan trọng và tố chất này yêu cầu bạn cần phải có một tư duy logic, có khả năng tính toán và cách làm việc khoa học, có khả năng để thiết kế những sản phẩm may mặc… Như vậy, bạn sẽ dễ dàng trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất dành cho bộ phận, doanh nghiệp để có thể dự toán cũng như thiết kế một cách chính xác nguồn lực nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất.

  • Thích học hỏi, tìm tòi và đam mê

Ngành Công nghệ dệt may là ngành chuyên về kỹ thuật chính vì vậy theo học ngành này bạn cần phải có sự học học, ham học và đam mê về kỹ thuật. Đây chính là yếu tố cũng như là nền tảng giúp bạn thành công trong lĩnh vực này. Ngành Công nghệ dệt may đòi hỏi bạn phải không ngừng học hỏi để có thể thích ứng được với công nghệ cũng như kiến thức mới. Như vậy bạn cần phải xem tố chất này của mình như thế nào để lựa chọn ngành học phù hợp.

  • Có kỹ năng làm việc theo nhóm

Kỹ năng làm việc theo nhóm sẽ giúp bạn thành công hơn trong công việc là những tố chất không thể thiếu đối với người lao động. Cho dù làm việc tại bất kỳ bộ phần nào thì luôn cần phải có sự hợp tác cũng như khả năng làm việc theo nhóm để chia sẻ cũng như học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Mặt khác, khi đã trở thành cán bộ quản lý bạn cũng cần phải có kỹ năng động viên và kiểm soát nhân viên của mình để đảm bảo đạt được mục tiêu của nhóm.

  • Chịu được áp lực công việc

Trong sản xuất một vấn đề quan trọng nữa chính là yếu tố kỷ luật cũng như chịu được áp lực công việc. Nếu như bạn là người không có tính kỷ luật, cẩn thận, ngăn nắp thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc, năng suất chung của bộ phận, tổn hại thậm chí gây nên tại nạn lao động. Chịu được áp lực công việc, có tính kiên nhẫn sẽ giúp bạn hoàn thành được nhiệm vụ cũng là một trong những yếu tố cần thiết để bạn có thể thành công trong ngành nghề này.

Qua những thông tin trong bài viết giới thiệu về ngành Công nghệ dệt may, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về ngành này và có cơ sở lựa chọn một ngành học phù hợp với bản thân.