Hình thức của hợp đồng đại diện cho thương nhân là gì

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, thương nhân không nhất thiết phải trực tiếp thực hiện mọi công việc, mà có thể ủy quyền cho người khác để giao cho những người khác, nhưng vẫn dưới danh nghĩa của mình. Việc sử dụng đại diện thương mại tiết kiệm thời gian, nhân lực thương nhân còn có thể phòng tránh những rủi ro nhất định do còn chưa có kinh nghiệm, chưa hiểu biết về thị trường. Vậy hợp đồng đại diện thương mại như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết sau!

Hình thức của hợp đồng đại diện cho thương nhân là gì

Hợp đồng đại diện thương mại (Cập nhật 2021)

Theo Khoản 1, Điều 134, Bộ luật Dân sự 2015 có quy định: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.” Người đại diện phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.

Đại diện thương mại là người được ủy thác kinh doanh của một thương nhân trong phạm vi một địa phương (Toàn quốc, tỉnh, khu vực) với quyền hạn là được độc lập giao dịch, thương lượng, ký kết hợp đồng mua, bán, thuê tài sản, thuê nhân viên … thay mặt và phục vụ lợi ích của nhà kinh doanh.

Hợp đồng đại diện thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên đại diện nhận ủy nhiệm của bên giao đại diện để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của bên giao đại diện và được hưởng thù lao về việc làm đại diện.

Hợp đồng đại diện thương mại, đại diện cho thương nhân có các đặc điểm sau:

– Chủ thể của hợp đồng đại diện cho thương nhân phải là thương nhân

Hợp đồng đại diện cho thương nhân được giao kết giữa hai chủ thể: bên giao đại diện và bên đại diện. Bên giao đại diện là thương nhân, ủy quyền cho thương nhân khác thay mặt và nhân danh mình thực hiện các hoạt động thương mại. Bên đại diện cũng là thương nhân, nhận ủy quyền của thương nhân khác để thực hiện hoạt động thương mại trong phạm vi được ủy quyền và được hưởng thù lao về việc đại diện.

– Khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch vụ cho khách hàng, bên đại diện nhân danh bên giao đại diện chứ không nhân danh chính mình. Bản chất của quan hệ đại diện cho thương nhân là quan hệ ủy quyền trong dân sự. Vì thế, khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với khách hàng, bên đại diện nhân danh bên giao đại diện chứ không nhân danh chính mình. Hợp đồng do bên đại diện thiết lập với khách hàng trong phạm vi thẩm quyền đại diện trực tiếp mang lại quyền, nghĩa vụ pháp lý cho bên giao đại diện.

Như vậy, bên giao đại diện vừa là chủ thể của hợp đồng đại diện với bên đại diện, vừa là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch vụ với khách hàng.

– Hợp đồng đại diện cho thương nhân là hợp đồng dịch vụ thương mại, theo đó bên đại diện thực hiện công việc đại diện cho thương nhân (bên giao đại diện) để hưởng một khoản tiền thù lao.

Khi hoàn thành công việc của mình, bên đại diện sẽ được hưởng khoản tiền thù lao từ bên giao đại diện. Còn bên giao đại diện sẽ được thụ hưởng các tiện ích mà hoạt động đại diện của bên đại diện mang lại, cụ thể, bên giao đại diện sẽ bán được hàng hóa, cung ứng được dịch vụ của mình cho khách hàng mà không phải trực tiếp tìm kiếm, lựa chọn, lôi kéo khách hàng.

– Hợp đồng đại diện cho thương nhân có giá trị trong suốt thời gian bên đại diện làm đại diện cho bên giao đại diện trong việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với khách hàng.

Cũng giống như đại lý thương mại, quan hệ đại diện cho thương nhân là quan hệ mang tính thời hạn chứ không phải mang tính vụ việc như quan hệ môi giới hay ủy thác mua bán hàng hóa. Vì thế, hai bên ràng buộc nhau không phải trong một công việc cụ thể, mà trong thời gian bên đại diện cung cấp dịch vụ đại diện cho bên giao đại diện.

Trong thời gian này, khi hợp đồng đại diện cho thương nhân đang có hiệu lực, mọi hành vi của bên đại diện xác lập với khách hàng trong phạm vi thẩm quyền đại diện đều mang lại quyền, nghĩa vụ pháp lý cho bên giao đại diện.

– Về hình thức, hợp đồng đại diện thương mại phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Theo Điều 142 Luật Thương mại 2005, hình thức của hợp đồng đại diện cho thương nhân là văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương như điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu (là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử) và các hình thức thông tin điện tử khác.

Hợp đồng đáp ứng nhu cầu ủy quyền cho người khác làm người đại diện thương mại của doanh nghiệp, là cơ sở quy định quyền và nghĩa vụ của hai bên, đảm bảo hai bên thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình.

Hợp đồng đại diện thương mại là cơ sở pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận về phương thức giải quyết tranh chấp giữa hai bên nếu có tranh chấp xảy ra.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

***

HỢP ĐỒNG ĐẠI DIỆN

Số:………/HĐĐD

– Căn cứ Luật thương mại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Căn cứ Nghị định……./CP ngày…….tháng……..năm……. của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật thương mại.

– Căn cứ…………….. (văn bản hướng dẫn các cấp các ngành). – Căn cứ quyết định số………./TLDN ngày……tháng……. Năm……

– Căn cứ ………..

BÊN UỶ NHIỆM: CÔNG TY………..

– Địa chỉ trụ sở chính:………..

– Điện thoại:……Telex:………. Fax: ……

– Tài khoản số:……. Mở tại ngân hàng:……..

– Đại diện là:…… Chức vụ:…………

Trong hợp đồng này gọi tắt là bên A.

BÊN ĐẠI DIỆN: CHI NHÁNH CÔNG TY……….

– Địa chỉ trụ sở chính:……..

– Điện thoại:…….Telex:…….. Fax:……….

– Đại diện là:…………… Chức vụ:………….

Trong hợp đồng này gọi tắt là bên B .

Sau khi bàn bạc, thảo luận hai bên đi đến thống nhất ký hợp đồng môi giới với những nội dung và điều khoản sau:

Điều 1: Công việc ủy nhiệm cho bên đại diện

Bên A ủy nhiệm cho bên B làm đại diện với danh nghĩa Công ty ……………. để bán các sản phẩm vật liệu xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thuộc tỉnh (có ….. danh mục hàng hóa đính kèm)

Tên gọi: Chi nhánh công ty thương mại & dịch vụ Hùng Minh- TNHH

Địa chỉ: …….

Người được đại diện: ……….

Ông (bà):………chức vụ: Trưởng chi nhánh

Cùng các ông bà có tên sau đây

Ông (bà):……… Chức vụ: ……….

Ông (bà):…… Chức vụ: ……..

Điều 2: Phạm vi đại diện

Bên B soạn thảo các hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng trình để bên A xem xét, ký kết.

Bên A ủy quyền cho bên B lập và ký kết hợp đồng mua bán với khách hàng sau khi đã được bên A đồng ý với từng điều khoản cụ thể.

Bên B chỉ được thực hiện hợp đồng sau khi khách hàng trình hợp đồng đãký với bên A. Trong trường hợp khác phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của bên A thì bên B mới được tiến hành thực hiện hợp đồng.

Bên B không được tự ý đại diện cho bên A ngoài phạm vi các hoạt động đã được quy định trong hợp đồng này.

Điều 3: Mức thù lao

  1. Mức thù lao bên A trả cho bên B hàng tháng được quy định như sau:

Trưởng chi nhánh mức: đồng/ tháng.

Kế toán mức: đồng/ tháng.

Thủ quỹ mức: đồng/ tháng.

Thủ kho mức: đồng/ tháng.

  1. Nếu bên B chủ động khai thác thị trường và tìm bạn hàng để thực hiện các hợp đồng mua bán thì bên A sẽ trích thưởng theo tỷ lệ là: % cho mỗi hợp đồng và phân chia thù lao đó theo tỷ lệ sau:

Trưởng chi nhánh là: %

Kế toán là: %

Thủ quỹ và thủ kho là: %

Mọi chi phí hợp lý, hợp lệ khác tại văn phòng đại diện phục vụ cho hoạt động vì lợi ích của bên A thì bên B được dự chi trước và được quyết toán 6 tháng 1 lần với định mức bình quân là:………đồng/ tháng ( triệu/năm).

Điều 4: Điều khoản chung

Bên B có nghĩa vụ phải thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa vì lợi ích của bên A, không được xúc tiến các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc các hoạt động mang tính chất cạnh tranh đối với bên A.

Trong thời gian làm đại diện cho bên A, bên B không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên A trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn là …… năm, kể từ khi hợp đồng đại diện chấm dứt.

Bên B cam kết tuân thủ mọi hướng dẫn về nghiệp vụ kinh doanh ngành hàng của bên A phù hợp với các quy định của pháp luật và bảo vệ những bí quyết về kinh doanh do bên A chỉ dẫn.

Bên A cam kết thanh toán thù lao đầy đủ cho bên B theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng

Điều 5: Trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng

Hai bên có thể thỏa thuận và ghi vào hợp đồng tỷ lệ đối với từng mức phạt cụ thể.

Điều 6: Điều khoản về tranh chấp

Hai bên chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi gì phát sinh , các bên phải kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng , bình đẳng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản ghi toàn bộ nội dung).

Trường hợp có nội dung tranh chấp không tự giải quyết được thì hai bên thống nhất sẽ khiếu nại tới Tòa án, trọng tài (nêu tên cơ quan giải quyết) là cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc này.

Các chi phí về kiểm tra, xác minh và lệ phí tòa án, trọng tài do bên có lỗi chịu.

Điều 7: Thời gian có hiệu lực của hợp đồng

Thời gian mà bên A ủy quyền cho bên B thực hiện các hoạt động thương mại có giá trị trong vòng 12 tháng kể từ ngày tháng năm

Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng sau đó ngày tại ……..văn phòng của bên A.

Hợp đồng này được làm thành bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ bản.

      ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                ĐẠI DIỆN BÊN B

     (Ký tên, đóng dấu)                                                                  (Ký tên, đóng dấu)

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Hợp đồng đại diện thương mại” mà ACC gửi tới quý khách hàng bao gồm việc giải thích đại diện thương mại là gì, hợp đồng đại diện thương mại là gì, mục đích của hợp đồng đại diện thương mại, và đặc biệt ACC gửi tặng quý khách hàng mẫu hợp đồng đại diện thương mại. Đây là một quá trình đòi hỏi phải hiểu biết sâu rộng về các quy định của pháp luật, hãy liên hệ với chúng tôi để được giúp đỡ.