Đối tượng dự thi ghi như thế nào

Hồ sơ ĐKDT THPT quốc gia năm 2019 gồm những gì?

Bì đựng phiếu ĐKDT có dán ảnh, Phiếu số 1, Phiếu số 2, Hướng dẫn ghi phiếu ĐKDT THPT quốc gia và xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng.Bản sao 2 mặt Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân trên 1 mặt của tờ giấy A42 ảnh 4x6 kiểu chân dung, chụp trong vòng 6 tháng. Mặt sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh. 2 ảnh này đựng trong phong bì nhỏ.

Bạn đang xem: Đối tượng dự thi là gì

-Ngoài ra, phải dán thêm 1 ảnh vào vị trí đã xác định ở mặt trước bì đựng phiếu ĐKDT.Trước khi ghi hồ sơ, thí sinh cần xác định rõ mục đích của việc tham dự kỳ thi THPT quốc gia; tra cứu thông tin về mã Sở Giáo dục, mã tỉnh/huyện, mã xã/phường, mã trường THPT, đối tượng ưu tiên tuyển sinh, khu vực tuyển sinh.

Ghi phiếu đăng ký dự thi THPT Quốc gia và xét tuyển Đại học như thế nào là chính xác?

Phần A. Thông tin cá nhân: 

Phần A gồm các thông tin: họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, dân tộc, số Chứng minh nhân dân hoặc số thẻ Căn cước công dân, hộ khẩu thường trú, nơi học THPT hoặc tương đương, điện thoại, địa chỉ liên hệ.Thí sinh điền đầy đủ thông tin bằng chữ in hoa có dấu, bằng số hoặc bằng chữ viết thường theo yêu cầu cụ thể của từng mục. Thông tin điền vào cần rõ ràng, dễ đọc, không tẩy xóa.

Đặc biệt, ở mục Nơi học THPT hoặc tương đương, thí sinh cần ghi rõ tên lớp 12 đang học; thí sinh tự do ghi “TDO”. Ở mục Hộ khẩu thường trú, thí sinh được hưởng ưu tiên xét tốt nghiệp hoặc xét tuyển Đại học, Cao đẳng theo hộ khẩu thường trú tại các xã/phường đặc biệt khó khăn cần khai chính xác mã xã, phường. Phần B. Thông tin ĐKDT

Trước khi điền phần B, thí sinh cần xác định rõ mục đích của việc tham dự kỳ thi và đăng ký bài thi (đối với học sinh hoặc thí sinh chưa tốt nghiệp THPT) hoặc môn thi thành phần (đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT).Phần B gồm các thông tin: mục đích ĐKDT, cụm thi, nơi ĐKDT, bài thi ĐKDT. Thí sinh điền thông tin bằng cách đánh dấu X vào ô bên cạnh thông tin tương ứng. Lưu ý, năm 2019, thí sinh ĐKDT bài thi nào phải tham gia đủ các bài thi đó, nếu không tham gia sẽ không được xét công nhận tốt nghiệp). 

Đối tượng dự thi ghi như thế nào

Phần C. Thông tin xét công nhận tốt nghiệp THPT Phần C gồm các thông tin đăng ký miễn thi ngoại ngữ, đăng ký môn xin bảo lưu. Học sinh THPT hoặc thí sinh chưa tốt nghiệp THPT điền thông tin vào các mục này. Nếu không có yêu cầu miễn thi ngoại ngữ hoặc không có môn xin bảo lưu thì bỏ trống.Thí sinh đã tốt nghiệp THPT thì bỏ qua phần này.

Đối tượng dự thi ghi như thế nào

Trong Phần D ngoài các trường thông tin: đối tượng ưu tiên tuyển sinh, khu vực tuyển sinh, năm tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và thông tin đối với thí sinh dự thi để xét liên thông lên Đại học, Cao đẳng là Thí sinh sẽ làm theo hướng dẫn như:

1/ Thuộc đối tượng ưu tiên nào thì khoanh tròn vào số tương ứng, sau đó ghi ký hiệu vào 2 ô bên cạnh, 2/ Thí sinh không thuộc đối tượng ưu tiên thì để trống.

Xem thêm: Mình Là Gì Của Nhau Lời Bài Hát Mình Là Gì Của Nhau, Lời Bài Hát Mình Là Gì Của Nhau

3/ Thí sinh thuộc khu vực tuyển sinh nào thì khoanh tròn vào số tương ứng, sau đó ghi ký hiệu vào 2 ô bên cạnh.

4/ Thí sinh tốt nghiệp THPT năm nào thì ghi đủ 4 chữ số của năm đó vào 4 ô bên cạnh và

5/ Nếu thí sinh dự thi để xét liên thông lên Đại học, Cao đẳng thì ghi thông tin bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng, nếu không thì bỏ trống phần này. Phần quan trọng hơn hết, giữ vai trò quan trọng là điền thông tin xét tuyển vào bảng đăng ký Nguyện vọng xét tuyển vào đại học và các trường cao đẳng, trung cấp (đào tạo sư phạm).Trước khi điền phần này, thí sinh cần tra cứu mã trường Đại học muốn xét tuyển. Mã trường viết bằng ba chữ cái in hoa. Ví dụ, mã trường Đại học Hàng hải Việt Nam là HHA; mã trường Đại học Hải phòng là THP…Sau mã trường, thí sinh nhất thiết phải điền mã ngành/nhóm ngành; tên ngành và tổ hợp xét tuyển. Việc làm này không chỉ đòi hỏi thí sinh điền chính xác mà phải có chiến lược đăng ký nguyện vọng một cách thông minh nhất: trường nào, ngành nào mà mình yêu thích nhất và phù hợp năng lực nhất sẽ "đặt bút" ở vị trí đầu tiên. Theo kinh nghiệm từ năm 2018, những trường đại học được ưu tiên lựa chọn hàng đầu là các đại học lớn, uy tín, đa ngành, có truyền thống đào tạo và sở hữu những điều kiện vượt trội về cơ sở vật chất.

Để chính xác nhất, thí sinh tham khảo mức điểm trúng tuyển của các ngành tuyển sinh trên website của từng trường cụ thể. Ví dụ: nếu muốn xét tuyển vào trường Đại học Hàng hải Việt Nam, có thể tra cứu tại: http://ttmn.mobi/huongdan/diem-trung-tuyen-dai-hoccao-dang.vmu

Để tra cứu mã chuyên ngành của trường Đại học Hàng hải Việt Nam các bạn có thể tra tại đây: http://ttmn.mobi/huongdan/2019-thong-bao-tuyen-sinh-dai-hoc-he-chinh-quy-nam-2019.vmu

Đối tượng dự thi ghi như thế nào

Cuối cùng, để hoàn tất hồ sơ, thí sinh cần ghi rõ ngày tháng năm làm hồ sơ, ký tên, dán ảnh 4x6 có xác nhận của trường (nếu đang là học sinh, sinh viên) hoặc xác nhận của Công an xã/phường (đối với thí sinh tự do đang cư trú tại địa phương). 

Khi thí sinh nộp hồ sơ, nơi thu hồ sơ giữ lại bì đựng phiếu Đăng ký dự thị, Phiếu số 1, bản sao CMND hoặc Thẻ căn cước công dân và 2 ảnh, trả lại phiếu số 2 cho thí sinh sau khi đã ký và đóng dấu xác nhận. Thí sinh lưu giữ phiếu số 2 này để nhận Giấy báo thi, Giấy chứng nhận kết quả thi.

Lời kết

Điền hồ sơ đăng ký dự thi THPT Quốc gia 2019 và xét tuyển vào các trường, ngành học yêu thích không chỉ đúng mà còn phải thông minh trên cơ sở tham khảo nguồn tin cậy và nghiêm túc nhất. Việc chọn đúng một trường đại học phù hợp sẽ giúp bạn có những trải nghiệm tuyệt vời suốt những năm tháng đại học, có được việc làm tốt sau này.

Đối tượng dự thi bao gồm những người đã học hết chương trình THPT hoặc chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT, hoặc đã học hết chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT...

Đối tượng dự thi là gì?

Đối tượng dự thi là những người đã học hết chương trình lớp 12 muốn thi THPT quốc gia; các thí sinh muốn thi tuyển lên đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, kể từ năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức kỳ thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng.\\

Căn cứ theo quy chế thi THPT quốc gia, đối tượng dự thi được quy định như sau:

  • Đối tượng dự thi là những thí sinh đã học hết chương trình THPT hoặc chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT(gọi chung là chương trình THPT) trong năm tổ chức kỳ thi.
  • Đối tượng dự thi là những thí sinh đã học hết chường trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước; người đã tốt nghiệp THPT; người đã tốt nghiệp trung cấp; các đối tượng khác đươc Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép dự thi (gọi chung là thí sinh tự do).

Đối tượng dự thi ghi như thế nào
Đối tượng dự thi được quy định dựa theo quy chế thi THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều kiện dự thi THPT là gì?

Theo Quy chế thi THPT quốc gia, điều kiện dự thi được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 1 và Khoản 5 Điều 2, Thông tư 04 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Các đối tượng dự thi không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi; đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ, đúng thủ tục, đúng thời hạn.

+ Thí sinh lớp 12 (đã học hết chương trình THPT hoặc chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT) phải đảm bảo thêm các điều kiện được đánh giá, xếp loại ở lớp 12; hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên, học lực không bị xếp loại kém. Riêng đối với thí sinh thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự do có hướng dẫn ở chương trình Giáo dục thường xuyên thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm.

+ Thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT ngoài quy định ngoài quy định là các đối tượng dự thi không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi; đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ, đúng thủ tục, đúng thời hạn còn phải đảm bảo các điều kiện:

  • Đã tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS);
  • Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 đảm bảo khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm đủ điều kiện về học lực theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
  • Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận không vi phạm pháp luật.

Đối tượng dự thi ghi như thế nào
Điều kiện dự thi THPT quốc gia không trong thời gian bị cấm thi...

Đối tượng được cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi THPT quốc gia

Trường hợp được cộng 0,25 điểm ưu tiên:

  • Thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh mất sức lao động dưới 81% (áp dụng với Giáo dục thường xuyên). 
  • Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%.
  • Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động.
  • Con Anh hùng LLVT, con Anh hùng lao động, con Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
  • Dân tộc thiểu số.
  • Người dân tộc Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên (tính đến ngày tổ chức kỳ thi) ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135.
  • Ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ.
  • Ở thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Ủy ban Dân tộc, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 2/3 thời gian học cấp THPT.
  • Người bị nhiễm chất độc màu da cam; con của người bị nhiễm chất độc màu da cam.
  • Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hoá học.
  • Con của người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945.
  • Người có tuổi đời từ 35 tuổi trở lên, tính đến ngày thi.

Trường hợp được cộng 0,5 điểm ưu tiên:

  • Người thuộc dân tộc thiểu số, có hộ khẩu thường trú tại xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã An toàn khu (ATK) thuộc điện đầu tư của chương trình 135.
  • Ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ.
  • Ở thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Ủy ban Dân tộc, đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (đối với Giáo dục thường xuyên).
  • Con của liệt sĩ; con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Trường hợp được cộng điểm khuyến khích:

+ Đoạt giải cá nhân kỳ thi học sinh giỏi bộ môn văn hóa lớp 12

  • Giải nhất, nhì, ba cấp quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh: 2,0 điểm.
  • Giải khuyến khích cấp quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh: 1,5 điểm.
  • Giải ba cấp tỉnh: 1,0 điểm.

+ Đoạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn Vật lí, Hoá học, Sinh học; thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế do ngành Giáo dục phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THPT.

  • Đoạt giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc Huy chương Vàng: 2,0 điểm.
  • Giải khuyến khích quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh hoặc Huy chương Bạc:1,5 điểm.
  • Giải ba cấp tỉnh hoặc Huy chương Đồng:1,0 điểm.

Lưu ý: Giải đồng đội chỉ tính cho giải quốc gia, mức điểm cộng thêm giống như giải cá nhân. Học sinh đạt nhiều giải khác nhau chỉ được hưởng mức cộng điểm của giải cao nhất.

+ Được cấp Giấy chứng nhận nghề

  • Loại giỏi: 2,0 điểm.
  • Loại khá: 1,5 điểm.
  • Loại trung bình: 1,0 điểm.

+ Nếu học viên Giáo dục thường xuyên có chứng chỉ Ngoại ngữ A hoặc Tin học A trở lên (kể cả kỹ thuật viên): được cộng thêm 1,0 điểm cho mỗi loại chứng chỉ.

Trên đây là những thông tin về đối tượng dự thi, điều kiện dự thi THPT mà Trường Trung cấp Trường Sơn tổng hợp. Mọi thông tin chi tiết liên hệ trực tiếp đến địa chỉ:

TRƯỜNG TRUNG CẤP TRƯỜNG SƠN

Địa chỉ: Số 164 - Phan Chu Trinh - TP.Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk

Điện thoại: (0262) 3.553.779 - 8.554.779 - 8.553.779