Hạt chanh leo bao nhiêu ngày thành cây con năm 2024

Thời điểm này mùa mưa đã bắt đầu, lượng sinh khoáng trong nước mưa cũng giúp cây chanh dây, chanh leo phát triển xanh và tự nhiên hơn. Bên cạnh đó, bà con nông dân cũng giảm được đáng kể công tưới tiêu cho cây.

Trồng cây từ bầu tách sẵn

Dùng dụng cụ cắt bầu nilong hoặc bầu nhựa nhanh chóng, thao tác gọn và tránh làm bể bầu đất.

Bới một lỗ chính giữa hốc cây, đặt cây ngay ngắn, khoảng cách mặt bầu nên đặt bằng hoặc cao hơn một chút so với mặt đất.

Lấp lớp đất và nén nhẹ quanh gốc sau khi đặt để cố định bầu cây vững.

Tưới nước ngay cho cây để quen với đất mới và cây không bị héo, đồng thời đất sẽ được chèn đầy hơn, không để rễ bị hở gây khô rễ. Tưới nước thường xuyên để không bị chết cây mới.

Nếu những ngày trồng là ngày nắng to, nhiệt cao thì nên che nắng bằng các tấm lưới nilon đen, xanh đậm hoặc các loại tàu dừa, cành cây … để cây có thời gian hút nước đủ và làm quen quang hợp.

Bồn cây rộng 1m, thành bồn khoảng 20-40cm để tiện việc tưới tiêu cho mùa hanh khô. Lưu ý vun bồn gọn gàng để không bị đọng nước gây hại cho các loại cây.

Trồng cây bằng hạt

Khi trồng bằng hạt, công đoạn này không quá phức tạp. Hạt tươi của chanh dây nảy mầm nhanh và chắc hơn so với hạt khô.

Tách hạt ngay từ quả tươi, dùng vải xô chà nhẹ cho mất lớp áo vỏ bên ngoài.

Phơi khô 3-4 ngày sau đó mang ngâm rửa lại lần nữa và đem hong khô trong bóng râm.

Nếu mang gieo ngay, hạt sẽ nảy mầm khoảng từ 10-20 ngày sau đó.

Nếu muốn bảo quản thì cất trong hộp kín bỏ ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quản hạt nửa năm. Sau khi hạt nảy mầm và cây con phát triển cao tầm 10cm, có thể thực hiện tách trồng như trồng bằng bầu cây.

Trong quá trình trồng, lưu ý những điều sau:

Làm cỏ thường xuyên ít nhất 4 – 5 lần 1 năm, thường xuyên giữ vườn thông thoáng, hạn chế được các loại côn trùng, sâu bệnh gây hại.

Tăng hiệu quả phân bón.

Phần bồn và sát gốc nên làm cỏ bằng tay để hạn chế tối đa tác động bộ rễ.

Khi cây cao được 0,8 – 1m, tiến hành bấm ngọn để cây sinh cành thứ cấp.

Giữ lại từ 3 đến 5 cành có tình trạng khỏe mạnh và tỏa đều các hướng trên giàn.

Vào giai đoạn cây bắt đầu phủ giàn, cần thường xuyên cắt tỉa các cành yếu, có dấu hiệu bị sâu bệnh.

Trong giai đoạn mùa mưa cần phải vặt bỏ các lá già, lá sát gốc nhằm tăng khả năng quang hợp và gây ức chế giúp cây ra nhiều hoa hơn, hạn chế được sâu bệnh ẩn nấp./.

Với màu sắc bắt mắt cùng hương vị chua chua, ngọt mát, thơm dịu, chanh leo là thức uống yêu thích của rất nhiều người. Loại quả này có nguồn vitamin A, vitamin C, sắt, kali và các thành phần dinh dưỡng rất có lợi cho sức khoẻ.

Cách trồng chanh leo rất đơn giản, chỉ cần một chút thời gian bạn sẽ có một giàn chanh rất sai quả như này.

Hạt chanh leo bao nhiêu ngày thành cây con năm 2024

Trước khi bắt tay vào trồng, cùng nhau tìm hiểu một chút về đặc tính của cây để có thể chăm sóc cho đúng.

Cây chanh leo hay còn gọi là cây chanh dây, cây lạc tiên, cây mác mác là dạng cây thân leo, đa niên, nửa gỗ, dễ trồng, phát triển mạnh và không cần chăm bón quá nhiều. Thân cây tròn, lá mọc xen, viền lá có răng cưa nhỏ, có tua cuốn và có thể bám vào bất cứ chỗ nào. Quả chanh leo hình cầu, chín có mầu tím sẫm. Hạt chanh leo có lớp cơm nhầy bao quanh làm cho chanh có mùi thơm lạ, lại bổ xung thêm chất xơ.

Nhiệt độ trồng thích hợp đối với cây chanh leo là từ 16 - 30 độ C. Cây cần có ánh nắng đầy đủ, khí hậu ấm áp và khuất gió. Chanh leo có thể trồng được trên mọi địa hình, nhưng thích hợp nhất với loại đất thoáng xốp, giàu hữu cơ như đất thịt nhẹ, đất đỏ bazan, feralit, cát cổ. Mùa thu đông rất thích hợp để bắt đầu dự án trồng chanh leo tại nhà các bạn nhé.

1. Chuẩn bị

Bạn cần chuẩn bị như sau:

- Đất trồng

- Hạt giống/cây giống.

2. Cách trồng:

Loại cây này có thể trồng bằng hạt hoặc dâm cành đều được. Dưới đây là hướng dẫn trồng theo hai cách, bạn có thể lựa chọn cách nào phù hợp với mình nhất.

Để thực hiện trồng chanh dây bằng hạt của chúng thì ta cần tiến hành qua các bước sau:

- Mua quả chanh leo làm giống, chọn quả già, mầu tím sẫm và vỏ nhăn nheo một chút.

- Bổ đôi quả chanh, lấy thìa xúc hết hạt ra và rửa sạch phần cơm nhầy bám trên hạt và để ráo nước.

- Lúc này bạn đã có hạt giống rồi nhé, nhưng để hạt nhanh nảy mầm thì có một mẹo nhỏ là bạn nên ngâm những hạt giống này vào trong nước ấm trong khoảng thời gian 24-36 tiếng trước khi đem chúng đi gieo.

Hạt chanh leo bao nhiêu ngày thành cây con năm 2024
Hạt chanh leo dùng để làm giống.

- Bạn lấy hạt gieo vào chậu đất có đường kính khoảng 30cm. Sau đó, phủ một lớp đất mỏng lên trên hạt. Tưới nước đủ ẩm cho cây nảy mầm, ngày khoảng 2 lần.

- Nên gieo hạt ở nơi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, giúp quá trình nảy mầm được diễn ra nhanh hơn.

- Sau khoảng 2 đến 3 tuần thì hạt giống đem gieo sẽ nảy mầm. Sau khoảng 6 tuần trở đi cây đã đạt chiều cao tầm 8cm, lúc này bạn có thể chọn lọc cây con tốt và khỏe để giữ lại trồng.

Nếu trồng từ cây giống:

- Bạn có thể mua cây giống từ chợ cây, về cho đất vào chậu và trồng. Bạn nên chọn cây cao tầm 8-10cm, lá xanh, thân khỏe. Tuy cách này tiết kiệm thời gian nhưng bạn lại bở lỡ giai đoạn được nhìn ngắm cây con lớn lên từng ngày.

3. Làm giàn

Chanh leo là loài cây dây leo nên cần làm giàn. Sau khoảng 3 tháng thì cây sẽ có chiều cao khoảng 70cm, bạn cần chuẩn bị từ trước giao đoạn này để cây một giá đỡ chắc chắn để bám và phát triển.

Hạt chanh leo bao nhiêu ngày thành cây con năm 2024

Hạt chanh leo bao nhiêu ngày thành cây con năm 2024
Giàn chanh leo

Kỹ thuật làm giàn có ảnh hưởng lớn đến việc ra hoa và đậu trái của cây chanh leo. Làm giàn có ưu điềm là dễ chăm sóc, vì thân dây leo, lá, trái đều bám trên một đường thẳng nên rất dễ theo dõi, từ việc tưới nước đến tỉa cành lá, phát hiện sâu bệnh. Bạn có thể làm giàn bằng dây điện, sắt, lưới thép, gỗ đều được, tùy theo khả năng sáng tạo và diện tích trồng của bạn.

Có thể làm giàn theo kiểu giàn mướp hoặc kiểu chữ T. Giàn kiểu chữ T chanh leo phát triển tốt hơn do ánh sáng tiếp xúc bề mặt tán lớn, hạn chế nấm bệnh, giàn cao khoảng 1,8 - 2 m là phù hợp.

4. Cây trưởng thành:

Một buổi sáng thức dậy, bạn sẽ phải ngỡ ngàng khi nhìn thấy hoa chanh leo nở đẹp lung linh rồi bất ngờ phình trái. Từ lúc trồng cho tới lúc cây ra bông hoa đầu tiên thường sẽ từ 5-6 tháng. Hoa của cây chanh dây khá đẹp và thơm, đường kính khoảng từ 6 đếm 10cm, gồm có đài và nhụy hoa màu trắng và phần gốc hoa màu tím sẫm. Điều đặc biệt là cả hoa cái và hoa đực đều nằm cùng trên một bông, chúng sẽ tự thụ phấn cho chính mình.

Hạt chanh leo bao nhiêu ngày thành cây con năm 2024

Hoa chanh leo rất đẹp và thơm.

Chanh leo ra hoa liên tục trong khoảng 5-6 tháng bắt đầu từ tháng 4-5 đến tháng 10-11, tuỳ khí hậu từng vùng. Sau khi ra hoa được 1 tuần hoa sẽ héo và bắt đầu quá trình tạo quả. Quả non mới mọc có màu xanh non. Từ khi hoa trổ đến giai đoạn tạo quả rồi trái chín sẽ mất khoảng 60 - 90 ngày.

Hạt chanh leo bao nhiêu ngày thành cây con năm 2024
Quả non

Quả của cây chanh leo khi chín có hai màu vàng và tím, nhưng hầu hết là màu tím. Quả tròn, đường kính khoảng 5-7cm. Trung bình một giàn chanh dây cho khoảng từ 40 đến 50 trái trong một vụ. Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và chế độ chăm sóc, bạn có thể thu hoạch đến gần trăm quả trong mỗi vụ, nếu trồng trong chậu bạn cũng có thể thu được số lượng khiêm tốn khoảng 30 quả nhé.

Hạt chanh leo bao nhiêu ngày thành cây con năm 2024
Quả chín

5. Chăm sóc:

- Tưới nước: Chanh dây là loại cây cần độ ẩm cao, lượng nước nhiều và thường xuyên vì vậy thường tưới 2 ngày 1 lần, nhất là vào mùa khô cần tưới lượng nước nhiều hơn sẽ gúp cho cây ra chồi, ra hoa và đậu quả liên tục.

- Cắt tỉa, tạo tán: Khi cây đã lên giàn cần tạo hình, tỉa cành thường xuyên, đặc biệt là tỉa bớt lá vào thời kỳ mùa mưa vừa để hạn chế nấm bệnh phát triển gây hại đồng thời nhằm ức chế sinh trưởng, giúp cây ra nhiều nụ, đậu nhiều trái.

- Cũng giống như những loại cây dây leo khác, chanh leo cũng gặp phải một số loại bệnh mà phổ biến nhất là bệnh đốm nâu. Các nhánh của cây sẽ có những đốm nho nhỏ có màu nâu, dần dần lan rộng và cành sẽ bị héo úa. Ngoài ra cây còn gặp phải một số bệnh như bệnh phấn trắng, bệnh thối quả... bạn cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của sản phẩm để khắc phục những tình trạng này.

6. Bón phân:

Ngoài chế độ chăm sóc thường xuyên như tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, cần bón thêm phân cho cây sau mỗi đợt thu hái và cắt tỉa cành lá nhằm tạo điều kiện cho cây nhanh chóng hồi phục và bù đắp dinh dưỡng đảm bảo cho một đợt ra cành và hoa mới. Theo kinh nghiệm thì bạn nên bón phân đạm, kali cây sẽ xanh tốt, đơm hoa nhiều và rất sai quả.

7. Lưu ý khi trồng:

- Khi trồng chanh dây bạn nên chú ý vào 3 thời điểm là khi cây mới trồng, lúc ra hoa và khi hình thành quả.

- Giai đoạn cây ra hoa đậu quả cần độ ẩm cao, nên ít nhất phải tưới 2 ngày/lần, nếu thiếu nước sẽ làm rụng hoa, rụng quả hoặc quả sẽ teo lại.

- Lúc cây ra hoa bắt đầu đậu quả bạn cần chú ý đến việc tỉa bớt lá chỗ quả mọc để giúp chúng đón nhận ánh sáng giúp chúng chín nhanh hơn.

- Việc cắt tỉa nên được tiến hành thường xuyên. Sau thu hoạch cắt hết tất cả các cành trên mặt giàn đã cho trái. Để lại thân và các cành từ mặt đất tới giàn. Sau đó cây sẽ ra chồi mới, phân cành cấp 2,3 và các cành quả. Nếu chanh dây không được đốn tỉa hoàn toàn vào cuối năm, sang năm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển đặc biệt làm hạn chế đến năng suất.

Đối với nhà phố hoặc nhà có diện tích chật thì bạn vẫn có thể trồng chanh leo vào chậu hoặc làm giàn ở ban công, không những có tác dụng uống mát mà chanh leo còn có tác dụng trang trí nhà bạn thêm xinh nữa đấy.