Gò mối là gì

Quan niệm của ông cha ta từ xưa, bất cứ loài côn trùng nào bay vào nhà hoặc làm tổ trong nhà đều mang theo một điềm báo may rủi, và hiện tượng mối làm tổ trong nhà cũng cũng là một trong những trường hợp cần cảnh giác. Vậy mối làm tổ trong nhà là tốt hay xấu, có điềm báo gì không, tại sao mối lại làm tổ trong nhà, nên hóa giải ra sao?… Hãy cùng chúng mình tìm hiểu tất cả những thắc mắc trên ở nội dung bài viết dưới đây nhé.

Gò mối là gì
Mối làm tổ trong nhà tốt hay xấu

Có nhiều loài côn trùng khi làm tổ trong nhà sẽ đem lại may mắn cho gia chủ, nhưng ngược lại cũng có nhiều loại sinh vật sẽ đem đến những tai ương không đáng có. Boichuan.com hôm nay sẽ giải mã cho bạn biết mối xông, mối làm tổ trong nhà là điềm tốt hay xấu để bạn biết cách khắc phục chúng.

Tại sao mối lại làm tổ trong nhà bạn? Mối thích làm tổ ở những nơi có vị trí nhiệt độ thấp và sử dụng nhiều đồ gỗ. Ở những nơi đáp ứng đủ yêu cầu này, chúng sẽ dễ dàng sinh sôi phát triển và không phải lo đi kiếm thức ăn nhiều.

Thế nên khi phát hiện ra tổ mối, người ta thường thấy tổ mối nằm ở những vị trí sát với mặt đất, áp sát trong tường, tủ bếp, sàn nhà, khuôn cửa, nhà kho, tủ quần áo… Ngoài ra, mối thường làm tổ ở những nơi thường xuyên ẩm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh, ống nước rò rỉ, cống rãnh, hoặc khe lún công trình kiến trúc…

Gò mối là gì
Mối phá hoại tài sản, công trình của ngôi nhà

Khi mối làm tổ trong nhà thì đồng nghĩa với việc những sản phẩm bằng gỗ nhà bạn sẽ bị phá hủy một cách nhanh chóng. Nhưng nó càng nguy hiểm hơn bởi chúng thường phá hủy ngầm từ bên trong và tạo thành những hang động chằng chịt, mắt thường không thể phát hiện được.

Nhìn theo khía cạnh khoa học và cả thực tế thì không một ai muốn mối làm tổ trong nhà, bởi sự tàn phá của chúng rất cao, vì vậy ai cũng muốn tiêu diệt chúng càng sớm càng tốt.

Theo phong thủy thì mối làm tổ trong nhà là điềm xấu, bởi nó sẽ phá hủy các đồ vật bằng gỗ và ảnh hưởng không nhỏ đến phong thủy, dẫn tới sức khỏe cũng như tình hình tài chính của gia chủ sẽ bị hao hụt nhanh chóng.

Gò mối là gì
Mối làm tổ trong nhà đa số là điềm báo xấu

Còn xét theo tâm linh, những nơi ẩm thấp (nơi ưa thích để mối làm tổ) thường là những nơi chứa ít sinh khí, nhiều âm khí nên nó cảnh báo ngôi nhà bạn đang âm thịnh dương suy, và dẫn tới sức khỏe của cả gia đình sẽ ảnh hưởng rất nhiều.

Ngoài ra, việc mối bay vào nhà cũng thể hiện rằng chất lượng cuộc sống, không gian sinh hoạt của bạn đang không được tốt. Hoặc có thể nơi bạn đang ở có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng. Việc tu sửa hoặc có biện pháp vệ sinh nơi ở là hết sức cần thiết.

Có thể thấy, mối làm tổ trong nhà không phải là điều tốt đẹp, và cách bạn nên làm là hãy tiêu diệt chúng càng sớm càng tốt, bởi nó sẽ gây ra những ảnh hưởng trong cuộc sống như sau:

  1. Mối làm tổ trong nhà sẽ làm phá hủy và hư hại tài sản trong gia đình, đặt biệt là nội thất và đồ gỗ quý hiếm.
  2. Mối làm tổ trong nhà sẽ làm mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến không gian ngôi nhà.
  3. Mối làm tổ trong nhà sẽ phát ra những tiếng động khó chịu suốt cả ngày đêm, gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Vì vậy khi phát hiện mối làm tổ trong nhà, hãy kiểm tra thật kỹ tổ mối, nếu mối làm tổ đã ăn sâu thì nhanh chóng vứt bỏ đồ vật không nó sẽ lây lan sang các đồ đạc khác trong phòng.

Nếu tổ mối chưa quá lớn, bạn có thể tìm mua thuốc nhử và đặt thuốc gần tổ mối, sau đó tiến hành phun thuốc để tiêu diệt tận gốc mối. Cần chú ý không nên dùng các loại thuốc diệt mối tại chỗ mà nên dùng những loại thuốc ngấm từ từ để khi mối về tổ mới chết thì hiệu quả diệt mối sẽ được nâng lên và cơ hội tiêu diệt mối chúa lớn hơn.

Gò mối là gì
Đặt thuốc nhử mối

Sau khi tiến hành phun thuốc diệt mối xong thì kiểm tra lại một lần nữa xem số lượng mối sống sót còn lại bao nhiêu và tiếp tục phun xịt tiêu diệt. Nếu thấy mối đã được diệt hết thì tiến hành làm vệ sinh sạch sẽ, không để thuốc diệt mối sót lại sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ô nhiễm môi trường.

Có một cách tiện hơn là bạn có thể tìm đến những dịch vụ chuyên diệt mối, họ sẽ diệt giúp bạn một cách chuyên nghiệp và tận gốc nhất có thể.

Tham khảo thêm một số bài viết liên quan khác:

  • Dơi bay vào nhà là tốt hay xấu?
  • Bướm bay vào nhà báo hiệu điềm gì?

Mối làm tổ trong nhà là điềm báo gì? Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã thấy được những điều không hay khi mối xông, mối làm tổ trong nhà rồi đúng không? Nếu gặp tình trạng này, đừng chủ quan mà hãy tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt. Chúc gia đình bạn luôn bình an, mạnh khỏe và có thật nhiều tài lộc gõ cửa nhé.

4.6 (91.43%) 7 votes

Tổ mối đất được vài người liên tưởng đến chức năng như một “siêu kết cấu”, có nghĩa là từng cá thể mối thợ và mối lính hoặc các nhóm nhỏ tập hợp chúng lại với nhau cùng làm việc để đảm bảo sự sống còn của tổ mối. Ví dụ, vài con mối có nhiệm vụ “làm việc nhà” và tu sửa. Chúng dành thời gian để dọn dẹp các mảnh vụn và nấm mốc trong các đường hầm trong thân gỗ, tu sửa các lỗ hổng trong ống bùn và dùng đất gia cố các bức tường của đường hầm trong thân gỗ.

Tương tự như gia đình của bạn, tổ mối cần thức ăn, nước và nơi trú ẩn để sinh sống, chúng làm việc cùng nhau để thu thập các tài nguyên này. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, tổ mối có thể trưởng thành trong vòng 2-4 năm.

Mối là loài côn trùng có tính xã hội cao. Chúng sống trong một tổ được điều hành bởi hệ thống tầng lớp. 3 tầng lớp trong tổ có hình dạng và chức năng riêng biệt.

Mối thợ là tầng lớp đông đảo và gây thiệt hại nhiều nhất. Chúng có thể được tìm thấy trong các bức tường hoặc rầm mái của một ngôi nhà. Bề ngoài chúng màu trắng và di chuyển phụ thuộc vào râu hơn là mắt: mối thợ bị mù. Tầng lớp này chịu trách nhiệm tha thức ăn về tổ, chăm sóc cho các tầng lớp khác và xây dựng các đường hầm, ngóc ngách hình thành nên tổ mối. Mối thợ của loài mối đất sử dụng hỗn hợp tạo thành từ bùn, nước bọt và phân để xây dựng các đường hầm bùn dẫn từ tổ đến nguồn thức ăn.

Mối lính có màu nâu-vàng nhợt nhạt cùng đầu và hàm to. Quai hàm mở rộng của mối lính ngăn chúng không thể tự mình ăn uống và phải phụ thuộc vào mối thợ để sống. Chức năng duy nhất của mối lính là bảo vệ tổ khỏi nguy hiểm. Các chiến binh này thỉnh thoảng sẽ tấn công các tổ mối khác, mặc dù mối nguy hiểm thường trực của bất cứ tổ mối nào là loài kiến.

Mối sinh sản là một bộ phận thiết yếu hình thành nên tổ mối. Mối sinh sản non, còn được gọi là mối cánh, màu đen và có cánh. Khi độ ẩm bên ngoài thích hợp, mối đực và mối cái có khả năng sinh sản sẽ bay khỏi tổ và giao phối, sau đó chúng rụng cánh và tìm chỗ đáp. Các con côn trùng này sẽ lập tổ mới, trở thành mối vua và mối chúa, và chịu trách nhiệm sinh sản trong tổ. Xem thêm mối cánh và hiện tượng vũ hóa.

Gò mối là gì
Mối thợ và mối sinh sản

Kích thước tổ mối

Về tổng thể, tổ mối phát triển rất chậm rãi, tất nhiên là trong 2 năm đầu. Mối chúa chỉ bắt đầu sinh sản mạnh mẽ trong năm thứ 7 đến thứ 10, còn giai đoạn trước đó số lượng cá thể trong tổ mối rất ít. Tổ mối được hình thành vào mùa xuân gồm một cặp mối cánh (mối vua và mối chúa) và một tá mối non do chúng sinh ra và có thể có một mối lính.

Vào thời điểm này trong năm tiếp theo, có lẽ số lượng đã tăng lên khoảng 400 cá thể (dao động từ 51-984) và có khoảng 8 mối lính. Tỷ lệ (thường là 2%) mối lính trong tổ được duy trì cả ở tổ mối trưởng thành.

Kích thước cơ thể của mối non và mối lính trong tổ mới thành lập thường nhỏ hơn đáng kể so với các con mối sống trong tổ trưởng thành. Dường như nhu cầu của tổ mối mới thành lập là số lượng cá thể; chúng có thể nhỏ, nhưng chúng giúp hoàn thành công việc.

Tổ mối ăn gỗ khô

Tổ mối gỗ khô nằm trong thân gỗ và đa số nhỏ hơn nhiều so với tổ mối đất. Số lượng cá thể lớn nhất sống trong tổ mối gỗ khô là 4,800 con.

Các tổ này sinh sống hoàn toàn trong thân gỗ và không có liên hệ gì với đất. Khác với tổ mối đất, tổ mối gỗ khô không có nhóm mối thợ như thường lệ. Thay vào đó, các con mối chưa trưởng thành sẽ hoàn thành các nhiệm vụ mà mối thợ vẫn thường làm.

Tổ mối đất

Tố mối đất được xây dựng trong lòng đất. Tại Việt Nam, một tổ mối đất điển hình chứa khoảng 60,000 đến 1 triệu con.

Gò mối là gì
Tổ mối đất

Tổ mối đất (bao gồm cả mối đất Formosan) sinh sống trong một mạng lưới gồm nhiều phòng nhỏ và đường hầm dùng để dự trữ thức ăn và nuôi mối non (ấu trùng). Vì những tổ này nằm trong lòng đất, chúng ta thường không thể nhìn thấy bằng mắt thường và khó để định vị trừ khi nhờ đến một chuyên gia có kiến thức chuyên sâu về mối.

Tổ mối đất phát triển và bành trướng phạm vi tìm kiếm thức ăn của chúng (trong lòng đất) đỉnh điểm vào mùa hạ và các mùa khác trong năm. Nếu đường biên giới của các đường hầm do thám này không bị chia cắt, mối thợ từ các tổ liền kề sẽ tập trung tại nơi có nguồn thức ăn phổ biến. “Cuộc gặp gỡ” này có thể xảy ra trong tự nhiên hoặc vùng cận thành thị, nơi các ngôi nhà có nguy cơ phát sinh nhiều hơn một tổ mối (tại cùng một thời điểm hoặc khác thời điểm, chủ yếu ở những vùng có mật độ mối cao ).

Tại những địa điểm ăn uống quen thuộc, ít nhiều có sự hợp tác giữa các mối thợ ở các tổ khác nhau. Khác với ong và kiến, mối đất không có khuynh hướng phân biệt đối xử hoặc bị quấy rối khi đồng loại cùng tổ và khác tổ lẫn vào nhau tại nơi có nguồn thức ăn. Mối lính trong các tổ này thường chỉ tấn công các kẻ thù tự nhiên (điển hình là kiến), và không động đến các con mối từ tổ khác.

Tổ mối Formosan

Mối Formosan, một loài thuộc họ mối đất, có thể tạo ra các tổ chứa từ 350,000 đến 2 triệu mối thợ. Mối Formosan là loài phá hoại cực kì mạnh mẽ, một phần bởi vì kích thước tổ của chúng lớn hơn nhiều so với nhiều loài mối bản địa ở nước ta.

Hiện tại, tổ mối Formosan lớn nhất từng được biết đến xuất hiện ở Mỹ chứa ước tính 70 triệu con mối và nặng 272 kg. Tổ mối này nằm trong một thư viện công cộng ở Algiers, La., gần New Orleans.