Giáo an So sánh thêm bớt trong phạm vi 3 chủ de động vật

PTNT: Thêm bớt, so sánh số lượng trong phạm vi 3

LQVT_SO_SaNH_So_LuoNG_TRONG_PV3_bc5dbfc7f9.ppt
Đọc bài Lưu

Chủ đề: NGHỀ NGHIỆP

Lĩnh vực phát triển nhận thức

Đề tài: Thêm bớt, so sánh trong phạm vi 3

Đối tượng: Lớp Mẫu giáo 4 tuổi

1. Kết quả mong đợi

a. Kiến thức

- Trẻ biết mối quan hệ hơn kém nhau giữa 2 đối tượng trong phạm vi 3

- Trẻ nắm được nguyên tắc tạo ra sự bằng nhau về số lượng giữa 2 nhóm

- Trẻ tìm, tạo ra nhóm có số lượng trong phạm vi 3 theo yêu cầu của cô

b. Kỹ năng

- Luyện cho trẻ nói câu trọn vẹn nghĩa

- Luyện kỹ năng nghe và hiểu ngôn ngữ toán học

- Rèn cho trẻ sự nhanh nhạy, khéo léo của các bộ phận trên cơ thể

c. Giáo dục

- Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng các bác nông dân. Sử dụng sản phẩm của các bác nông dân không phí phạm như: Ăn cơm ăn hết suất, không làm cơm rơi vãi……

2. Chuẩn bị:

a.Đồ dùng của cô

- Máy vi tính, giáo án pp

- Nhạc trong chủ đề: Tía má em, Lớn lên cháu lái máy cày…

- Các loại sản phẩm của ngề nông

- Các thẻ số: 3,2,1

b. Đồ dùng của trẻ

- Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng có: 3 lô tô bác nông dân, 3 lô tô cái liềm, 2 thẻ số 3, thẻ số 2, thẻ số 1.

3. Cách tiến hành:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức, tạo hứng thú

- Cô gọi trẻ lại gần, cùng trẻ vận động theo nhạc bài hát “Tía má em”

+ Các con vừa vận động bài hát nói về nghề gì?

+ Nghề nông làm những công việc gì?

+ Cần dụng cụ gì để làm việc?

+ Nghề nông tạo ra những sản phẩm gì?

- Cho trẻ đi quan sát sản phẩm nghề nông.

2. Phần 1: Ôn số lượng trong phạm vi 3.

+ Có gì đây các con?

+ Đây là những sản phẩm của nghề gì?

- Cho trẻ đếm sản phẩm và gắn thẻ số tương ứng với số lượng của sản phẩm.

+ Sản phẩm của nghề nông có ích lợi gì?

+ Tình cảm các con đối với các bác nông dân thế nào?

* Giáo dục trẻ: Yêu quý kính trọng bác nông dân, sử dụng sản phẩm của bác nông dân có ích, không phí phạm….

3. Phần 2: So sánh, thêm bớt số lượng trong phạm vi 3

- Cho trẻ lấy rổ về hình chữ U.

+ Các con đã nhận được món quà gì nào?

+ Các con xem trong rổ có gì?

+ Trời sáng rồi các bác nông dân phải đi làm việc các con hãy xếp tất cả số bác nông dân ra nào?

+ Các con kiểm tra xem có mấy bác nông dân?

+ Tương ứng với thẻ số mấy?

+ Các con hãy chuẩn bị 2 cái liềm cho bác nông dân làm việc.

+ Có bao nhiêu cái liềm?

+ Tương ứng với thẻ số mấy?

+ Bạn nào có nhận xét gì về số lượng hai nhóm?

+ Vì sao số lượng hai nhóm không bằng nhau?

+ Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn mấy?

+ Để số lượng hai nhóm bằng nhau ta phải làm gì?

- Cho trẻ thêm 1 cái liềm

+ Số lượng hai nhóm bây giờ thế nào?

+ Và đều bằng mấy?

- Có 2 cái liềm đã bị hỏng chúng ta cùng đưa đi sửa nào.

+ 3 Cái liềm hỏng 2 cái còn lại mấy?

+ Tương ứng với thẻ số mấy?

+ Các con có nhận xét gì về số bác nông dân và số liềm?

+ Số nào ít hơn? Số nào nhiều hơn?

+ Muốn số liềm đủ cho các bác nông dân làm việc ta phải làm gì?

+ 1 cái liềm thêm 2 cái liềm ta được bao nhiêu?

+ Tương ứng với thẻ số mấy?

+ Bạn nào có nhận xét gì về số lượng hai nhóm?

+ Cùng bằng mấy?

- Cho trẻ cất hết số liềm

+ Các dụng cụ đã hỏng hết rồi còn lại gì đây?

- Cho trẻ cất hết số bác nông dân, vừa cất vừa đếm.

4. Phần 4: Củng cố, ôn luyện

* Trò chơi 1: Những ngón tay nhúc nhích

* Trò chơi 2: Đội nào nhanh hơn

+ Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội, lần lượt từng bạn của mỗi đội lên chọn các loại sản phẩm bày ra đĩa có gắn thẻ số .

+ Luật chơi: Thời gian là một bản nhạc, mỗi lần chỉ được một bạn lên chọn. Mỗi đĩa mỗi loại sản phẩm…

* Kết thúc: Cô nhận xét kết quả chơi.

- Trẻ vận động cùng cô

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Cuốc, bừa, cày,liềm….

- Lúa, ngô, khoai, sắn….

- Trẻ đi quan sát

- Trẻ trả lời

- Nghề nông

- Trẻ đếm và gắn thẻ số.

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lấy rổ về chỗ

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ xếp số bác nông dân ra phía trước

- Trẻ đếm

- Trẻ trả lời

- Trẻ xếp 2 cái liềm

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Hai nhóm không bằng nhau

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ thêm

- Bằng nhau

- Đều bằng 3

-Trẻ cất 2 cái liềm

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Được 3 cái

- Thẻ số 3

- Hai nhóm bằng nhau

- Trẻ trả lời

- Trẻ cất

- Số bác nông dân

- Trẻ cất và đếm

- Trẻ chơi

- Trẻ chơi.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Toán thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.79 KB, 4 trang )

Giáo án
phát triển nhận thức

Đề tài: Thêm bớt để tạo sự bằng nhau trong phạm vi 3
Chủ đề: Bé yêu cây xanh
Lứa tuổi: 4- 5 tuổi
Giáo viên: Nguyễn Thi Thu Dung
Trờng mầm non Giang Biên
I . Mục đích Yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và đếm các nhóm đối tợng có số lợng là 3
- Nhận biết chữ số 3
2. Kĩ năng
- Trẻ biết đếm từ trái qua phải
- Trẻ biết xếp tơng ứng 1-1
- Trẻ biết so sánh thêm bớt trong phạm vi 3
3. Thái độ:
- Trẻ hào hứng tham gia hoạt đông , đoàn kết, hợp tác với bạn khi chơi
II. Chuẩn bị
1 Đồ dùng cô:
- 3 cây hoa, 3 cái chậu (trên màn hình tivi)
- Các thẻ số 1,2,3 , que chỉ
- 5-6 ngôi nhà đặt xung quanh lớp , trên các ngôi nhà có gắn các thẻ chấm tròn có số
lợng 1,2,3 tợng trng cho địa chỉ của cửa hàng rau.
- Các bài hát thơ vè ( do cô sáng tác )
- Đĩa nhạc có lời bài hát Anh nông dân và cây rau
2. Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi có 3 cây hoa, 3 cái chậu , các thẻ số 1,2,3 (Dới thẻ số có chấm
tròn, hoặc hình tam giác, hình vuông tơng ứng) que chỉ
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động cô Hoạt động trẻ


* Hoạt động 1: Luyện kĩ năng đếm trong phạm
vi 3
- ổn định tổ chức
+ Cô và trẻ cùng hát bài hát Mời bạn
- Luyện đếm đến 3
- Cô và trẻ cùng đến thăm vờn cây nhà bạn Hà
+ Cô yêu cầu trẻ tìm nhóm các đối tợng có số lợng
- Trẻ đứng quanh cô và hát
- Trẻ lắng nghe, quan sát và
đếm
là 3, đếm và đặt thẻ số tơng ứng.
* Hoạt động 2: So sánh thêm bớt trong phạm
vi 3
- Cô giới thiệu với trẻ gia đình nhà bạn Hà chuyển
đến ngôi nhà mới, nhờ các bạn mua sắm giúp 1 số
đồ dùng trang trí cho ngôi nhà của bạn.
- Cô cho trẻ đọc bài thơ Đồng dao về củ và đi
lấy rổ về chỗ ngồi
- Cho trẻ lấy tất cả số chậu trong rổ xếp thành 1
hàng về phía trớc mặt trẻ
- Cô thao tác trên màn hình tivi cho trẻ quan sát
- Cho trẻ lấy 2 cây hoa trồng lên trên 2 cái chậu và
đếm.
- Cô làm trên màn hình tivi cho trẻ quan sát , trẻ
đếm cùng cô số hoa đặt lên số chậu.
- Cho trẻ đếm lại số hoa và số chậu.
- Số hoa và số chậu nh thế nào với nhau?
- Số hoa và số chậu, số nào nhiều hơn.
- Số chậu nhiều hơn số hoa là mấy? Vì sao con
biết?

- Số hoa ít hơn số chậu là mấy?
- Làm thế nào để số hoa bằng số chậu?
- Nhng để cho cái chậu nào cũng có hoa thì phải
làm gì?
- Cô yêu cầu trẻ lấy thêm 1 cây hoa trồng lên trên
cái chậu.
- Cô thao tác trên màn hình.
- Cô yêu cầu trẻ đếm số chậu và số hoa của trẻ.
- Trẻ đếm cùng cô số chậu và số hoa trên màn hình
tivi.
- Cô hỏi trẻ : Vậy số chậu và số hoa nh thế nào
với nhau, bằng nhau và cùng bằng mấy?
- Để chỉ nhóm đối tợng có số lợng là 3 dùng thẻ
chữ số mấy?
- Cho trẻ tìm thẻ chữ số 3
- Trẻ lấy rổ về chỗ ngồi
- Trẻ lấy hết chậu ra xếp
thành hàng ngang
- Trẻ đếm 1,2,3 tất cả có 3
cái chậu
- Trẻ lấy hoa trồng lên trên
chậu, mỗi chậu một cây hoa
- Trẻ đếm 1,2 tất cả có 2acay
hoa
- Trẻ đếm 1,2,3 tất cả có 3
cái chậu
- 1,2 tất cả có 2 cây hoa
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời ( Thêm 1 cây
hoa)
- Trẻ lấy hoa trồng lên chậu
- Trẻ quan sát
- Trẻ chỉ vào số chậu, số hoa
và đếm 1,2,3
- Trẻ nhìn lên màn hình và
đếm
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Cho trẻ đặt thẻ chữ số 3 sang cạnh
- Cô đa thẻ số 3 trên màn hình tivi và khái quát
- Ba chậu hoa bớt 2 chậu còn mấy chậu hoa?
- Một chậu hoa thêm 2 chậu hoa là mấy chậu hoa?
- Cho trẻ lấy thêm 2 chậu hoa và đếm
- Bớt 1 chậu hoa còn mấy chậu hoa?
- Hai chậu hoa bớt 2 chậu hoa còn mấy chậu hoa?
- Cô bật nhạc bài : Anh nông dân và cây rau cho
trẻ đi cất đồ dùng
Giáo viên 2
* Trò chơi 1 : Đố vui
- Cách chơi : Cho trẻ chia thành hai đội, một đội ra
câu đố, 1 đội trả lời, nếu trả lời đúng đợc thởng một
bông hoa, nếu trả lời sai sẽ mất lợt
- Luật chơi : Thời gian đợc tính trong hai phút, khi
trò chơi kết thúc đội nào đợc nhiều hoa hơn sẽ
chiến thắng
- Lời câu đố :

+ Lời 1 : Ve vẻ vè ve
Tôi vè bạn đoán
Mẹ tôi đi chợ
Mua 2 mớ rau
Bố tôi mua một
Hỏi cả hai ngời
Mua mấy mớ rau.
+ Lời 2 : Ve vẻ vè ve
Tôi vè bạn đoán
Tôi có ba quả
Bóng tròn xinh xinh
Một quả tôi tặng
Cho bé nhà bên
Bạn hãy đoán xem
Tôi còn mấy quả
+ Lời 4:
Ve vẻ vè ve
Tôi vè bạn đoán
ở ngoài vờn cỏ
Có 3 chú thỏ
- Trẻ tìm thẻ số và giơ lên
- Trẻ đặt thẻ số sang bên
cạnh
- Trẻ cất 2 chậu hoa và đếm
1, còn 1 chậu hoa
- Trẻ trả lời
- Trẻ đếm
- Trẻ trả lời
- Trẻ vừa đi vừa hát và cất đồ
dùng.

- Trẻ hào hứng chơi
Cùng nhau vui đùa
Hai chú ra về
Hỏi còn mấy chú?
* Trò chơi 2: Tìm đúng cửa hàng
- Cách chơi: Trẻ vừa đi vừa hát bài hát trong chủ
điểm thực vật, khi có hiệu lệnh Tìm cửa hàng có
ít hơn 3 cây rau trẻ phải chạy thật nhanh về cửa
hàng mà cô yêu cầu.
- Luật chơi: Sau mỗi lần chơi bạn nào có về không
đúng cửa hàng sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng.
- Cô nhận xét khen thởng
3. Kết thúc
- Cô và trẻ cùng hát bài hát Anh nông dân và cây
rau
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ kiểm tra kết quả sau
mỗi lần chơi
- Trẻ hát cùng cô

Giáo án LQVT "Thêm bớt trong phạm vi 3"

Thứ ba - 19/09/2017 13:42
Độ tuổi: 4-5 tuổi

Giáo án LQVT "Thêm bớt trong phạm vi 3"
I.Mục đích - yêu cầu:

1.Kiến thức:

- Cho trẻ đếm và tạo nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 3.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỉ năng đếm và xếp tương ứng 1-1.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động .

- Giáo dục trẻ biết yêu thương ông bà, ba mẹ.

II.Chuẩn bị:

-Đồ dùng của cô: - 3 con rối : rối bố, rối mẹ, rối con

- Ảnh gia đình có số lượng 2, 3, 4.

- Đồ dùng của trẻ: - Chén , thìa.

- Địa điểm : - Trong lớp

III.Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Ôn định tổ chức.

- Cho trẻ hát bài "Nhà của tôi”

* Trò chuyện:

- Các con vừa hát bài gì?

- Trong bài hát có nhắc đến cái gì?

- Ngôi nhà của các con ở như thế nào?

- Để ngôi nhà được sạch đẹp chúng con phải làm gì ?

* giáo dục trẻ phải biết bảo vệ môi trường sạch sẽ quanh ngôi nhà của mình.

- Cô giới thiệu hôm nay có bạn Lan đến thăm lớp của chúng ta.

Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động

1. Ôn đếm đến 3. Nhận biết số 3:

- Rối con : Chào các bạn , mình là Lan. Hôm nay, mình cùng 2 người thân yêu nhất là Bố và Mẹ mình đó.

- Rối Bố, mẹ : Bố đây, mẹ đây ! Bác chào các cháu.

- Rối con : Đố các bạn biết gia đình của mình có bao nhiêu người không?

- Để xem có phải là 3 người không nhé! Mời các bạn cùng đếm với mình nhé !

- Ôi các bạn giỏi quá, đã đến giờ mình về rồi đấy, mình chào các bạn nhé.

- Cô đàm thoại với trẻ :

+ Các con vừa gặp gia đình ai?

+ Gia đình bạn Lan có bao nhiêu người?

+ Gia đình bạn nào có 3 người giống bạn Lan ?

- Cô cho trẻ xem ảnh về gia đình.

- Cô cho trẻ lên chọn những ảnh có 3 người.

2. Dạy trẻ thêm , bớt tạo nhóm trong phạm vi 3:

- Cô cho trẻ đi lấy rổ đồ chơi về chổ ngồi.

+ Trong rổ của các cháu có gì ?

- Cô cho trẻ xếp số bát, số thìa ra trước mặt.

- Có bao nhiêu cái bát?

- Có bao nhiêu cái thìa ?

( Cô yêu cầu trẻ xếp tương ứng 1-1)

- So sánh số lượng 2 nhóm:

- Nhóm nào có số lượng nhiều hơn ? nhiều hơn mấy ?

- Nhóm nào có số lượng ít hơn? Ít hơn mấy ?

- Muốn số bát nhiều bằng số thìa thì phải làm thế nào?

- 2 thêm 1 bằng mấy ?

- Nhóm bát và nhóm thìa như thế nào? bằng bao nhiêu?

Cô cho trẻ chọn thẻ số biểu thị vào.

- Muốn số thìa ít hơn số bát thì các cháu phải làm gì? ( bớt đi 1 cái thìa)

- 3 bớt 1 bằng mấy?

- Lúc này số thìa như thế nào? Vì sao?

- Muốn số thìa bằng số bát chúng ta phải làm gì?

- Cô cho cả lớp đếm lại số lượng hai nhóm và nhận xét: Hai nhóm bằng nhau và cùng có số lượng bằng 3.

3.Trò chơi: “ Về đúng nhà”

- Cô giải thích luật chơi và cách chơi.

Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động.

- Nhận xét tuyên dương.

- Cho trẻ hát bài “ Cháu yêu bà” và nghỉ.

Tác giả bài viết: Ban biên tập Website

Nguồn tin: Nhà trường