Giải thích vì sao tỉ lệ sinh có sự chênh lệch giữa các quốc gia trên thế giới

Gia tăng dân số quá nhanh dẫn đến tình trạng bùng nổ dân số, đặt một áp lực khủng khiếp lên môi trường sống và sự phát triển của nhân loại. Nguyên nhân gia tăng dân số là gì? Hậu quả và biện pháp khắc phục ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Gia tăng dân số và bùng nổ dân số thế giới

Gia tăng dân số là việc dân số tăng lên một cách tự nhiên. Hiện nay, vấn đề dân số là vấn đề nóng. Một phần do tỉ lệ gia tăng dân số quá cao ở một số khu vực lớn, dẫn đến tình trạng bùng nổ dân số. Ngược lại, tỉ lệ sinh quá thấp ở một số quốc gia khiến rất nhiều chính sách kích thích sinh nở ra đời để cải thiện tình trạng già hóa dân số.

Trong đó, vấn đề gia tăng dân số dẫn đến bùng nổ dân số được cả thế giới quan tâm. Từ nửa sau thế kỷ 20, dân số thế giới tăng nhanh và ngày càng nhanh. Trung bình mỗi năm, dân số thế giới tăng lên thêm 80 triệu người và tổng số dân đang dần tiến đến con số 8 triệu dân. 8 triệu dân được dự đoán là dân số thế giới ở năm 2025.

Vậy bùng nổ dân số là gì và diễn ra khi nào?

Bùng nổ dân số là sự gia tăng quá nhanh về dân số trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này vượt ngoài tầm kiểm soát và mức độ chịu đựng của các lĩnh vực liên quan trong đời sống xã hội. Bùng nổ dân số vì thế đem đến những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội. Trên thế giới, các quốc gia vẫn không ngừng chạy đua hàng ngày để giải quyết những vấn đề liên quan đến dân số, đặc biệt là việc gia tăng dân số quá nhanh.

Giải thích vì sao tỉ lệ sinh có sự chênh lệch giữa các quốc gia trên thế giới

Giải thích vì sao tỉ lệ sinh có sự chênh lệch giữa các quốc gia trên thế giới
Thống kê dân số nước ta

Nguyên nhân gia tăng dân số

Vậy nguyên nhân gia tăng dân số là gì? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Chênh lệch tỉ lệ sinh tử

Về bản chất, gia tăng dân số quá nhanh (thậm chí bùng nổ dân số) được hiểu là chênh lệch tỉ lệ sinh tử lớn. Khi số người được sinh ra nhiều hơn số người mất đi, dân số sẽ tăng.

Thế giới trong giai đoạn phát triển chính là thời điểm dân số tăng nhanh nhất. Điều kiện sống của con người được cải thiện, con người sống thọ hơn. Trong khi đó, tỉ lệ sinh vẫn giữ nguyên, thậm chí tăng lên. Đó là lí do tại sao dân số tăng.

Do nhu cầu lao động

Từ nhu cầu lao động trong phạm vị gia đình, mọi người đã có tâm lý sinh nhiều con. Ví dụ như ở các vùng điều kiện kinh tế chưa phát triển, các gia đình thường sinh con với mục đích để có người làm, đỡ đần kinh tế.

Nếu ở một quốc gia, tình trạng này phổ biến thì dân số gia tăng nhanh cũng là một điều dễ hiểu.

Quan niệm

Nguyên nhân gia tăng dân số tiếp theo chính là do quan niệm văn hóa phương Đông. Người phương Đông có tư tưởng sinh nhiều con thì sẽ có lộc, con cháu đề huề. Chính quan niệm này một phần dẫn đến việc gia tăng dân số. Nhất là khi nó lại được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình

Hầu hết các quốc gia đều thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Một trong những mục đích của việc  này là để giảm tỉ lệ sinh. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, người dân chưa được tiếp cận đến và chưa có đủ nhận thức về vấn đề này. Mặt khác, ở nhiều khu vực chính sách cũng chưa được thực hiện một cách triệt để.

Việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình sẽ là phương tiện đắc lực kiểm soát tình trạng gia tăng dân số hiện nay.

Gia tăng dân số để lại hậu quả gì?

Gia tăng dân số quá nhanh để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực và áp lực vô cùng lớn lên nhiều phương diện của đời sống xã hội.

Thứ nhất, bùng nổ dân số gây áp lực lên tự nhiên. Dân số đông hơn đồng nghĩa với nhu cầu về đất đai, nước sạch, không khí sạch, tài nguyên cũng lớn hơn rất nhiều. Gia tăng dân số quá nhanh dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch, suy giảm tài nguyên ở nhiều quốc gia.

Theo thống kê, diện tích rừng giảm cũng là hệ quả của việc bùng  nổ dân số. Trong khi đó, tình trạng ô nhiễm cũng gia tăng. Ô nhiễm nước, không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng ngày càng phổ biến và lan rộng. Tất cả những hậu quả trên làm tồi tệ hơn hiện tượng biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu.

Giải thích vì sao tỉ lệ sinh có sự chênh lệch giữa các quốc gia trên thế giới
Gia tăng dân số như một quả bom nổ chậm

Thứ hai, gia tăng dân số quá nhanh gây áp lực cho nền kinh tế. Cung lớn hơn cầu dẫn đến tình trạng thất nghiệp, nghèo đói ở nhiều quốc gia. Trong khi chính phủ không có đủ nguồn chi cho các phúc lợi xã hội thì cuộc sống của chính người dân lâm vào tình cảnh khốn khó.

Hơn nữa, gia tăng dân số dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống. Ở những quốc gia nghèo, điều kiện kinh tế, xã hội, y tế còn chưa phát triển, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh còn cao. Thêm vào đó là tình trạng suy dinh dưỡng, không đủ điều kiện học tập và phát triển. Dân số quá đông khiến thế giới sẽ phải gồng mình lên khi đối mặt với tội phạm, chiến tranh và dịch bệnh.

>> Xem thêm:

  • Độ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam
  • Bình đẳng giới ở Việt Nam

Biện pháp kìm hãm sự gia tăng dân số

Cả thế giới đang không ngừng chạy đua để giải quyết những vấn đề mang tính thời sự như gia tăng dân số. Bên cạnh nguyên nhân gia tăng dân số thì giải pháp là điều được các nhà nghiên cứu quan tâm lớn. Tuy không thể ngăn chặn hoàn toàn nhưng những biện pháp dưới đây phần nào giảm nhẹ được tình trạng này.

Giải thích vì sao tỉ lệ sinh có sự chênh lệch giữa các quốc gia trên thế giới
Kết quả điều tra dân số sơ bộ năm 2019 của Việt Nam

Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình là biện pháp thiết thực nhất để kiểm soát tình trạng gia tăng dân số. Trung Quốc đã làm rất tốt điều này, Tuy nhiên, các chính sách, quy định phải rõ ràng, triệt để và tiếp cận rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân.

Ngoài ra, việc giáo dục và tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người dân về vấn đề này có vai trò và ý nghĩa lâu dài hơn cả. Việc giáo dục về dân số phải được thực hiện rộng rãi, hướng tới nhiều đối tượng và ưu tiên giáo dục từ khi còn nhỏ.

Như vậy, có nhiều nguyên nhân gia tăng dân số mà các chuyên gia đang nghiên cứu để tìm cách khắc phục. Mong rằng tình trạng này sẽ cải thiện trong tương lai vì sự phát triển bền vững của thế giới.

Giải thích vì sao tỉ lệ sinh có sự chênh lệch giữa các quốc gia trên thế giới

Giải thích vì sao tỉ lệ sinh có sự chênh lệch giữa các quốc gia trên thế giới
Khí hậu của một số nước ở Châu Âu (Địa lý - Lớp 5)

Giải thích vì sao tỉ lệ sinh có sự chênh lệch giữa các quốc gia trên thế giới

2 trả lời

Nước ta có mấy hệ thống sông lớn? (Địa lý - Lớp 8)

2 trả lời

Xét trên bức tranh toàn cảnh, hơn 50 năm qua, tổng tỷ suất sinh của Việt Nam liên tục giảm, từ 6,39 con (năm 1960) xuống còn 2,09 con (năm 2006) (dưới mức sinh thay thế, được các nhà khoa học tính toán là 2,1 con - số con đủ thay thế cho người mẹ trong suốt cuộc đời họ). Liên tục từ đó đến nay, chúng ta luôn ở dưới mức sinh thay thế. Chỉ tính riêng trong 20 năm qua, theo các nhà khoa học, chúng ta đã tránh sinh được 20,8 triệu trường hợp. Điều đó có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người, nâng cao các chỉ số sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam.

Nhiều chuyên gia cho rằng, với mức sinh ổn định, bền vững như vậy, Việt Nam không cần tiếp tục kiểm soát tỷ lệ sinh. Tuy nhiên, thực tế con số này chưa phản ánh đúng bản chất: mức sinh ở nước ta không đồng đều theo từng vùng. Bởi trong “bức tranh” mức sinh đó, còn rất nhiều “mảng màu” khác biệt. Theo thống kê, vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long có mức sinh thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế (1,5 đến 1,6 con). Một số tỉnh, thành phố đang trong tình trạng mức sinh thấp như: TP Hồ Chí Minh (1,33 con); Đồng Tháp (1,57 con); Cần Thơ (1,58 con); Cà Mau (1,62 con); Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu (1,7 con)... Tổng tỷ suất sinh như các tỉnh này hiện tương đương Hàn Quốc, Xin-ga-po, những nước đang có các chính sách nỗ lực khuyến khích phụ nữ sinh con do thiếu nguồn nhân lực và dân số già hóa nhanh.

Nếu vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đang có mức sinh thấp (thậm chí rất thấp) thì ở miền núi phía bắc, miền trung và Tây Nguyên, tỷ suất sinh còn rất cao, đang phải kiên trì thực hiện các biện pháp giảm sinh. Nếu tỷ suất sinh thô cả nước hiện là 16 đến 17‰ thì tỷ suất sinh ở các tỉnh này lên đến gần 30‰. Nhiều tỉnh như: Hà Giang, Lai Châu, Hà Tĩnh, Đác Lắc… có TFR ở mức khoảng ba con. Thậm chí vẫn có những nơi, người dân sinh tới sáu, bảy con. Do đó, ở những tỉnh này, muốn TFR giảm được từ ba con xuống 1,8 con là con đường dài, vất vả. Chính vì vậy, việc duy trì mức sinh thấp hợp lý là giải pháp hữu hiệu nhất trong giai đoạn hiện nay, giúp có được quy mô và cơ cấu dân số hài hòa nhất, vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Trước những mảng màu khác biệt đó, công tác dân số - phát triển đã đặt ra những giải pháp quan trọng. Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 nhấn mạnh đến việc “chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số” với phương án duy trì mức sinh thay thế. Câu hỏi được đặt ra là mức sinh thay thế là bao nhiêu? Khi chúng ta áp dụng phương án này, liệu có rơi vào tình trạng số con của người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ dần thấp đi rồi rơi xuống ngưỡng quá thấp, để rồi không thể “kích cầu” sinh đẻ được như câu chuyện của một số nước đang gặp phải? Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) đã đề xuất với Chính phủ về TFR hợp lý cố gắng duy trì khoảng từ 1,8 đến hai con, không để TFR tăng lên nhưng cũng không để rơi xuống quá thấp. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, khi TFR rơi xuống khoảng 1,3 đến 1,4 con sẽ rất khó khăn trong việc nâng lên. Các nước trên thế giới có một quy luật chung là đã, đang và sẽ thành công trong giảm sinh nhưng hầu như chưa có nước nào thành công trong việc nâng mức sinh một khi đã rơi xuống thấp. Nhìn chung trên cả nước, TFR 2,1 con là hợp lý và chúng ta đã duy trì được mức sinh thay thế 2,1 con đã gần 13 năm.

Theo Tổng cục trưởng Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Nguyễn Doãn Tú, đối với một số tỉnh miền núi phía bắc, Tây Nguyên mức sinh còn cao, cần giảm mạnh và sớm đạt mức sinh thay thế để từ đó có điều kiện nâng cao chất lượng dân số. Trong khi đó, các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, mức sinh đã xuống khá thấp, nếu giảm nữa sẽ khó đạt được mức sinh thay thế. Đây là điều rất đáng báo động, nhiều người ở TP Hồ Chí Minh chỉ sinh một con, trong khi tỷ lệ các cặp vợ chồng vô sinh đang có xu hướng tăng. Do đó, thông điệp truyền thông trên địa bàn được cán bộ dân số triển khai là: “Mỗi cặp vợ chồng hãy sinh đủ hai con thì mới là yêu nước”.

Việc kiểm soát mức sinh trong quy mô dân số hiện nay diễn biến ngày càng phức tạp, cho nên kế sách cũng cần đa dạng để phù hợp thực tiễn. Những chương trình, kế hoạch cụ thể đã và đang được triển khai một cách tích cực để từng bước khắc phục sự mất cân đối trong cấu trúc dân số, cùng với đó là góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Ông Nguyễn Doãn Tú cho biết: Sau Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Tổng cục Thống kê đã đưa ra ba kịch bản khác nhau về mức sinh ở Việt Nam, gồm phương án mức sinh cao, mức sinh thấp và mức sinh thấp thay thế. Đây là cơ sở để chúng ta hoạch định chiến lược dài hạn, cùng hệ thống các giải pháp thực hiện phương án mục tiêu được chọn. Với phương án mức sinh cao, nếu mức sinh tăng trở lại và tổng tỷ suất sinh có thể lên tới 2,3 đến 2,5 con/phụ nữ thì sau năm 2049, quy mô dân số ở nước ta đạt cực đại (khoảng 130 đến 140 triệu người); mật độ dân số khoảng 400 người/km2. Kịch bản ngược lại, nếu để mức sinh giảm xuống quá thấp và tổng tỷ suất sinh chỉ khoảng 1,35 con/phụ nữ thì quy mô dân số nước ta sẽ đạt cực đại khoảng 95 đến 100 triệu người. Kịch bản thứ ba, đó là duy trì mức sinh thay thế, với tổng tỷ suất sinh 2,1 con/phụ nữ thì quy mô dân số nước ta sẽ chỉ đạt mức cao nhất khoảng 115 triệu người vào năm 2049.

MAI XUÂN PHƯƠNG