Bệnh hen phế quản là gì

Hiện tại không có cách giúp chữa khỏi hoàn toàn hen suyễn nhưng có những phương pháp điều trị và kiểm soát triệu chứng hiệu quả để bệnh không gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Sau đây, Hello Bacsi sẽ cung cấp các thông tin cơ bản xoay quanh căn bệnh này.

Tìm hiểu chung

Bệnh hen suyễn là gì?

Hen phế quản (hen suyễn) là tình trạng đường thở bị thu hẹp lại và sưng lên, có thể tiết ra nhiều chất nhầy. Điều này làm cho bạn cảm thấy khó thở và kích thích cơn ho xuất hiện. Bạn thường nghe thấy âm thanh như tiếng huýt sáo khi thở ra và thở nông.

Một vài trường hợp, hen suyễn có thể chỉ là một vấn đề nhỏ hơi bất tiện. Tuy nhiên, một số người bị bệnh nặng đến mức có khả năng gây cản trở các hoạt động thường ngày, thậm chí cơn hen suyễn nặng có thể gây đe dọa tính mạng.

Bạn sẽ không bao giờ hết hen suyễn nhưng các cơn hen chỉ xảy ra khi có tác nhân gây kích ứng đến phổi. Khi tiếp xúc với một số tác nhân trong môi trường như nấm mốc, ẩm ướt, một số chất gây dị ứng (mạt bụi, khói thuốc lá…), cơn hen có thể xuất hiện. Ô nhiễm không khí và nhiễm trùng phổi do virus cũng có khả năng gây ra căn bệnh này.

Triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh hen suyễn là gì?

Bệnh hen suyễn có thể có nhiều biểu hiện triệu chứng khác nhau ở mỗi người. Cơn hen có khi không xảy ra thường xuyên, chỉ có triệu chứng hen suyễn sau một vài thời điểm nhất định như sau khi tập thể dục hoặc đôi lúc gây ra triệu chứng mọi lúc.

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh bao gồm:

  • Thở nông
  • Tức ngực hoặc đau ngực
  • Thở khò khè, đây là dấu hiện bệnh hen phế quản phổ biến ở trẻ em
  • Khó ngủ do khó thở, ho hoặc thở khò khè
  • Các cơn ho và thở khò khè thường nặng hơn khi nhiễm virus ở đường hô hấp, như cảm lạnh, cảm cúm

Nếu thấy các dấu hiệu bệnh hen suyễn sau, tình trạng của bạn có thể đang diễn biến trầm trọng hơn:

  • Các triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn và gây khó chịu
  • Mức độ khó thở tăng lên, được đo bằng thiết bị y tế chuyên dùng
  • Nhu cầu dùng ống hít cắt cơn hen nhanh chóng tăng lên, cần dùng thường xuyên hơn

Một số người, các dấu hiệu và triệu chứng bệnh thường bùng phát trong một số tình huống như:

  • Hen suyễn do tập thể dục, có thể nặng hơn khi không khí lạnh và khô
  • Hen suyễn do nghề nghiệp, được kích hoạt bởi các chất kích thích tại nơi làm việc, như khói hóa chất, khí gas hay bụi
  • Hen suyễn dị ứng, do các tác nhân trong không khí gồm phấn hoa, bào tử nấm mốc, chất thải động vật, da hay lông động vật/thú cưng gây kích ứng

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Các cơn hen suyễn nặng có khả năng gây đe dọa đến tính mạng. Do đó, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay khi thấy triệu chứng trở nên nghiêm trọng, bao gồm:

  • Cảm thấy khó thở nhanh chóng
  • Triệu chứng không cải thiện ngay cả khi đã sử dụng các ống hít giúp cắt cơn tức thời
  • Thở hụt hơi, hơi thở ngắn ngay cả khi thực hiện các hoạt động thể chất nhẹ nhàng

Ngoài ra, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu:

  • Nghi ngờ bản thân mắc bệnh hen phế quản. Việc xác định và điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa những tổn thương lâu dài ở phổi và giúp bệnh tình không trở nặng theo thời gian.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe định kỳ sau khi được chẩn đoán. Kiểm soát tốt hen suyễn sẽ giúp đảm bảo sức khỏe lâu dài, ngăn ngừa bùng phát cơn hen nghiêm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nhận thấy các triệu chứng nặng dần lên hoặc cần phải sử dụng thuốc hít cắt cơn thường xuyên hơn.

Lưu ý, bạn không nên quá lạm dụng thuốc trị hen suyễn mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Việc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và khiến bệnh tình trở nên tồi tệ hơn. Bạn cũng cần tái khám định kỳ để đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị hen suyễn hiện tại.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn là gì?

Các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh lý này phát triển do có sự kết hợp giữa các yếu tố môi trường và di truyền (gene).

Khi tiếp xúc với các chất kích thích khác nhau và các chất gây dị ứng có thể kích hoạt cơn hen xảy ra. Các tác nhân này sẽ khác nhau ở mỗi người, có thể là:

  • Chất gây dị ứng bay trong không khí, như phấn hoa, mạt bụi, bào tử nấm mốc, da, lông động vật…
  • Nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cảm lạnh, cảm cúm
  • Hoạt động thể chất
  • Không khí lạnh, khô
  • Các chất gây ô nhiễm không khí, như khói bụi
  • Một số loại thuốc, bao gồm thuốc chẹn beta, aspirin, thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs
  • Thay đổi cảm xúc mạnh hay căng thẳng (stress)
  • Một số chất bảo quản có trong thực phẩm, đồ uống đóng hộp
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Bệnh hen phế quản là gì
Bệnh hen phế quản là gì

Hen phế quản (Hen suyễn) là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra tình trạng này, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị thì không phải ai cũng biết. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu và khám phá nhé!

Tìm hiểu chung

Hen phế quản là bệnh gì?

Hen phế quản (Hen suyễn) là tình trạng viêm làm ảnh hưởng đến đường thở, khiến các ống dẫn khí vào và ra khỏi phổi bị thu hẹp lại. Tình trạng này là một bệnh phổi mạn tính dẫn đến các đợt thở khò khè tái phát, tức ngực, thở dốc và ho. Khi những triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn bình thường, nó được gọi là cơn hen suyễn bùng phát. Bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh bằng cách dùng thuốc và tiến hành điều trị.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của hen phế quản?

Các triệu chứng của hen phế quản thường gặp là:

  • Ho kéo dài và thường xuyên, đặc biệt nặng hơn vào buổi sáng sớm và ban đêm
  • Thở khò khè
  • Thở dốc
  • Khó thở
  • Tức ngực, cảm giác ngực bị siết chặt và đau đớn
  • Khó ngủ vì ho hoặc khó thở, thở khò khè.

Các triệu chứng này có thể từ nhẹ đến nặng. Bạn có thể bắt gặp biểu hiện của hen phế quản hàng ngày hoặc chỉ thỉnh thoảng. Đôi khi, chúng có thể xảy ra dần dần hoặc đột ngột và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên, bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Vì cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy để được có lời khuyên và tư vấn phù hợp nhất, bạn cần trực tiếp gặp bác sĩ.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra hen phế quản là gì?

Có một số nguyên nhân có thể làm cho các triệu chứng của hen phế quản xuất hiện hoặc trở nên trầm trọng hơn như:

  • Các chất dễ gây dị ứng từ bụi, lông động vật, nấm mốc, phấn từ cây, cỏ và hoa
  • Các chất dễ gây kích ứng như khói thuốc, ô nhiễm trong không khí, hoá chất, các sản phẩm mỹ phẩm như thuốc xịt tóc
  • Các loại thuốc như aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid, thuốc chẹn beta không chọn lọc khác
  • Sulfite trong thực phẩm, đồ uống và sản phẩm chăm sóc cá nhân
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như cảm lạnh, cúm
  • Hoạt động, tập luyện thể dục thể thao cường độ mạnh.

Những ai thường mắc phải bệnh hen phế quản?

Hen phế quản là một tình trạng bệnh lý phổ biến. Trên thế giới, trung bình ước tính có khoảng 300 triệu người mắc bệnh lý này. Hen phế quản có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi tuy nhiên thường bệnh lý này bắt đầu từ khi còn bé.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hen phế quản?

Mặc dù ai cũng có thể mắc phải hen phế quản, tuy nhiên, sự kết hợp giữa di truyền học và sự tiếp xúc với các yếu tố trong môi trường làm một người có nguy cơ cao mắc bệnh hen phế quản hơn những người khác. Hen phế quản có thể xuất hiện hoặc trầm trọng hơn bởi những nguyên nhân sau đây:

  • Gia đình có người có tiền sử mắc bệnh hen phế quản
  • Các chứng dị ứng
  • Nghề nghiệp hay tiếp xúc với khói bụi hoặc môi trường ô nhiễm
  • Hút thuốc lá
  • Ở trong môi trường không khí ô nhiễm
  • Béo phì.

Bạn vẫn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Bạn hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hen phế quản?

Hen phế quản thường được chẩn đoán bằng cách khám, hỏi bệnh và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra hô hấp để đo xem phổi của bệnh nhân hoạt động như thế nào. Bác sĩ sẽ nghe hơi thở của bạn và tìm kiếm các dấu hiệu của hen phế quản hoặc dị ứng. Những dấu hiệu này bao gồm thở khò khè, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi và các tình trạng dị ứng ở da. Nhiều người bị hen phế quản cũng bị dị ứng, do đó bác sĩ có thể thực hiện thêm xét nghiệm dị ứng.

Các xét nghiệm bao gồm:

  • Hô hấp ký: Đo lượng không khí bạn có thể hít vào và thở ra;
  • Xét nghiệm kích thích phế quản: Xét nghiệm đo độ nhạy cảm của đường thở;
  • Chụp X-quang ngực và điện tâm đồ: Xét nghiệm này giúp tìm ra liệu bệnh của bạn có phải gây ra do dị vật kẹt trong đường hô hấp hay bệnh lý khác không.

Hiện nay, không có cách điều trị khỏi cho bệnh hen nhưng bạn có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách dùng thuốc đều đặn và thay đổi lối sống. Bệnh nhân cần uống thuốc theo đúng chỉ dẫn và học cách tránh các triệu chứng gây ra các tình trạng hen phế quản.

Phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hen phế quản?

Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với hen phế quản:

  • Tránh những nguyên nhân có thể gây ra hen phế quản;
  • Dùng thuốc đúng giờ và theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.