Giải bài tập lịch sử 7 bài 4 trang 15 năm 2024

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 4 – Trung Quốc thời phong kiến, sách giáo khoa Lịch sử lớp 7. Nội dung trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 4 trang 15 sgk Lịch sử 7 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 7.


Lý thuyết

4. Trung Quốc thời Tống – Nguyên

Sau thời Đường, Trung Quốc lại lâm vào tình trạng chia cắt trong hơn nửa thế kỉ. Dưới thời Tống, Trung Quốc lại được thống nhất nhưng không còn phát triển mạnh mẽ như trước nữa. Giữa lúc đó, vua Mông cổ là Khu-bi-lai (Hốt Tất Liệt) đem quân tiêu diệt nhà Tống, lập nên nhà Nguyên ở Trung Quốc.

Để ổn định đời sống nhân dân, các vua nhà Tống đã thi hành nhiều chính sách nhằm xoá bỏ (hoặc miễn giảm) các thứ thuế và sưu dịch nặng nề của thời trước, mở mang các công trình thuỷ lợi ở miền Giang Nam, khuyến khích phát triển một số ngành thủ công nghiệp như khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa, rèn đúc vũ khí v.v… Đến thời Tống, người Trung Quốc đã có nhiều phát minh quan trọng như la bàn, thuốc súng, nghề in v.v…

Dưới thời Nguyên, các vua chúa người Mông cổ lại thi hành nhiều biện pháp phân biệt đối xử giữa các dân tộc : người Mông cổ có địa vị cao nhất, hưởng mọi đặc quyền ; còn người Hán thì ở địa vị thấp kém và bị cấm đoán đủ thứ như cấm mang vũ khí, cấm luyện tập võ nghệ, thậm chí cấm không được ra đường và họp chợ ban đêm v.v… Vì vậy, nhân dân Trung Quốc đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa, chống lại ách thống trị của nhà Nguyên.

5. Trung Quốc trong thời Minh – Thanh

Nhà Nguyên tồn tại đến năm 1368 thì bị lật đổ. Chu Nguyên Chương, một thủ lĩnh của phong trào nông dân, đã lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Minh. Nhưng rồi, đến lượt mình, nhà Minh lại bị lật đổ bởi cuộc khởi nghĩa của nông dân do Lý Tự Thành lãnh đạo.

Nghĩa quân của Lý Tự Thành vừa vào Bắc Kinh, còn chưa kịp ăn mừng chiến thắng đã phải rút khỏi thành. Nhân cơ hội đó, quân Mãn Thanh từ phương Bắc tràn xuống, chiếm toàn bộ Trung Quốc và lập ra nhà Thanh.

Đồng thời, theo đà phát triển của công thương nghiệp, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng dần xuất hiện. Nhiều xưởng dệt lớn, chuyên môn hoá cao, thuê nhiều nhân công như ở Tô Châu, Tùng Giang, xưởng làm đồ sứ ở cảnh Đức v.v… Quảng Châu là thương cảng lớn nhất, từ đây các thương nhân Trung Quốc ra nước ngoài buôn bán với nhiều nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập.

6. Văn hoá, khoa học – kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến

Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, văn hoá Trung Quốc đã đạt được những thành tựu rực rỡ và có ảnh hưởng sâu rộng tới các nước láng giềng.

Giải bài tập lịch sử 7 bài 4 trang 15 năm 2024

Ngoài các thành tựu nói trên, nền nghệ thuật lâu đời của Trung Quốc với trình độ cao, phong cách độc đáo, thể hiện trong hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc, thủ công mĩ nghệ… cũng rất nổi tiếng.

Những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động, những sản phẩm thủ công tinh xảo… còn được lưu giữ ở nhiều nơi trên đất Trung Quốc ngày nay đã chứng tỏ bàn tay tài hoa và trí sáng tạo tuyệt vời của các nghệ nhân Trung Quốc.

Giải bài tập lịch sử 7 bài 4 trang 15 năm 2024

Trước khi đi vào Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 4 trang 15 sgk Lịch sử 7 chúng ta hãy trả lời câu hỏi in nghiêng giữa bài (Câu hỏi thảo luận trên lớp) sau đây:


Thảo luận

Trả lời câu hỏi trang 13 sgk Lịch sử 7

Sự suy yếu của xã hội phong kiến Trung Quốc cuối thời Minh – Thanh được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

Biểu hiện sự suy thoái của xã hội phong kiến Trung Quốc cuối thời Minh – Thanh:

– Vua quan chỉ biết đục khoét nhân dân để sống xa hoa, trụy lạc.

– Nhân dân không những phải nộp tô thuế nặng nề mà còn bị bắt đi phu, đi lính xây dựng nhiều công trình đồ sộ, tốn kém.

– Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra.

Dưới đây là Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 4 trang 15 sgk Lịch sử 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời câu hỏi lịch sử 7 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 3 bài 4 trang 15 sgk Lịch sử 7 của Bài 4 – Trung Quốc thời phong kiến trong Phần một. Khái quát lịch sử thế giới trung đại cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

Giải bài tập lịch sử 7 bài 4 trang 15 năm 2024
Trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 4 trang 15 sgk Lịch sử 7


1. Trả lời câu hỏi 1 bài 4 trang 15 sgk Lịch sử 7

Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có những điểm gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?

Trả lời:

Bảng điểm khác nhau trong chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên:

Chính sách cai trị của nhà Tống Chính sách cai trị của nhà Nguyên – Thi hành nhiều chính sách nhằm xóa bỏ hoặc miễn giảm các thứ thuế và sưu dịch nặng nề của thời trước – Mở mang các công trình thủy lợi – Khuyến khích phát triển thủ công nghiệp như: khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa, rèn đúc vũ khí,… – Thi hành nhiều biện pháp phân biệt đối xử giữa các dân tộc: + Người Mông Cổ có địa vị cao nhất, hưởng mọi đặc quyền + Người Hán ở địa vị thấp kém và bị cấm đoán đủ thứ như: cấm mang vũ khí, khí luyện tập võ nghệ,…

Lí giải sự khác nhau:

– Nhà Tống do người Trung Quốc lập nên, thực hiện các chính sách nhằm củng cố và phát triển đất nước, ổn định đời sống nhân dân là điều tất yếu.

– Nhà Nguyên được lập nên bởi sự xâm lược của người Mông Cổ nên họ thực hiện các chính sách cai trị, áp bức dân tộc hà khắc đối với người Hán. Vì vậy, nhân dân Trung Quốc đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa, chống lại ách thống trị của nhà Nguyên.


2. Trả lời câu hỏi 2 bài 4 trang 15 sgk Lịch sử 7

Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh – Thanh đã được nảy sinh như thế nào?

Trả lời:

Đến đầu thế kỉ XVI dưới thời Minh – Thanh, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Trung Quốc:

– Trong thủ công nghiệp: Xuất hiện nhiều xưởng dệt lớn, chuyên môn hóa cao, thuê nhiều nhân công như ở Tô Châu, Tùng Giang, xưởng làm đồ sứ ở Cảnh Đức,…

– Thương nghiệp: Phát triển cả trong và ngoài nước. Quảng Châu là thương cảng lớn nhất, từ đây các thương nhân Trung Quốc ra nước ngoài buôn bán với nhiều nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập,…


3. Trả lời câu hỏi 3 bài 4 trang 15 sgk Lịch sử 7

Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hóa, khoa học – kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến.

Trả lời:

Trung Quốc thời phong kiến đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về văn hóa, khoa học – kĩ thuật và có ảnh hưởng sâu rộng tới các nước láng giềng.

♦ Về tư tưởng:

– Nho giáo: Giữ vai trò quan trọng. Trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.

– Phật giáo: Thịnh hành nhất là vào thời Đường. Phật giáo cũng được tôn sùng, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và cử các nhà sư đi tìm hiểu về đạo Phật tại Ấn Độ.

♦ Văn học:

– Có nhiều thể loại như: Thơ, tiểu thuyết,…

– Với nhiều tên tuổi, tác phẩm nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,… Tam quốc diễn nghĩacủa La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,…

♦ Lịch sử:

– Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên là tác phẩm sử học nổi tiếng có từ thời Hán.

– Các quan chép sử của Trung Quốc đã ghi chép, biên soạn được nhiều bộ sử đồ sộ khác như Hán thư, Đường thư, Minh sử,…

♦ Về khoa học – kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với nền văn minh thế giới.

♦ Về nghệ thuật, kiến trúc: Có nhiều công trình đặc sắc: Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động,… còn được lưu giữ đến ngày nay.


Bài trước:

  • Trả lời câu hỏi 1 2 bài 4 trang 12 sgk Lịch sử 7

Bài tiếp theo:

  • Trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 5 trang 17 sgk Lịch sử 7

Xem thêm:

  • Các bài Lịch sử 7 khác
  • Để học tốt môn Toán lớp 7
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 7
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 7
  • Để học tốt môn Ngữ văn lớp 7
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 7
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 7
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 7 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 7
  • Để học tốt môn GDCD lớp 7

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk lịch sử lớp 7 với trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 4 trang 15 sgk Lịch sử 7