File ghi âm đại tá đinh văn nơi năm 2024

File ghi âm đại tá đinh văn nơi năm 2024

© Copyright 2010 - 2024 – Công ty Cổ phần VCCorp

Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội. Email: [email protected] Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015. Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân Điện thoại: 024 7309 5555

Liên hệ quảng cáo: Hotline: Email: [email protected] Hỗ trợ & CSKH: Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex, số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Tel: (84 24) 7307 7979 Fax: (84 24) 7307 7980 Chính sách bảo mật

Chat với tư vấn viên

Bổ sung, hồi 13h, ngày 7/10: bài viết lên trang Facebook của RFA sau một ngày, đã có 3.500 lượt độc giả bày tỏ cảm xúc, 538 lượt phản hồi, 111 lượt chia sẻ.

File ghi âm đại tá đinh văn nơi năm 2024

RFA – Đài Á châu Tự do

Bài bình luận của Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm)

2021-10-05

Cái “cực kỳ lạ” ở đây là từ sự “tài ba” của … “đối tượng xấu” nào đó, cho tới sự kém cỏi, lúng túng đến độ không thể giải thích nổi của chính quyền An Giang trong vụ việc được gọi là “cắt ghép file ghi âm đại tá Đinh Văn Nơi”. Còn “hấp dẫn” là từ đây thấy nổi lên những bí ẩn đằng sau nó.

Tóm tắt vụ việc

Trong hai ngày qua, một số báo cho biết trên mạng xã hội lan truyền một đoạn ghi âm, dài 6 phút, gây xôn xao dư luận. Đó là “cuộc nói chuyện” điện thoại giữa hai người, được cho là Đại tá Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an An Giang và một “cựu bí thư” (trên mạng cho đó là Thiếu tướng Bùi Bé Tư, cựu Bí thư tỉnh ủy, cựu Giám đốc Công An tỉnh An Giang).

Trong trao đổi đó có đả động tới Chủ tịch tỉnh An giang, với nhận xét bất lợi, rằng ông “không cho rước, đón người dân” từ TPHCM về giữa đại dịch.

Ban thường vụ Tỉnh ủy An Giang đã rất nhanh chóng “khẳng định” thông tin trên file ghi âm đó là “cắt ghép, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ”.

Vụ việc nghiêm trọng tới độ, trong khi mới điều tra, chưa rõ các đối tượng, nhưng đã được báo cáo ngay lên trung ương để xin ý kiến chỉ đạo.

Báo chí cũng được thông báo là “nghi can” đã được triệu tập. Và chiều nay, một số báo đưa tin đã xác định rõ đối tượng.

Do có báo cho biết “Công an tỉnh yêu cầu người dân không chia sẻ, phát tán những thông tin sai trái này, ai cố tình vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo pháp luật”, nên xin không đưa đoạn ghi âm đó lên đây (độc giả nào muốn nghe, để góp sức giúp cơ quan chức năng có vẻ đang lúng túng xử trí, thì chỉ cần sớt trên mạng Facebook từ khóa “đinh văn nơi ghi âm” là ra ngay hàng loạt).

Báo chí làm được gì

Truyền thông không phải là cái … máy ghi âm chỉ quay một hướng, rồi phát ra loa, viết thành bài. Ở đây, các báo đưa tin hoàn toàn theo thông tin của đảng, chính quyền An Giang. Không có những câu hỏi thắc mắc để làm rõ thêm vấn đề, không có thông tin từ các mạng xã hội, như Facebook, YouTube. Đặc biệt hoàn toàn không phỏng vấn vị “cựu bí thư”.

Phía báo chí cũng không được nghe đoạn ghi âm, để có thể trích ra vài câu, và phân tích biểu hiện “cắt ghép” nó ra sao.

Vì thế, mà độc giả không biết một chút chi tiết nào trong nội dung cuộc nói chuyện, làm sao phán xét đúng sai. Ngay cả danh tính “nghi can” bị triệu tập cũng không hề có. Từng báo là những mảnh ghép của vụ việc, độc giả tự ghép lại, vẫn không đủ, rồi phỏng đoán. Càng kích thích tính tò mò để tìm ra sự thực.

Và chưa hết, điểm qua thông tin trên các báo, thấy đầy dẫy mâu thuẫn, khó hiểu. Xin nêu tiếp trong phần dưới đây.

“Đối tượng xấu” quá tài

Trước hết, phải khẳng định rằng, qua nhiều báo cho biết, đoạn clip ghi âm không phải là tiếng nói của người khác, hoặc dùng phần mềm để giả giọng, mà chính là của ông Nơi và vị “cựu bí thư”.

Vấn đề chỉ là nó bị “cắt ghép” thôi, tức là lấy đoạn ghi âm này ghép với (những) đoạn ghi âm khác, tạo nên một cuộc nói chuyện bình thường. Làm được vậy, “đánh lừa” được người nghe, thì quả là kỳ tài.

Thêm nữa, dễ hiểu là để ghi âm “trộm” được một cuộc điện thoại của một đại tá giám đốc công an là vô cùng khó. Nếu ghi trực tiếp qua hệ thống điện thoại thì phải có trình độ công nghệ rất cao, còn ghi âm bên ngoài, thì phải đặt máy nghe trộm trong phòng một trong hai nhân vật trên, khi họ nói chuyện ở chế độ speaker/mở loa. Quá kinh!

Vậy kẻ đó là ai? Tìm đỏ mắt qua các báo … Thì có báo cho biết người “liên quan đến vụ cắt ghép này” là một “cán bộ đã nghỉ hưu”, nhưng lại có đoạn “một đối tượng đứng tại khu vực cửa ngõ vào tỉnh An Giang để livestream”, rồi “nhóm đối tượng ở nước ngoài sử dụng hình ảnh này để cắt ghép với file ghi âm bịa đặt về phát biểu của đại tá Đinh Văn Nơi“.

Nhưng lại có mấy báo khác cho biết thêm một đối tượng nữa (mà không hề đả động đến “cán bộ đã nghỉ hưu”, cũng không rõ có quan hệ với vị này và người livestream không). Đó là “Hoàng Văn Dũng, chủ facebook Hoàng Dũng”, định cư ở Mỹ, “phản động”…

Chính quyền quá lúng túng

Lúng túng trước tiên là sự vào cuộc có vẻ như không phải của công an, với các thao tác điều tra, giám định để đi đến kết luận, mà lại là của … Thường vụ Tỉnh ủy, với một “cuộc họp khẩn”, rồi “nghe đại tá Nơi trình bày”. Một quy trình ngược? Đã thế, lại không nghe nói có mời vị “cựu bí thư” tới để làm rõ hay không.

Câu hỏi đầu tiên là tại sao không khởi tố vụ án? Bởi đây là một vụ nghiêm trọng, lén theo dõi, ghi lại, phát tán nội dung công việc của một VIP công an, với mục đích “xấu”, lại liên quan tới đại dịch.

Khi nhanh chóng phát hiện “nghi can” lại không công bố danh tính (ít ra là tên viết tắt, ở địa phương nào, …) như bao nhiêu vụ việc tương tự khác.

Khi chưa làm tới nơi tới chốn những việc có thể làm ngay được, trong quyền hạn, khả năng của mình mà đã phải “báo cáo”, xin “chỉ đạo” từ trung ương thì quả là quá kém.

Cuối cùng là qua những thông tin cho báo chí hôm nay, thấy rõ vụ này liên quan tới nhiều đối tượng trong/ngoài nước, trong/ ngoài bộ máy nhà nước “câu kết” với nhau vô cùng nguy hiểm … lại càng rõ thêm sự cần thiết phải khởi tố vụ án.

Nhận định “tai hại”

Có thể một phần do cách làm trên, đem tới nhiều thắc mắc thêm trong dư luận, nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho những phỏng đoán, bình luận phong phú trên mạng xã hội.

Người ta đoán rằng, có thể do chính phía công an làm việc này (cuộc gọi giữa một đương, một cựu CA, đề cập cả một thứ trưởng CA với lời khen ngợi), với mục đích nhắm vào ông chủ tịch tỉnh và đề cao CA. Hoặc do phía muốn nhắm vào ông Nơi đã thực hiện. Hoặc do tổ chức đảng địa phương, muốn “lấy điểm”, để dân “hạ nhiệt” giữa tình hình dịch bệnh căng thẳng, v.v..

Với chính quyền, đó là những bình luận tai hại, nguy hiểm; còn đối với người dân, thì không hẳn.

Cũng cần phải nhắc tới một yếu tố góp phần cho câu chuyện thêm hấp dẫn trên mạng, là về nhân vật chính, đại tá Nơi. Trong thời gian gần đây, ông khá nổi tiếng về nhiều mặt, điển hình là vụ có kẻ dùng 20 tỉ đồng để “bứng ghế” ông đi.