Em bé nằm trong bụng mẹ như thế nào

Thai nhi được nuôi dưỡng và phát triển trong buồng tử cung của người mẹ, thai nhi sẽ nằm trong túi ối trong suốt thời gian mẹ mang thai. Như vậy, thai nhi trong bụng mẹ luôn hoạt động và phát triển hệ tuần hoàn, tiêu hóa, tiết niệu trong suốt thai kỳ. Vậy thai nhi bài tiết như thế nào trong buồng tử cung?

Theo các chuyên gia nghiên cứu, phôi thai bắt đầu tiểu tiện ngay từ khi được 2 tháng tuổi, thời điểm em bé bắt đầu biết nuốt nước ối sau đó thải ra chính nguồn nước ối đã nuốt của mình. Một cách dễ hiểu hơn, thai nhi sẽ uống nước tiểu của mình trong suốt 7 tháng trong bụng mẹ.

Khi trẻ phát triển hệ thống tuần hoàn, tiết niệu, thận bắt đầu xử lý lưu lượng máu của thai nhi và tạo ra nước tiểu, sau đó nước tiểu được đưa vào dịch ối xung quanh. Nước tiểu của thai nhi là một nguồn nước ối lớn trong vài tháng đầu của thai kỳ.

Dù vậy, nước tiểu của thai nhi không giống như phân, nước tiểu của bé trong môi trường nước ối là vô trùng, không chứa vi khuẩn nên không làm thai nhi mắc bệnh. Chính vì giữ vai trò quan trọng đối với trẻ, nước ối luôn được tái tạo và đổi mới mỗi 3 giờ để đảm bảo môi trường luôn chuyển hóa và vệ sinh cho thai nhi phát triển tốt nhất.

2. Lượng nước tiểu của thai nhi

Vào tuần thứ 31 – 34 của thai kỳ, mỗi ngày trẻ sẽ bài tiết nước tiểu khoảng 500ml vào trong nước ối. Nước ối là một môi trường có nhiều dinh dưỡng với khả năng tái tạo và trao đổi, giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển và sự sống của bé trong tử cung. Như vậy bé trong bụng mẹ luôn hoạt động và phát triển hệ tiêu hóa, tuần hoàn, tiết niệu.

3. Thai nhi bài tiết như thế nào trong bụng mẹ?

Em bé nằm trong bụng mẹ như thế nào

Thai nhi bài tiết trong bụng mẹ

Phân của các bé chỉ bắt đầu tích lũy dần từ thời điểm bước qua tuần 24 của thai kỳ. Đó là kết quả của quá trình nuốt nước ối thành thục, sự thoái hóa của các tế bào và hoạt động của hệ tiêu hóa. Phân su sẽ được tích tụ dần trong ruột của thai nhưng chỉ sau khi ra đời, trong lần đi vệ sinh lần đầu tiên của trẻ, lượng phân su này mới bắt đầu được thải ra ngoài qua đường hậu môn và có màu đen đậm hoặc xanh đen. Như vậy, theo lý thuyết thai nhi chỉ đi tiểu tiện nhưng hoàn toàn không đi đại tiện trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, có một số nhỏ khoảng 12% thai nhi không thể giữ phân su trong ruột cho đến ngày chào đời mà sẽ thải phân su ra nước ối. Hoặc khi bé đã quá ngày dự sinh, hệ tiêu hóa trưởng thành thì cũng có thể đào thải phân su ngay trong bụng mẹ. Lúc này, nước ối sẽ có màu xanh hoặc hơi vàng. Dù vậy điều này phần lớn không hề gây hại cho bé khi còn nằm trong bụng mẹ, không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên nếu chưa đến ngày dự sinh mà bé đã thải phân su trong bụng mẹ thì có thể liên quan đến các vấn đề như: mẹ chuyển dạ khó, dây rốn bị chèn ép, thiếu oxy, nhiễm trùng...

4. Hội chứng hít ối phân su là gì?

Có một trường hợp cần lưu ý đó là hội chứng hít ối phân su. Trong suốt 9 tháng 10 ngày nằm trong bụng mẹ, phổi của bé luôn đầy nước ối. Nếu phổi bé có phân su, nó sẽ đi qua khí quản. Khi chuyển dạ, nếu bé bị thiếu oxy trong thời gian dài, bé sẽ khó thở và hít phải phân su.

Khi hít phải phân su có thể chặn đường thở, gây tắc nghẽn đường thở, đồng thời giảm lượng oxy. Đối với những trẻ hít phân su, trẻ dễ bị rối loạn trao đổi khí ở phổi và suy hô hấp. Các kích ứng hóa học của phân su còn có thể gây viêm phổi, nhiễm trùng và bất hoạt surfactant (chất hiện diện trên bề mặt trong lòng các phế nang, giúp các phế nang giãn nở và thông khí tốt).

5. Cách phòng ngừa hội chứng hít ối phân su

Thai phụ khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu lạ hoặc thấy nước ối có màu xanh sẫm cần đến bệnh viện ngay hoặc đi khám thai thường xuyên để biết được tình trạng của mình và có cách xử trí khi sinh. Ngoài ra, thai nhi già tháng cũng làm tăng nguy cơ thai nhi ị ra phân su trước và trong khi sinh, vì vậy hãy theo dõi chặt chẽ thai kỳ kể từ tuần 37 trở đi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Trong thai kỳ trung bình kéo dài khoảng 40 tuần thì 12 tuần thai đầu tiên là thời kỳ nhạy cảm và quan trọng nhất khi mẹ cần làm quen với nhiều sự thay đổi trong cơ thể. Nắm rõ được sự phát triển, thay đổi và vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu giúp mẹ hiểu rõ hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn cả về sức khỏe lẫn tâm lý.

1. Vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu

Theo từng tuần thai phát triển, mẹ sẽ cảm nhận thai lớn lên từng ngày qua kích thước vòng bụng và những dấu hiệu của bé yêu. Tuy nhiên trong 3 tháng đầu thai kỳ, các dấu hiệu này khá mờ nhạt, thay vào đó là các dấu hiệu thai nghén thường khá nặng nề.

Em bé nằm trong bụng mẹ như thế nào

3 tháng đầu là thời kỳ rất nhạy cảm với sức khỏe thai

3 tháng mang thai đầu tiên là giai đoạn quan trọng, dù kích thước thai còn rất nhỏ nhưng vị trí thai trong bụng mẹ liên tục thay đổi.

1.1. Trứng đã thụ tinh di chuyển vào tử cung làm tổ

Trứng sau khi được thụ tinh thành công tạo thành hợp tử sẽ di chuyển theo vòi fallop vào buồng tử cung, tại đây hợp tử sẽ chọn 1 vị trí thích hợp trên niêm mạc tử cung để làm tổ. Khi đã nằm cố định trong tử cung, hợp tử sẽ bắt đầu phân chia, phát triển tế bào tạo thành túi phôi.

Em bé nằm trong bụng mẹ như thế nào

Trứng sau thụ tinh sẽ di chuyển vào tử cung làm tổ

1.2. Túi phôi dần phát triển thành thai

Túi phôi khi đã làm tổ cố định ở niêm mạc tử cung sẽ chia thành 2 nhóm, một phần phát triển thành thai, một phần hình thành các phần phụ của thai để đưa dưỡng chất nuôi từ cơ thể mẹ.

Đến khoảng tuần thai thứ 5, phôi thai đã phát triển tạo 3 lớp: nội bì, trung bì và ngoại bì. Từ đây các bộ phận của cơ thể trẻ sẽ dần hình thành, lần lượt như: ống tiêu hóa, phổi, tim, hệ tuần hoàn, hệ thống thần kinh, mắt, tai, da, cơ quan sinh dục,...

1.3. Các cơ quan của thai hình thành

Đến tuần thai thứ 6, thai nhi có hình dạng như con nòng nọc dài khoảng 6 mm, các bộ phận sẽ phát triển phức tạp hơn. Từ tuần thai thứ 7 trở đi, cha mẹ sẽ nghe được nhịp tim thai lần đầu tiên khi siêu âm. Cho đến tuần thai thứ 9, thai nhi có chiều dài khoảng 23mm, các cơ quan hình thành cơ bản, phần cổ và thân duỗi thẳng nằm gọn trong túi thai.

Em bé nằm trong bụng mẹ như thế nào

Thai nhi 3 tháng tuổi nặng khoảng 14g

Cho đến khi kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi dài khoảng 54mm, nặng tầm 14g và đã đầy đủ các bộ phận quan trọng. Hầu hết thai nhi trong bụng mẹ có vị trí hướng lên trên, lưng hướng về phía dưới, bé nằm gọn thoải mái trong tử cung.

Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn đặc biệt quan trọng khi quá trình mang thai mà cha mẹ cần hết sức lưu ý. Nắm được vị trí và sự phát triển của thai trong những tháng đầu này giúp mẹ chăm sóc bản thân tốt hơn để thai nhi có điều kiện phát triển tốt nhất.

2. Những điều cần lưu ý trong 3 tháng đầu mang thai

Sảy thai hầu hết xảy ra trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, thậm chí nhiều phụ nữ sảy thai khi không biết bản thân mình mang thai. Do vậy, việc phát hiện mình mang thai sớm thông qua theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, thử thai khi nghi ngờ là rất quan trọng. Khi biết mình mang thai, mẹ cần sớm đi khám thai lần đầu tiên để khẳng định, ngoài ra cũng để thực hiện các kiểm tra cơ bản về sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Ngoài ra, cần lưu ý những điều sau để mẹ có thể mang thai khỏe mạnh, nhẹ nhàng hơn trong 3 tháng đầu tiên này:

Em bé nằm trong bụng mẹ như thế nào

Mẹ trong 3 tháng đầu nên tránh hoạt động mạnh

2.1. Tránh các hoạt động mạnh, gắng sức

Ba tháng đầu, thai chưa ổn định vị trí và dễ bị tổn thương hơn, do đó mẹ cần tránh hoàn toàn các hoạt động mạnh, gắng sức như: chạy bộ, leo núi, nhảy dây,... Thay vào đó, phụ nữ mang thai nên chọn các bộ môn thể dục nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ,...

2.2. Tránh các thức uống kích thích

Mẹ bầu nên tránh các loại thức uống chứa chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá,... để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

2.3. Tiêm phòng đầy đủ

Mẹ bầu nên được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin được khuyến cáo trong thai kỳ để ngăn ngừa bệnh ở cả mẹ và bé. Ngoài ra, khi có ý định mang thai, phụ nữ cũng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản và tiêm phòng 1 số loại vắc xin để có sự chuẩn bị tốt nhất.

2.4. Giữ tâm lý thoải mái

Tâm lý là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và thai nhi nói riêng, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ cần giữ một tinh thần thoải mái, có biện pháp giảm căng thẳng, stress tránh áp lực tâm lý kéo dài ảnh hưởng đến thai nhi.

Khi phát hiện mang thai, mẹ nên thay đổi thói quen sống phù hợp như: nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế thức đêm, dưỡng thai, tránh thai nhi bị tác động mạnh gây sảy thai,...

Em bé nằm trong bụng mẹ như thế nào

Lưu ý mẹ bầu nên đi khám sức khỏe thai định kỳ

2.5. Khám sức khỏe thai định kỳ

Mẹ bầu cần lưu ý những thời điểm quan trọng để khám đi trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, nhất là lần khám đầu tiên kiểm tra thai đã vào tử cung hay chưa. Ngoài ra, sàng lọc dị tật thai nhi ở tuần thai thứ 12 cũng rất quan trọng để phát hiện sớm thai nhi gặp bất thường để can thiệp.

2.6. Chú ý đến dinh dưỡng và lựa chọn thực phẩm

Việc bổ sung các chất dinh dưỡng trong thai kỳ là yếu tố hàng đầu cần lưu ý để mẹ và thai khỏe mạnh, nên ưu tiên các loại thực phẩm tươi, sạch. Ngoài ra, triệu chứng thai nghén thường khiến mẹ bị mệt mỏi, chán ăn nhưng hãy cố gắng ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, bổ dưỡng để có sức khỏe.

Mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ các loại dinh dưỡng quan trọng với thai kỳ như: sắt, protein, canxi, acid folic,... có trong thực phẩm tự nhiên hoặc các loại viên uống bổ sung.

Như vậy qua bài viết này, MEDLATEC đã cùng bạn đọc tìm hiểu vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu cũng như những thông tin quan trọng, điều cần lưu ý để giữ sức khỏe mẹ và bé tốt nhất. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.