Dưới thời Bắc thuộc, Nho giáo ảnh hưởng đến nước ta như thế nào

Nho giáo Việt Namtừ thời Bắc thuộc đến đầu thế kỷ XINguyễn Thị Như11Học viện Quản lý giáo dục.Email: ận ngày 25 tháng 11 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 14 tháng 12 năm 2017.Tóm tắt: Nho giáo đã tham gia một phần quan trọng vào việc xây dựng nên diện mạo tinh thần củadân tộc, vào văn hóa dân tộc Việt Nam. Vì vậy, trong cơng cuộc cách mạng văn hóa hiện nay, cầnphải nghiên cứu Nho giáo để thấy tơn giáo này đã ảnh hưởng đến văn hóa của chúng ta như thế nào.Nho giáo, bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực, cản trở nghiêm trọng bước tiến của xã hội, cịn cónhiều yếu tố tích cực tác động đến đời sống dân tộc. Vì vậy, để đánh giá đúng đắn những ảnh hưởngcủa Nho giáo, chúng ta cần đặt nó vào bối cảnh lịch sử cụ thể để nghiên cứu.Từ khóa: Nho giáo, Bắc thuộc, nhà Ngơ, nhà Đinh, nhà Tiền Lê.Phân loại ngành: Triết họcAbstract: Confucianism has played an important role in the development of the spiritual value ofVietnam and its national culture. As a result, in the current cultural revolution, it is necessary tostudy the doctrine to see how it has affected the Vietnamese culture. In addition to the negativeimpacts that severely hindered the progress of Vietnam’s society, Confucianism does contain manyfactors that impacted the nation positively. Therefore, so as to properly assess the effects ofConfucianism, we need to put it into a specific historical context to study.Keywords: Confucianism, Northern domination, Ngo dynasty, Dinh dynasty, Early Le dynasty.Subject classification: Philosophy1. Mở đầuNho giáo có ảnh hưởng khác nhau ở cácthời đại khác nhau và đối với các tầng lớpkhác nhau. Khi tìm hiểu Nho giáo, chúng tacần phân tích những điều kiện xã hội, trongđó Nho giáo đã nảy sinh, phát triển và suytàn. Không có một Nho giáo chung chungcho các thời đại, một Nho giáo nhất thànhbất biến, thích ứng ở khắp mọi nơi, mọi lúc.51 Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018Chỉ có trên cơ sở nghiên cứu những điềukiện xã hội cụ thể, chúng ta mới nắm đượcthực chất nội dung Nho giáo qua các thờikỳ lịch sử. Bài viết phân tích ảnh hưởng củaNho giáo ở thời kỳ Bắc thuộc và thời kỳNgô, Đinh, Tiền Lê.2. Nho giáo thời Bắc thuộcNăm 179 trước Công nguyên, Triệu Đàchiếm được Âu Lạc; sáp nhập đất đai Âu Lạcvào quốc gia phong kiến Nam Việt; chia ÂuLạc làm hai quận Giao Chỉ (Bắc Bộ) và CửuChân (Bắc Trung bộ); cử quan lại, quân línhsang cai trị và đóng đồn. Khi đất đai Âu Lạcbị tổ chức thành quận huyện, chính quyềnphong kiến họ Triệu cũng thi hành một chínhsách đồng hóa ráo riết đối với người Việt.Tuy nhiên, việc tổ chức chính quyền của họTriệu với chính sách dung dưỡng để thống trịkhiến xã hội Âu Lạc không gây ra sự biến đổiđáng kể, không làm cho ý thức hệ phong kiếnxâm nhập nhiều vào xã hội thuộc địa.Đến năm 111 trước Công ngun, nướcNam Việt của Triệu Đà bị nhà Hán thơntính, vùng đất Âu Lạc bị đổi thành châuGiao Chỉ, bao gồm dưới đó 7 quận. Triềuđình phong kiến nhà Hán đã áp dụng mộtchính sách thống trị mới tại đây nhằm rasức khai thác kinh tế, củng cố chính quyềnvà đồng hóa nhân dân Việt theo văn hóaTrung Hoa.Để phục vụ cho cơng cuộc đồng hóa,giai cấp thống trị mới (thay thế giai cấpthống trị trước đó) “buộc phải làm cho tưtưởng của mình có hình thức phổ biến, phảinêu nó lên thành những tư tưởng duy nhấthợp lý, duy nhất có giá trị một cách phổbiến” [7, tr.368-369]. Từ đó, văn tự TrungHoa cùng với Nho giáo được truyền bámạnh mẽ vào xã hội Lạc Việt, làm cơ sở52cho ý thức hệ phong kiến thống trị. Tuynhiên, theo Nguyễn Kim Sơn, trong thái độcủa triều đình phong kiến Trung Hoa đốivới việc truyền bá Nho giáo vào xã hội ViệtNam lại xuất hiện một nghịch lý, mâuthuẫn. Họ vừa đẩy mạnh giáo hóa, thúc đẩyảnh hưởng của văn hóa Nho giáo tới cácvùng quận huyện biên viễn, lại vừa kìmhãm, hạn chế sự phát triển của văn hóa Nhogiáo ở các khu vực này [5, tr.433-450]. Nhogiáo (với tư tưởng tam cương, ngũ thường,tư tưởng thiên mệnh hết sức khắc nghiệtđược coi là hệ tư tưởng thống trị của giaicấp phong kiến phương Bắc) được sử dụngnhư một công cụ chủ yếu để thống trị, nôdịch nhân dân ta. Nó đóng vai trị thiết yếutrong q trình hợp thức hóa chế độ Bắcthuộc và biến nước ta thành quận, huyệncủa Trung Quốc, khiến văn hóa nước ta trởnên phụ thuộc và là một bộ phận của vănhóa Hán. Chính vì thế, những viên quan caitrị (như Tích Quang, Nhâm Diên, Tô Định,Mã Viện, Sỹ Nhiếp, Đỗ Tuệ Độ, CaoBiền…) là những người tích cực đưa Nhogiáo và những phong tục xuất từ Nho giáovào Việt Nam dưới mọi hình thức, từ truyềnbá điển lễ hơn nhân gia đình, thiết lập phápchế, đến cổ động tín ngưỡng, mở trườngdạy học… Tuy nhiên, việc truyền bá Nhogiáo, Nho học theo đúng nghĩa của nhữngtừ này lại bị hạn chế. Nền giáo dục Nho họccó được triển khai cũng chỉ vì giai cấpthống trị nước ngoài muốn đào tạo cho bộmáy cai trị của họ một số người làm tay sai,chứ không nhằm mục đích giáo hóa chotồn bộ những người dân Việt bản xứ. Tuykinh điển Nho giáo có được đem giảng dạyở các trường, nhưng theo học các trườngnày là con em quan lại địa chủ Hán tộc vàmột số con em tầng lớp trên của xã hội Việtmà lực lượng ngoại xâm có thể dựa vào để Nguyễn Thị Nhưcai trị. Việc bổ nhiệm, sử dụng quan lạingười gốc Giao Chỉ tại Trung Châu, cũngnhư tại chính Giao Chỉ, có sự phân biệt đốixử so với người Trung Quốc, điều đó cũngtạo ra lực cản cho sự phát triển Nho học tạikhu vực này. Thậm chí, những trí thứcngười Việt có tâm huyết, hồi bão, thựclịng muốn dâng hiến trí tuệ và tài năng củamình cho nước cho dân, thì lại bị triều đìnhtrung ương gờm sợ. Số người này bị đánhtrượt trong các kỳ thi, nhất là kỳ thi tiến sĩlấy người sung vào các cơ quan chủ chốt.Những người đỗ rồi, vẫn không được pháttriển, thi thố hết tài năng (thậm chí bị vùidập như trường hợp của Khương CơngPhụ). Năm 845, nhà Đường cịn đặt ra hạnngạch “sĩ tử An Nam thi khoa Tiến sĩkhông được quá 8 người, thi khoa Minhkinh không được q 10 người” [6]; điều đócũng khiến cho ý chí phấn đấu và hứng thúhọc tập của sĩ tử nơi đây giảm sút. Đưa raquy định đó bởi nhà Đường sợ rằng nếu lấyđỗ nhiều người nước ngồi thì có nguy cơhọ coi thường dân tộc Trung Hoa. Triềuđình phong kiến Trung Hoa muốn Nho giáohưng thịnh ở Việt Nam, nhưng đó phải làthứ Nho giáo trong tầm kiểm sốt, hợp vớichính thống Trung Hoa, nhằm kìm hãm sựphát triển của Nho giáo ở Việt Nam, vàđương nhiên không thể chấp nhận sự pháttriển ngang bằng hay lấn át sự rực rỡ củavăn hiến Hoa Hạ. Như vậy là, Nho giáo vàoViệt Nam xuất phát từ lợi ích của giai cấpthống trị ngoại tộc; nó tượng trưng cho sựkỳ thị và áp bức dân tộc, cho chính sách nơdịch nặng nề về tư tưởng, văn hóa đối vớinhân dân ta. Do đó, khi du nhập vào nướcta, Nho giáo khơng thể không vấp phải sựphản kháng mãnh liệt của nhân dân. ChốngNho giáo, chống Hán hóa đã trở thành mộtbộ phận, một mục tiêu quan trọng trong sựnghiệp đấu tranh chống quân xâm lượcphương Bắc, bảo vệ sự sống còn của dântộc ta trong suốt thời kỳ Bắc thuộc. Thêmvào đó, trước khi Nho giáo được du nhậpvào Việt Nam, nước ta đã có một nền vănhóa tương đối phát triển, với ngôn ngữ,phong tục, tập quán, lối sống riêng, đượcbảo tồn trong suốt quá trình dựng nước vàgiữ nước. Vì vậy, Nho giáo nói riêng, cáchệ tư tưởng triết học, tơn giáo nói chung từbên ngồi truyền vào khơng phải dễ dàngchiếm được chỗ đứng trong đời sống tinhthần của dân tộc Việt Nam. Nho giáo đãthất bại trong việc thực hiện chính sách“đồng hóa” văn hóa bản địa mà chínhquyền đơ hộ giao cho.Ở một khía cạnh khác, Nho giáo cónhững tác động tích cực đến sự phát triểncủa xã hội Việt Nam ngay từ thời Bắc thuộc.Theo Trần Nghĩa: “Nho học đã có mặt ởnước Việt Nam từ những năm đầu Côngnguyên và từ bấy đến nay, nếu có thể nóiđược như vậy, chưa bao giờ vắng bóng trênđất nước con Lạc cháu Hồng” [3]. Trongmột chừng mực nhất định, Nho giáo, Hánhọc ít nhiều đã thâm nhập được vào tầng lớptrên của xã hội Việt Nam từ đầu thời Bắcthuộc, để rồi tạo ra những chuyển biến cănbản của ý thức dân tộc trong các giai đoạnsau. Sự thâm nhập đó trước hết được thựchiện thơng qua việc học chữ Hán. Trongquan hệ với một nước bá quyền, nhu cầu họctập ngôn ngữ của họ để giao tiếp là lẽ đươngnhiên. Vì vậy, đã xuất hiện những ngườiViệt thuộc tầng lớp trên của xã hội chủ độnghọc chữ Hán. Học chữ Hán tức là học Nhogiáo. Cho nên, ở họ, Nho giáo đã có bướcphát triển nhất định.Nhiều người biết chữ Hán (qua đó màtiếp cận đến Nho giáo, ngày càng đơng đảo)chính là nhờ hệ thống Phật giáo. Không thể53 Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018phủ nhận rằng trong 10 thế kỷ đầu Côngnguyên, Phật giáo có phần chiếm ưu thếhơn Nho giáo trong việc thâm nhập vào đờisống xã hội của người Việt. Nhưng nhữngtrí thức Phật giáo lại chủ yếu thông qua chữHán mà đi sâu vào giáo lý nhà Phật. Vì thếhình thành một tầng lớp trí thức Nho - Phật.Những trí thức ấy khơng chỉ tinh thơng Phậtgiáo mà cịn có hiểu biết sâu về Nho giáo.Tầng lớp trí thức Nho - Phật này càng trởnên đơng đảo và có ảnh hưởng lớn trong xãhội từ thế kỷ VI, VII trở đi. Họ nghiên cứuvăn hóa Trung Quốc, viết văn và làm thơbằng chữ Hán. Kinh Phật có khi cịn đượcchú dịch, lý giải theo quan điểm kinh điểnNho gia và bằng lịch sử văn hóa TrungQuốc. Chính vì thế mà những trí thức Phậtgiáo càng am hiểu sâu sắc Nho giáo. Phậtgiáo đã thơng qua những nhà trí thức biếtđọc chữ Hán để phổ biến kinh sách của nó.Và do đó, họ khơng chỉ truyền đạo Phật, màcịn trở thành người truyền bá Nho học.Chính họ là tầng lớp trí thức có vai trị lớntrong chính quyền và xã hội Việt sau này.Sự thâm nhập của Nho giáo vào xã hộiViệt Nam cịn xuất phát từ chính mưu đồcát cứ của các quan cai trị. Để phục vụ chomưu đồ chính trị của mình, chính quyềnthực dân tìm cách đưa Nho giáo dần dần“chen chân” vào đời sống của người dân,mà trước hết là vào tầng lớp quan lại hàotrưởng người Việt trong bộ máy chínhquyền cai trị. Tuy nhiên, quyền hành chínhtrị của tầng lớp hào trưởng địa phươngkhơng ngừng bị thu hẹp, lợi ích kinh tế bịcắt xén. Điều đó đã gây ra lịng căm phẫntrong họ. Họ chỉ chờ cơ hội là lãnh đạonhân dân nổi dậy chống ách đơ hộ ngoạibang. Họ tuy Hán hóa nhưng mang trongmình ý thức dân tộc, độc lập mạnh mẽ; họdùng chính những tri thức Nho học để tự54lực tự cường, củng cố thêm tinh thần độclập dân tộc của mình. Thêm vào đó, ngay từđầu Cơng ngun, nhân dân và sĩ tộc TrungQuốc di cư sang Giao Chỉ ngày càng đôngđảo. Khi di cư sang nước ta, họ cũng mangtheo nhiều yếu tố của văn hóa Hán tộc,trong đó có Nho giáo. Một số gia tộc TrungQuốc sống ở Giao Châu trong một thời giandài, dần dần Việt hóa. Họ cũng trở thànhnhững đại địa chủ có thế lực ở địa phương.Dù trước đây dịng dõi của họ có hiển quýthế nào chăng nữa, nhưng đến nay họ cũngbị xem là “hàn môn”, địa vị thấp kém,không thể sánh với sĩ tộc Bắc phương. Điềuđó đã đẩy họ đến gần hơn với những ngườiViệt trong các cuộc nổi dậy chống chínhquyền thống trị, trở thành “ứng viên có ưuthế nhất để những cuộc nổi dậy có tiếngvang, hoặc đi đến thành công” [12, tr.41].Như vậy, cả hai thành phần người Hánđược Việt hóa và người Việt được Hán hóađã gần gũi với nhau, kết hợp thành liênminh chính trị trong đấu tranh chống chínhquyền đơ hộ. Họ chính là những đại diệncủa tầng lớp người Việt ưu tú, là nòng cốtcủa giai cấp phong kiến Việt Nam đangtừng bước trưởng thành. Tư tưởng của họphản ánh xu hướng phát triển của xã hộiViệt lúc ấy và sẽ chi phối kiến trúc thượngtầng ý thức, tư tưởng của quốc gia Đại Việtđộc lập sau này, khi mà giai cấp phong kiếnViệt Nam đã thực sự vươn lên địa vị làmchủ xã hội. Giữa họ, sự giao lưu, du nhậpvăn hóa Nho giáo khơng cịn diễn ra mộtcách cưỡng bức mà đã trở thành nhu cầu tựnhiên. Với sự tiếp thu Nho giáo, tầng lớpưu tú người Việt ấy đã nâng ý thức cộngđồng, ý thức dân tộc, ý thức độc lập tự chủlên một tầm lý luận mới cao hơn. Ý thứcnày ngày càng trở thành động lực, thànhchất keo liên kết các thành viên trong cộng Nguyễn Thị Nhưđồng Việt đấu tranh khơng mệt mỏi vì độclập và chủ quyền dân tộc. Ý thức cộng đồngdần dần phát triển thành tinh thần yêu nướcnồng nàn. Sự tơn trọng thủ lĩnh dần pháttriển thành lịng trung thành với vị quânvương đại diện cho lợi ích của dân tộc. Ýthức độc lập, tự chủ đã được triển khaithành các đường lối chiến lược đấu tranh vànhững dự án xây dựng đất nước ngang tầmvới kẻ thù phương Bắc. Thêm vào đó, do sựthống trị cưỡng bức của nhà Hán và cácđiều kiện xã hội dần được xác lập ở ViệtNam gần giống với xã hội Trung Quốc thờiHán, nên ở mức độ nhất định, Nho giáo đãcó ảnh hưởng tích cực đến văn hóa và tưtưởng (đặc biệt là tư tưởng chính trị - xãhội) của người Việt. Việc tiếp thu các giá trịtrong Nho giáo phù hợp với dân tộc đã trởthành một nhu cầu thực tế của đất nước.Những bước phát triển đó cho thấy,người Việt lúc này khơng chỉ chống sự xâmlược, đồng hóa của kẻ thù, mà còn biết tậndụng những thành tựu tư duy văn hóa củakẻ đi xâm lược, biến nó thành vũ khí lýluận, tinh thần chống lại chính kẻ thù đó.Triều đại Lý Bí được xây dựng theo tinhthần của Nho giáo, từ tư tưởng của ChuCông, Khổng Tử. Lý Bí tự xưng Nam ViệtĐế (có nghĩa là ngang hàng với đế vươngphương Bắc), tổ chức một triều đình riêngvới hai ban văn võ, lấy niên hiệu “ThiênĐức” (có nghĩa là đức chính của triều Lý cónguồn gốc tự trời, chịu mệnh ở trời). Đây làmột việc làm rất có ý nghĩa, là sự phủ địnhngang nhiên quyền làm “bá chủ thiên hạ”của hoàng đế phương Bắc, vạch rõ sơn hà,cương vực; và là sự khẳng định dứt khoátrằng dân tộc Việt Nam có quyền tự chủ đốivới vận mệnh của mình. Trong mơ hìnhtriều đại của Nam Việt Đế Lý Bí, ta thấy cóbóng dáng của tư tưởng “thiên mệnh”, “đứctrị” của Nho giáo. Đây chính là sự thửnghiệm đầu tiên về việc dùng lý thuyếtchính trị của Nho giáo để cai trị đất nước.Đến thời thuộc Đường, sự phát triển củanền văn hóa, giáo dục ở thuộc địa phươngNam đã được chính quyền đơ hộ đẩy lênmột bước mới. Những quan lại bị đày sangGiao Châu lúc này đều là những trí thứcnho sĩ, các cựu quan chức, nói cách khác,họ đều là những kẻ “có chữ”. Nhà Đường tổchức hành chính chặt chẽ hơn, mở rộngphạm vi thống trị xuống đến dưới cấphuyện, thậm chí, một mặt nào đó, cũng đãnắm đến cấp xã. Và trong ba thế kỷ ngoạithuộc đó (thế kỷ VII - IX), triều đình phongkiến Trung Hoa dưới thời Đường đã ápdụng lối tuyển lựa quan lại bằng cách thi cửthay cho lối tuyển cử của đời Hán. Dochính sách khuyến khích của triều đìnhphong kiến nhà Đường, trường học thậmchí đã được đưa đến tận một số xã, thơn.Bên cạnh đó, nhà Đường muốn lợi dụngviệc học hành thi cử để nắm lấy trí thứctrong thiên hạ, hướng họ về một phía phụcvụ vương triều. Trường Quốc Tử Giám ởkinh đô Trường An đã được mở rộng. Mộtsố người Việt cũng đến đây thụ nghiệp.Nhiều người đã có điều kiện leo lên đếnnhững tước vị lớn trong triều đình trungương Trung Quốc. Như trên đã nói, đếnnăm 845, nhà Đường đưa ra quy định giớihạn sĩ tử An Nam vào thi khoa Tiến sĩkhông được quá 8 người, khoa Minh kinhkhông được q 10 người. Nhưng dù có ragiới hạn thì cũng chỉ làm giảm chứ khôngchấm dứt được hy vọng của những ngườimong mỏi tiến thân bằng con đường khoacử. Điều đó đã khiến cho trình độ Hán họccủa người Việt đạt đến mức độ phát triểntương đối cao, không thua kém người55 Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018Trung Quốc - Người Việt có đầy đủ khảnăng để tham gia vào các cuộc tranh luậnvề học thuật, tư tưởng của Trung Quốcđương thời.Cuối thời thuộc Đường, những ngườithuộc tầng lớp trên của xã hội Việt (bao gồmnhững trí thức là người Hán đã Việt hóa vàrất nhiều thủ lĩnh địa phương) đã Hán hóa ởmức độ nhất định. Mai Thúc Loan, PhùngHưng, Dương Thanh… đều đã sinh sốngdưới một khn khổ chính trị theo chiềuhướng Nho giáo từ lâu. Cho nên hành độngcủa họ không khỏi bị chi phối bởi lý thuyếtvề chính trị của Nho giáo. Khi nhà Đườngsuy sụp, Khúc Thừa Dụ, hào trưởng châuHồng, đã nổi dậy phất cờ tự chủ, giànhquyền chính trị trong xứ, xưng là Tiết độ sứ.Họ Khúc thực hiện việc cải tổ khu vực hànhchính; chia tồn xứ thành các lộ, phủ, châu,giáp, xã; đặt quan cai trị để kiểm soát tất cảcác nơi trong xứ; sửa lại chế độ điền tơ, thuếmá; tha bỏ lực dịch… Chính quyền đó làmầm mống của nhà nước phong kiến độc lậpsau này, được tổ chức theo khuôn mẫu củaNho giáo. Liên quan đến vấn đề này, ChuĐình Xương trong cuốn Nho giáo tại ViệtNam đã có những kiến giải hợp lý. Theo tácgiả, đến giai đoạn này, trong xã hội Việt,việc học chữ Hán và qua đó tiếp nhận vănhóa Trung Hoa, tiếp nhận Nho giáo đã mangtính rộng rãi chứ khơng phải chỉ riêng củatầng lớp thống trị. Ông lý giải: “Nếu chínhquyền trung ương khơng sử dụng thành thạochữ Hán, nếu thơn xã khơng có người biếtchữ Hán thì làm sao nhà nước Khúc Hạo thihành được những biện pháp trên!” [5,tr.549]. Thậm chí, ngay từ trước thời KhúcThừa Dụ, nội dung và hình thức của các tổchức nhà nước qua các thời kỳ “độc lập”ngắn ngủi do Triệu Quang Phục, Mai ThúcLoan, Phùng Hưng lập nên đã chứng tỏ điềuđó (tuy rằng cái khuôn mẫu Nho giáo vẫnchưa được áp dụng triệt để và chưa lấn át56được dấu vết của những tư tưởng bản địatruyền thống).Như vậy, thời Bắc thuộc, tuy Nho giáochưa xâm nhập được vào mọi tầng lớp xãhội, nhưng từ thế kỷ VI trở đi (nửa cuối thờikỳ Bắc thuộc), Nho giáo đã từng bước đivào đời sống tư tưởng người Việt trênphương diện một nhãn quan chính trị - xãhội, cung cấp cho tầng lớp trên của xã hộiViệt những tri thức và kinh nghiệm hữu íchvề lịch sử, về cách thức tổ chức xã hội, nhànước. Với tư cách là lớp người ưu tú của xãhội, có quyền bính, có thân thế, họ là lựclượng mà quần chúng nhân dân phải dựavào nếu muốn nổi dậy chống chính quyềnđơ hộ đi đến thành cơng. Tư tưởng của họtuy chưa chiếm địa vị phổ biến trong đờisống tinh thần người Việt đương thời,nhưng lại đúng với trào lưu hiện hành, phảnánh xu thế phát triển của xã hội Việt Nam,đó là xây dựng một quốc gia phong kiếnđộc lập theo khuôn mẫu Trung Hoa với tưtưởng cốt lõi Nho giáo chứ không phảiquay về với chế độ Lạc hầu, Lạc tướng xưakia. Như vậy là, vượt ra ngoài mong muốncủa kẻ đi xâm lược, như một công cụ vôthức của lịch sử, Nho giáo đã tạo ra một sốđiều kiện vật chất và tinh thần cho sựchuyển biến xã hội, văn hóa Việt Nam. Dântộc Việt Nam nổi lên chống lại sự xâm lượccủa phong kiến phương Bắc, tiến tới khôiphục lại nền độc lập của mình bằng cáchvận dụng chính các tri thức văn hóa vàthể chế chính trị Nho giáo mà ngườiTrung Quốc đã mang đến để áp đặt hòngkhuất phục người Việt Nam.3. Nho giáo thời Ngô, Đinh, Tiền LêNăm 930, quân Nam Hán sang đánh chiếmnước ta, chính quyền tự trị của họ Khúckhông chống cự nổi, đất nước lại bị đặt dưới Nguyễn Thị Nhưách thống trị của ngoại bang. Chiến thắng tolớn của Ngô Quyền năm 938 (giết được conchúa Nam Hán) đã mở đầu cho thời kỳ độclập lâu dài của dân tộc. Nhưng sự độc lậpvề chính trị khơng đồng nghĩa với sự thốtly ảnh hưởng của văn hóa Hán. Bởi triềuđình phong kiến Trung Quốc tuy có suy yếunhưng vẫn đủ lực lượng đe dọa nước ta.Bản thân các triều đại Việt buổi đầu độc lậpcũng nhận thấy thế yếu của mình trongtương quan với chính quyền Trung Hoa.Điều kiện lịch sử - địa lý của hai xứ Việt Trung cũng như áp lực chính trị quân sự đãkhiến văn hóa Hán, trong đó có Nho giáo,vẫn ảnh hưởng vào phương Nam ngay cảtrong thời độc lập.Bên cạnh đó, nước Việt thốt thai từ cảngàn năm Bắc thuộc, nên các thủ lĩnh trongnước vẫn thừa hưởng trong tay cơ chế xãhội mà chính quyền đơ hộ đã dày cơng xáclập. Trong khi tổ chức chính quyền độc lập,các triều đại Việt vẫn hướng theo khuônmẫu phương Bắc. Ngô Quyền, Đinh BộLĩnh, Lê Hoàn là ba thế hệ kế tiếp nhauchối bỏ quyền uy Hán tộc, muốn xây dựngmột nền văn hóa độc lập của riêng mình,nhưng họ lại vẫn bị ràng buộc vào áp lựcvăn hóa từ phương Bắc đưa xuống.Ngô Quyền chứng tỏ ông chịu ảnh hưởngnhiều của văn hóa Hán. Ơng bỏ danh hiệuTiết độ sứ của quá khứ lệ thuộc còn đeođẳng họ Khúc, họ Dương để xưng Vương(năm 939). Một thủ lĩnh tập trung quyềnbính trong tay khi đã xưng vương hiệu thìphải chấp nhận sự ràng buộc của danh xưng,có nghĩa phải là một ơng vua theo quan niệmNho giáo. Ơng cịn “đặt trăm quan, chế địnhtriều nghi, phẩm phục” [2, tr.193]. NgôQuyền lập ra một nhà nước phong kiến độclập với tính chất một nhà nước phong kiếntrung ương tập quyền. Ngô Sĩ Liên nhận xét:“Nhà Tiền Ngô nổi lên được, không nhữnglà chỉ có cơng chiến thắng mà thơi, việc đặttrăm quan, chế định triều nghi phẩm phục;có thể thấy được quy mô của đế vương” [2,tr.194]. Ngô Xương Văn từng nói: “Đức củatiên vương ta thấm khắp lịng dân, phàmnhững chính lệnh ban ra khơng ai là khơngvui lịng nghe theo; khơng may mất đi, BìnhVương tự làm việc bất nghĩa, cướp ngơi củaanh em ta, tội khơng gì to bằng” [2, tr.196].Ơng đánh úp Dương Tam Kha, khơi phục lạicơ nghiệp, nhưng ơng cũng nhận thấy: “BìnhVương đối với ta có ơn, sao nỡ giết” [2,tr.196]. Những lời nói đó chứng tỏ ơng làngười có kiến thức Nho học. Việc truất bỏDương Tam Kha để lên ngơi vua chính làhành động chính danh của một vị hồng đếnối lại chính thống. Việc tha lỗi cho DươngTam Kha là thể hiện lịng nhân. XươngNgập cậy phận đích trưởng, chun quyềnlàm oai. Nhưng Xương Văn vẫn dung thứcho hành động đó. Như vậy, ở một mức độnhất định có thể coi đấy là khí khái của mộtbậc vương giả mang trong mình tư tưởngNho giáo.Tiếp sau nhà Ngơ, Đinh Bộ Lĩnh xưngĐế, để con mình xưng vương. Triều đình cóquan văn giữ ngơi cao (Nguyễn Bặc), cóchức trưởng ngành tư pháp coi tồn cõi (LưuCơ), có tướng cầm qn (Lê Hồn), có hệthống tơn giáo giúp sức trong việc tăngcường tính tập trung của triều đình phongkiến. Cả một hệ thống phong kiến theokhn mẫu Trung Quốc được hình thànhtrên lãnh thổ Đại Việt. Tư tưởng chủ đạo củaviệc tổ chức các chính quyền ấy chính làHán Nho.Thời Lê Hồn, những hoạt động nhằmxây dựng nhà nước phong kiến tập quyền,củng cố ngơi chí tơn được đẩy mạnh hơn sovới thời Đinh. Lê Hồn nâng các con mình57 Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018lên một bậc Đại vương. Việc Lê Hoàn chiađất cho những người con trai thể hiện rõ vaitrị của một ơng vua phân phong đất cai trị.Lê Hoàn lấy niên hiệu Thiên Phúc (936-944)giống của nhà Hậu Tấn ngắn ngủi (936-946).Để đúng với địa vị Thiên tử, Lê Hoàn tổchức mừng sinh nhật theo kiểu các vuaĐường đề ra; cày ruộng tịch điền để mởmùa cho dân chúng. Chính quyền mới đượcxây dựng không chỉ phỏng theo khuôn mẫuTrung Hoa mà còn sử dụng cả quan lại lànhững người được đào tạo từ khn mẫu đó.Thái sư Hồng Hiến đương thời vốn là ngườiBắc triều, thông kinh sử, được vua tin dùngnhư tâm phúc. Quan lại trong triều đượctrọng dụng nếu khơng phải là người TrungQuốc thì cũng đều là những người có trìnhđộ Hán hóa nhất định. Họ ủng hộ việc LêHồn cơng nhận ngun tắc vương quyềngia trưởng của Nho giáo vào năm 1004.Những người này cũng giúp triều đìnhphong kiến học được cách tổ chức chínhquyền theo kiểu tập trung. Những hoạt độngđó cho thấy, lúc này, sự tiếp nhận văn hóaTrung Hoa khơng cịn tính cách cưỡng épmà đã trở thành tự nguyện và tự nhiên.Những biểu hiện ảnh hưởng của Nho giáodưới thời Lê Hoàn khiến Ngơ Thì Sĩ phảingạc nhiên vì đời Lê Hồn “khơng thấy cónhắc gì tới học hiệu và khoa cử” thế mà “láthư xin tập vị lời nói uyển chuyển và đắcthể… ca khúc tiễn sứ thần tình ý lanh lẹ đầyđủ tình tứ, văn nhân cũng khơng thể hơnđược” [4, tr.97]. Những hiểu biết văn chương,nghĩa lý điển cố tinh tường trong các bài thơcủa sư Đỗ Pháp Thuận, sư Khuông Việt làbằng chứng cho thấy Hán học, Nho giáo vẫnđược duy trì trong xã hội. Chẳng hạn như, ĐỗPháp Thuận tuy là tổ sư của một môn pháiPhật giáo, nhưng khi được vua Lê Đại Hànhhỏi về vận nước, một câu hỏi thuộc lĩnh vực58chính trị nhân sinh, đã có câu trả lời hướngđến các giải pháp cụ thể: “Quốc tộ như đằnglạc/Nam thiên lý thái bình/Vơ vi cư điệncác/Xứ xứ tức đao binh” [9, tr.204].Quan niệm về “vô vi” trong câu trả lờicủa ơng có nhận thức luận của Phật giáo làmnền tảng, có triết lý của Đạo giáo làm cơ sởvà hướng tới hành vi của Nho giáo làm cứucánh [10]. Cái vô vi mà Nho giáo hướng tớiđó chính là biểu hiện của đường lối đức trị.Thánh nhân lấy đức thịnh mà cảm hóa dânnên vơ vi mà vẫn bình trị. Đạo làm vua màbiết người, đạo làm tơi mà biết việc thì dùkhơng cần ra lệnh mà mn việc vẫn thành.Trị nước bằng đức thì vô vi mà thiên hạ theovề [1, tr.566].Cuối đời Lê, Lê Long Đĩnh cũng nhậnthấy rõ trào lưu chính đang ngự trị ở HoaLư. Đó là trào lưu xây dựng triều đại theokhn mẫu phương Bắc. Vì vậy, ngay saukhi lên ngôi, Lê Long Đĩnh đã “sửa đổiquan chế và triều phục cho các quan văn võ,tăng đạo đều theo đúng như nhà Tống” [2,tr.245], tổ chức cai trị bám sâu vào địaphương hơn, đặt thêm quân địa phương“sương quân” như của nhà Tống. LongĐĩnh nâng thần thổ địa đất Đằng Châu, nơithực ấp của mình lên chức thành hồng.Như vậy, lần đầu tiên một ông vua phongtước cho thần theo đúng quyền hành củamột vị Thiên tử. Chính những đổi thay theomơ hình Tống trong triều Lê đã giúp cho ýthức về quân quyền ngày càng tăng tiến ởcác triều đại về sau.Tuy nhiên, do phải giằng co với nhữngyếu tố bản địa truyền thống, nên Nho giáokhông dễ dàng khẳng định vị thế của mìnhtrên bình diện xã hội trong buổi đầu độc lập;sự phát triển của Nho giáo ở thế kỷ thứ X cónhững diễn tiến phức tạp. Nguyễn Thị NhưSau khi giành được độc lập, đất nướcphát triển theo xu hướng tập quyền. Quanniệm vương quyền gia trưởng kiểu Nhogiáo được coi là khuôn mẫu cần tuân thủ.Nhưng lúc này, nguyên tắc phụ quyền củaNho giáo chưa lấn đoạt được nguyên tắcmẫu quyền truyền thống. Phải rất khó khăn,ngun tắc này mới dần dần được khẳngđịnh. Ngơ Quyền khi bệnh nặng, giao choDương Tam Kha giúp đỡ con mình. Điềuđó thể hiện vai trị của Dương Tam Kha.Vai trị của người cậu trong một gia đìnhmẫu hệ là vai trị người ni nấng kẻ nốidõi dịng họ, vai trò điều khiển, quyết định.Dù bằng binh lực đánh dẹp 12 sứ quân,Đinh Bộ Lĩnh cũng phải lấy mẹ Ngơ NhậtKhánh để bảo đảm vai trị tiếp nối nhà Ngơ.Rồi Lê Hồn lấy vợ Đinh Bộ Lĩnh, trước đólại được bà Dương hậu này sai lấy áo longcổn cho mặc và mời lên ngơi hồng đế. Cácvua Đinh, Lê đều lập nhiều hoàng hậungang nhau. Tuy nhiên, thực tế lịch sửkhông để cho khuynh hướng truyền thốnggiữ ưu thế. Nguyên tắc phụ quyền, cho dùkhó khăn, vẫn dần dần được khẳng định.Thời Ngô, sau khi Ngô Quyền mất, ngườianh vợ (có sách chép là em) Dương TamKha tồn quyền lựa chọn người kế nghiệp,đó là người con thứ Ngơ Xương Văn.Nhưng do nếp sinh hoạt ở Đô hộ phủ AnNam đã chịu ảnh hưởng nhất định bởi quanniệm phụ quyền gia trưởng trong Nho giáoTrung Hoa, cho nên người con trưởng NgơXương Ngập khơng chịu thiệt thịi, đã xảyra tranh giành, hiềm khích. Sang thời Đinh,Đinh Tiên Hồng truyền ngôi cho ngườicon nhỏ tuổi Hạng Lang. Các sử thần đờisau chê ông bỏ trưởng lập thứ, gây mầm rốiloạn. Nhưng thực chất, tính chất trưởng thứđã thể hiện rất rành rẽ trong quyết định củaơng. Theo Tạ Chí Đại Trường trong tácphẩm Những bài dã sử Việt, “Hạng Lang”là chuyển âm Hán Việt của từ “ChàngLớn”, Hạng Lang mới chính là con trưởngcủa họ Đinh tính theo dịng chính. Vì vậy,Đinh Tiên Hồng đã truyền ngơi đúng vớingun tắc của Nho giáo. Nguyên tắc ấy,qua thời Lê sang đến thời Lý mới thực sựthắng thế.Việc Nho giáo khó xác lập vị thế chínhthống trong thời kỳ này cịn xuất phát từchỗ ý thức thời đại cũng chưa sẵn sàng chonhững khn mẫu của nó. Khi tổ chứcchính quyền phong kiến, Đinh Bộ Lĩnh đãthực hiện nhiều biện pháp củng cố quyềnlực tích cực nhằm tăng cường tính tậptrung, xóa bỏ yếu tố phân li. Họ Đinh đãthu phục các cựu sứ quân hay dòng dõi củahọ (bằng cách đưa họ vào trong bộ máychính quyền; lấy danh vị, chức tước triềuđình mua chuộc, xoa dịu để đổi lấy sự thầnphục; cho Phạm Phòng Át làm quan thânvệ, gả con cho Trần Thăng, em Trần Lãm,liên kết thông gia chặt chẽ với người thuộcdịng chính thống của họ Ngơ, phong LêLương làm chức Trấn quốc bộc xạ…). Tuynhiên, các thành phần chính quyền từ nhiềunguồn gốc đó là một dun cớ quan trọngkhiến cho khó có một triều đại bền vững.Chính vì khó có thể tin được sự thần phụccủa các cựu sứ quân hay của dòng dõi họ,cho nên Đinh Tiên Hồng, thay vì sử dụngbiện pháp nhân trị của Nho giáo, đã “đặtvạc dầu lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ ở trongcũi” [2, tr.205] để trị tội kẻ phản đối. Đó làbiện pháp mạnh trên cái thế thống nhấtmỏng manh.Bên cạnh đó, nhà Đinh cịn áp dụngnhững biện pháp thu phục dân chúng nhờvào tôn giáo. Trong tổ chức tơn giáo lúc ấy,Phật giáo có vị thế nổi bật hơn cả. Ngay từthời Bắc thuộc, ý thức Phật giáo đã ngày59 Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018càng thắng thế trong xã hội, ảnh hưởng sâuđậm đến sinh hoạt tư tưởng và thế giới quancủa người Việt. Nhiều cuộc tranh luận,đụng độ giữa Nho giáo và Phật giáo đã diễnra. Nho giáo, tuy được giới cầm quyền bảohộ nhưng vẫn không bước lên được địa vịđộc tôn. Từ đó trở đi, Nho học Việt Nam đãphải náu mình vào đạo Thiền để khả dĩ tồntại và chờ cơ hội phát triển. Bởi thực tế lịchsử ấy, giai cấp phong kiến Việt Nam buổiđầu độc lập không thể không đề cao và sửdụng Phật giáo một cách tích cực. Khôngphải ngẫu nhiên mà tổ chức tôn giáo vàolúc đương thời (năm 971) đi đơi với tổ chứcchính quyền trung ương. Đại Việt sử kýtoàn thư chép: “Tân Mùi, năm thứ 2 (971)(Tống, Khai Bảo năm thứ 4). Mới định ragiai phẩm cho các quan văn võ và tăng đạo.Cho Nguyễn Bặc làm Định Quốc công, LưuCơ làm Đô hộ phủ sĩ sư, Lê Hoàn làm Thậpđạo tướng quân; cho tăng thống Ngô ChânLưu hiệu là Khuông Việt đại sư, choTrương Ma Ni làm Tăng đạo sĩ, ĐặngHuyền Quang làm Sùng chân uy nghi” [2,tr.208]. Như vậy là, sức mạnh thần quyềnđã được cụ thể hóa trong hệ thống thế tụcđể phục vụ cho hệ thống thế tục ấy.Tăng sĩ được q trọng khơng những vìvai trị quan trọng về mặt tơn giáo, mà cịnvì tính chất đại diện thời đại của họ. Nhàsư không chỉ am tường giáo lý nhà Phật,mà còn am hiểu cả Nho giáo. Họ được cáctriều đại phong kiến trọng dụng để giúpviệc nước, trở thành những người cố vấntrong chính quyền nhà nước do tinh thơngcả Nho - Phật - Đạo. Tuy nhờ đó mà Nhogiáo có thêm cơ hội mở rộng tầm ảnhhưởng, nhưng cũng chính vì thế mà tínhcách duy lý của Nho giáo mờ nhạt đi.Đồng thời với đó, thân phận tăng đồ lạigắn liền với quyền lợi chức vụ, ruộng đất.60Tăng quan trụ trì tại các tự viện của nhànước đều được cấp ruộng. Tự viện là điềntrang của tập đồn phong kiến Phật giáo.Điều đó là một trong những lý do khiếncho nhiều người học Nho quay sang làmtăng. Chẳng hạn như, Khuông Việt “lúc béhọc đạo Nho, lớn lên đi tu” [9, tr.208]. Sựnhập nhòa giữa Nho giáo và Phật giáokhiến cho cả hai đều không giữ được tínhchất thuần túy của học thuyết mình.Cuối đời Tiền Lê, để tập trung quyềnhành cho bản thân, Lê Long Đĩnh muốnnhanh chóng đưa Nho giáo lên địa vị chủđạo trong đời sống tư tưởng của xã hội.Hành động của vua (róc mía trên đầu nhàsư Qch Ngang, cố tình lỡ tay làm chảymáu rồi cười), là sự đàn áp một lực lượng,một tập thể, một ý thức hệ. Sự đàn áp đóđược gây ra bởi ý thức Nho giáo chủ trươngquyền độc tơn về ngơi vị Hồng đế. NhưngLong Đĩnh đã gặp phải sự chống đối mạnhmẽ trong tiến trình củng cố địa vị chuyênchế của mình. Năm 1009, kinh Đại Tạngđược mang về càng làm vững chắc thêm vaitrò xã hội của tầng lớp tăng đạo Hoa hóa,khiến cho câu chuyện vua róc mía trên đầunhà sư sau này chỉ có ý nghĩa là hành độngtàn ác của một cá nhân điên loạn cầmquyền. Hoàn cảnh lịch sử đã tạo ra một vịHoàng đế với những hành động khắc bạc,tàn bạo. Thiền sư Vạn Hạnh bỏ nhà Lê, laotâm khổ trí mưu đồ cho sự nghiệp của LýCơng Uẩn hẳn có lý do chính đáng. Nhữngtoan tính của Lê Long Đĩnh muốn tập trungquyền hành cho bản thân, dòng họ mình, lạidẫn đến kết quả thụ hưởng cho kẻ khác.Mưu toan muốn nhanh chóng đưa khnmẫu Nho giáo lên địa vị chủ đạo để thay thếcho thế lực còn rất mạnh mẽ của Phật giáođã thất bại. Và vì vậy, đạo Phật sẽ vẫn cònthịnh vượng cho đến vài ba thế kỷ về sau. Nguyễn Thị NhưNhư vậy, thời Ngơ, Đinh, Tiền Lê, vaitrị của Nho giáo trong xã hội tuy chưa nổibật, nhưng vẫn được duy trì ở một mức độnhất định và là tiền đề cho sự khởi sắc củanó ở giai đoạn lịch sử tiếp theo.4. Kết luậnNho giáo tuy có mặt tại Việt Nam ngay từthời Bắc thuộc, nhưng trong xã hội Việt lạikhác nhau ở mỗi giai đoạn lịch sử. Nửa đầuthời kỳ Bắc thuộc, do việc truyền bá Nhogiáo xuất phát từ lợi ích của giai cấp thốngtrị ngoại tộc và do những mâu thuẫn trongchính sách truyền bá Nho giáo của chínhquyền đơ hộ, nên Nho giáo đã vấp phải sựchống đối của người dân bản địa. Từ thế kỷVI trở đi (nửa cuối thời kỳ Bắc thuộc), Nhogiáo tuy chưa xâm nhập được vào mọi tầnglớp xã hội, nhưng đã từng bước đi vào đờisống tư tưởng người Việt trên phương diệnmột nhãn quan chính trị - xã hội, cung cấpcho tầng lớp trên của xã hội Việt những trithức và kinh nghiệm hữu ích về lịch sử, vềcách thức tổ chức xã hội, nhà nước. Nhogiáo đã cung cấp kiến thức cho nhữngngười Việt yêu nước đấu tranh cho độc lậpdân tộc, cho quyền tự chủ của quốc gia.Tuy Nho giáo không dạy người Việt Namyêu nước, nhưng những mệnh đề, khái niệmcủa Nho giáo khi được cấu trúc lại trên lậptrường yêu nước Việt Nam lại tỏ ra có tácdụng tích cực đối với công cuộc cứu nướccủa dân tộc. Sang thời Ngô, Đinh, Tiền Lê,vai trò của Nho giáo trong xã hội tuy chưanổi bật, nhưng vẫn được duy trì ở một mứcđộ nhất định và là tiền đề cho sự khởi sắccủa nó ở giai đoạn lịch sử tiếp theo. Thời kỳnày rất ít người có chí học cao, học xa vớimục đích tham gia vào những cuộc tranhluận về học thuật, bàn về những vấn đề siêuhình. Người Việt tiếp nhận Nho giáo trêntinh thần thực tiễn, hướng về phía nhữngvấn đề mà thực tiễn đất nước yêu cầu vànhân dân mong muốn. Tóm lại, từ thời Bắcthuộc cho đến đầu thế kỷ XI, Nho giáo chưacó lúc nào có thể vươn lên địa vị chủ đạo,chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của dântộc Việt Nam. Tuy nhiên, nó đã tạo nên mộtdịng chảy liên tục trong văn hóa, tư tưởngngười Việt đương thời, đồng thời tạo nhữngtiền đề cần thiết để tiếp tục phát triển mạnhmẽ hơn trong các giai đoạn lịch sử về sau.Tài liệu tham khảo[1]Chu Hy (1998), Tứ thư tập chú, Nxb Văn hóaThơng tin, Hà Nội.[2] Ngô Sĩ Liên (2004), Đại Việt sử ký tồn thư,t.1, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.[3] Trần Nghĩa (2005), “Thử bàn về thời điểm dunhập cùng tính chất, vai trò của Nho học ViệtNam thời Bắc thuộc”, Tạp chí Hán Nơm, số 1.[4] Ngơ Thì Sĩ (1960), Việt sử tiêu án, Nxb SàiGòn, Sài Gòn.[5] Nguyễn Kim Sơn (2015), “Đề cương nghiêncứu đặc điểm việc tiếp nhận Nho giáo củangười Việt Nam, từ khởi nguồn tới đầu thế kỷXX”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Nho họcĐông Á: truyền thống và hiện đại, tháng3/2015, Trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội - QuỹSunwah, Tập đoàn Sunwah, Hà Nội.[6] Lê Tắc (1961), An Nam chí lược, Nxb ViệnĐại học Huế, Huế.[7] Lê Sỹ Thắng (chủ biên) (1994), Nho giáo tạiViệt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.[8] Tạ Chí Đại Trường (2014), Những bài dã sửViệt, Nxb Tri thức, Hà Nội.[9] Viện Văn học (1977), Thơ văn Lý - Trần, t.1,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.[10] https://thuvienhoasen.org/author/post/2488/1/nguyen-hung-vy.[11] http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-gocnhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/[12] www.vietnamvanhien.net/baisukhacchovietnam.pdf61