Đơn vị đo độ to của âm là gì

10:13:2125/11/2020

Một vật dao động thường phát ra âm thanh có độ cao nhất định, nhưng khi nào vật phát ra âm to, khi nào vật phát ra âm nhỏ?

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu độ to của âm là gì? độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào? âm to âm nhỏ khác nhau ở chỗ nào?

I. Âm to, âm nhỏ - Biên độ dao động

- Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn

- Âm phát ra càng nhỏ khi biên độ dao động của nguồn âm càng nhỏ

→ Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động của nguồn âm

→ Độ to của âm đặc trưng bởi biên độ dao động của nguồn âm

→ Âm to âm nhỏ khác nhau ở biên độ dao động của nguồn âm

II. Độ to của một số âm

• Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (ký hiệu là dB).

• Người ta có thể dùng máy để đo độ to của âm; bảng dưới đây cho biết độ to của một số âm.

 Tiếng nói thì thầm: 20 dB

 Tiếng nói chuyện bình thường: 40 dB

 Tiếng nhạc to: 60 dB

 Tiếng ồn rất to ở ngoài phố: 80 dB

 Tiếng ồn của máy móc nặng trong công xưởng: 100 dB

 Tiếng sét: 120 dB

• Ngưỡng đau (làm đau nhức tai)

 Tiếng động cơ phản lực ở các 4m: 130 dB

II. Vận dụng

* Câu C4 trang 36 SGK Vật Lý 7: Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to hay nhỏ? Tại sao?

* Lời giải:

- Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to hơn. Vì khi đó, dây đàn lệch nhiều, tức là biên độ dao động của dây đàn lớn ⇒ âm càng to.

* Câu C5 trang 36 SGK Vật Lý 7: Hãy so sánh biên độ dao động của điểm giữa sợi dây đàn (điểm M) trong hai trường hợp vẽ ở hình 12.3.

Đơn vị đo độ to của âm là gì
* Lời giải:

- Ta thấy khoảng cách từ điểm M đến đường nằm ngang (nét đứt - tức vị trí cân bằng - hay vị trí ban đầu của dây khi chưa dao động) ở hình trên lớn hơn hình dưới ⇒ Biên độ dao động của điểm M ở hình trên lớn hơn biên độ dao động của điểm M ở hình dưới.

* Câu C6 trang 36 SGK Vật Lý 7: Khi máy thu thanh phát ra âm to, âm nhỏ thì biên độ dao động của màng loa khác nhau như thế nào?

* Lời giải:

- Máy thu thanh phát ra âm to → biên độ dao động của màng loa lớn.

- Máy thu thanh phát ra âm nhỏ → biên dộ dao dộng của màng loa nhỏ.

* Câu C7 trang 36 SGK Vật Lý 7: Hãy ước lượng độ to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi nằm trong khoảng nào?

* Lời giải:

- Tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi khoảng 40 dB đến 60 dB (từ tiếng nói thường đến tiếng nói to).

> Lưu ý: Ta nghe được các tiếng động xung quanh vì âm được truyền bởi không khí đến tai làm cho màng nhĩ dao động. Dao động này được truyền qua các bộ phận bên trong tai, tạo ra tín hiệu truyền lên não giúp ta cảm nhận được âm thanh.

Đơn vị đo độ to của âm là gì
Màng nhĩ dao động với biên độ càng lớn ta nghe thấy âm càng to. Âm truyền đến tai có độ to quá lớn có thể làm thủng màng nhĩ. Vì vậy trong nhiều trường hợp cần phải chú ý bảo vệ tai.

Như vậy với bài viết về độ to của âm, nội dung chính các em cần ghi nhớ đó là: Biên độ dao động càng lớn thì âm càng to; Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB). Mọi góp ý, thắc mắc các em hãy để lại dưới phần đánh giá để HayHocHoi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Đơn vị đo độ to của âm cho biết độ to của âm làm đau nước tai

Các câu hỏi tương tự

Các câu hỏi tương tự

Hãy ghép mỗi ý ở cột bên trái với một đơn vị ở cột bên phải để được một câu đúng.

1. Đơn vị đo cường độ dòng điện là

2. Đơn vị đo trọng lượng là

3. Đơn vị đo tần số của âm là

4. Đơn vị đo hiệu điện thế là

5. Đơn vị đo độ to của âm là

a. Vôn (V).

b. đêxiben (dB).

c. kilogam (kg).

d. niutơn (N).

e. Ampe (A).

g. héc (Hz).

Viết đầy đủ các câu sau đây:

a. Các nguồn âm phát ra đều .....

b. Số dao động trong 1 giây gọi là ...... Đơn vị tần số là ....

c. Độ to của âm được đo bằng đơn vị ...... (dB).

d. Vận tốc truyền âm trong không khí là ......

Câu 1: Chọn câu sai:

A. Tai người có thể nghe được âm có tần số trong một khoảng nhất định.

B. Đơn vị của tần số là Héc (Hz).

C. Các âm có độ cao khác nhau có tần số khác nhau.

D. Căn cứ vào tần số ta chưa thể so sánh được độ cao của âm.

Câu 2: Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Thời gian dao động             B. Tần số dao động

C. Biên độ dao động                D. Tốc độ dao động

Câu 3: Trong phòng kín ta thường nghe được âm to hơn khi ở ngoài trời là do:

A. Ở ngoài trời chỉ nghe được âm phát ra trực tiếp, còn ở trong phòng kín ta nghe được âm phát ra trực tiếp và âm phản xạ đến tai cùng một lúc.

B. Trong phòng kín tai chỉ nghe được âm phát ra nên nghe rõ và to hơn.

C. Trong phòng kín âm không lan truyền đi mất.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 4: Khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Vật dao động nhanh, tần số lớn, âm phát ra cao.

B. Vật dao động chậm, tần số âm nhỏ, âm phát ra càng bổng.

C. Vật dao động mạnh, biên độ lớn, âm phát ra to.

D. Vật dao động yếu, biên độ nhỏ, âm phát ra nhỏ.

Câu 5: Trong nhiều phòng hòa nhạc, phòng chiếu bóng, phòng ghi âm người ta thường làm tường sần sùi và treo rèm nhung để:

A. giảm tiếng vang                           B. tăng tiếng vang

C. âm bổng hơn                        D. âm trầm hơn

Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì?

   A. niutơn (N)     B.ampe(A)

   C.đêxiben(dB)     D.héc(Hz)

ĐỘ TO CỦA ÂM

I – ÂM TO, ÂM NHỎ - BIÊN ĐỘ DAO ĐỘNG

Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động

Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng to

II – ĐỘ TO CỦA MỘT SỐ ÂM

Độ to của âm được đo bằng đơn vị đềxiben (kí hiệu dB)

Người ta có thể dùng máy để đo độ to của âm

Bảng độ to của một số âm

Nguồn âm

Độ to

Thả một chiếc lá rơi, âm thanh khi lá chạm đất

10dB

Tiếng nói thì thầm

20dB

Tiếng nói chuyện bình thường

40dB

Tiếng nhạc to

60dB

Tiếng ồn rất to ở ngoài phố

80dB

Tiếng ồn của máy móc nặng trong công xưởng

100dB

Tiếng sét

120dB

Ngưỡng đau (làm đau nhức tai)

(Tiếng động cơ phản lực ở cách 4m)

130dB

- Loa là một thiết bị dùng để làm tăng độ to của âm thanh.

Cấu tạo chính của loa là một màng dao động, tín hiệu được đưa vào hai dây điện của loa. Biên độ dao động của màng loa càng lớn, âm phát ra càng to.

Đơn vị đo độ to của âm là gì

Sơ đồ tư duy về độ to của âm

Đơn vị đo độ to của âm là gì