Vì sao hoài linh không bị khởi tố

Sau nhiều tháng, vụ việc Hoài Linh chậm giải ngân tiền quyên góp từ thiện đã có kết quả từ cơ quan chức năng. Theo đó, ngày 23/11, cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, vì qua kiểm tra, xác minh, đã xác định không có dấu hiệu phạm tội.

Ngày 30/11, Viện KSND TP Hồ Chí Minh có kết luận số 406/KLKS-VKS-P2 xác định việc quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Công an TP Hồ Chí Minh là có căn cứ, đúng pháp luật.

Hoài Linh xin lỗi vì giải ngân chậm tiền quyên góp từ thiện.

Bất chấp phán quyết của cơ quan chức năng, công chúng vẫn khó lòng thay đổi cái nhìn tiêu cực dành cho Hoài Linh. Và dù không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nam nghệ sĩ đã đánh mất niềm tin, uy tín và danh dự nơi người hâm mộ. Với một người làm nghệ thuật, đây là cái giá không hề nhỏ.

Mặc dù đã giải thích vì lý do sức khỏe nên không thể đến miền Trung cứu trợ kịp thời, hình ảnh của Hoài Linh cũng đã bị hoen ố trong mắt công chúng.

Trên mạng xã hội, phần lớn các bình luận đều mang tính chỉ trích, mỉa mai Hoài Linh vì đã thiếu trách nhiệm trong việc sử dụng tiền quyên góp của các mạnh thường quân. Nhiều người đặt câu hỏi, nếu không có người đứng lên tố cáo, liệu Hoài Linh có chủ động giải ngân số tiền 14 tỷ đồng?

Cư dân mạng cho rằng Hoài Linh không vi phạm pháp luật nhưng đã vi phạm đạo đức.

Cư dân mạng bình luận gay gắt về tin Hoài Linh không bị khởi tố.

Sắp tới đây, Hoài Linh có thể sẽ trở lại showbiz qua một dự án phim ngắn. Điều này đã được xác nhận thông qua bài đăng của diễn viên Võ Đăng Khoa. Trong lần tái xuất này, cư dân mạng nhận định Hoài Linh khó lòng được ủng hộ và yêu mến như xưa.

Hoài Linh trong phim mới sắp ra mắt.

Rachel Phạm (Tổng hợp)

ANTD.VN - Liên quan đến sự việc Cơ quan CSĐT Công an TP. HCM đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự vụ nghệ sĩ Hoài Linh bị tố “ăn chặn” tiền từ thiện, nhiều người đặt câu hỏi: Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự theo quy định hiện hành là gì?

Theo thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm của Cơ quan CSĐT Công an TP. HCM, cơ quan này đã nhận được các tố giác về tội phạm của 4 cá nhân ở TP. HCM, Hà Nội và tỉnh Bình Thuận cho rằng ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh, SN 1969, ở quận Phú Nhuận, TP. HCM) có hành vi “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Sau khi kiểm tra, xác minh các tố giác về tội phạm nêu trên, căn cứ vào kết quả điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP. HCM đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự số 1156-01. Tiếp theo đó, Viện Kiểm sát nhân dân TP. HCM có kết luận 406/KLKS-VKS-P2 xác định: “Quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan CSĐT Công an TP. HCM là có căn cứ, đúng pháp luật”.

Vì sao hoài linh không bị khởi tố
Nghệ sỹ Hoài Linh đã được cơ quan công an kết luận không lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu của quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan có thẩm quyền có nhiệm vụ sử dụng các biện pháp của TTHS để xác định có hay không dấu hiệu phạm tội, trên có sở đó sẽ ra một trong hai quyết định: Khởi tố vụ án hình sự hoặc không khởi tố vụ án hình sự - Luật sư Lê Hồng Vân - Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết.

Về các căn cứ không khởi tố vụ án hình sự, theo Luật sư Hồng Vân, Điều 157 BLTTHS 2015 nêu rõ, không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ: Không có sự việc phạm tội; Hành vi không cấu thành tội phạm; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự…

Trong đó, không có sự việc phạm tội là sự việc mà cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xác định không thỏa mãn các dấu hiệu tội phạm được quy định trong BLHS và do đó không có căn cứ để quyết định khởi tố vụ án hình sự. Nghĩa là không xảy trong thực tế sự việc mà có thể coi là tội phạm.

"Với trường hợp này, sự tố giác của người dân có thể do nhầm lẫn, cũng có thể do vu khống, giả tạo hoặc họ không thể phân biệt tội phạm hay không phải tội phạm" - Luật sư Hồng Vân phân tích.

Còn với trường hợp hành vi không cấu thành tội phạm, đây được hiểu là hành vi không đủ các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm theo quy định của BLHS như: Có hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng hành vi đó không được quy định trong BLHS; hoặc là hành vi nguy hiểm cho xã hội đó không có lỗi; hành vi nguy hiểm do người không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện; cũng như hành vi có những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội phòng vệ chính đáng, Tình thế cấp thiết... Trong trường hợp hành vi xảy ra không thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền không được ra quyết định khởi tố vụ án.

Thẩm quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Các cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra.

Theo Điều 113 Bộ luật TTHS 2015, Cơ quan điều tra của CAND điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong QĐND và Cơ quan điều tra Viện KSNDTC.

Cơ quan điều tra trong QĐND điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.

Cơ quan điều tra Viện KSNDTC, Viện kiểm sát quân sự Trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ…

Theo quan điểm của luật sư Trần Xuân Tiền, sự việc của Hoài Linh cũng cần được xem xét lại trên phương diện xử lý hành chính công khai đối với hành vi chậm trễ, thiếu minh bạch.

Sáng 22/12, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã có quyết định về vụ án hình sự liên quan việc quyên góp từ thiện của nghệ sĩ Hoài Linh. Trước đó, Hoài Linh đã bị 4 người gửi đơn tố cáo đến Công an TP.HCM tố cáo về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hơn 13 tỷ đồng qua việc kêu gọi từ thiện miền Trung.

Tuy nhiên, dựa trên kết quả điều tra, cơ quan chức năng đã xác định nội dung các tố giác không có sự việc phạm tội. Vì thế, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02), Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự số 1156-01, ngày 23/11/2021.

Vì sao hoài linh không bị khởi tố

Nghệ sĩ Hoài Linh

Trước đó, vào năm 2020, khi miền Trung trải qua đợt lũ lụt, nghệ sĩ Hoài Linh đã đứng ra kêu gọi quyên góp. Số tiền được cơ quan chức năng xác đinh là 15,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19, nam nghệ sĩ đã không thể đi trao dẫn đến tình trạng chậm trễ giải ngân.

Sau khi sự việc 13 tỷ đồng gây bức xúc dư luận. Hoài Linh đã lên tiếng thừa nhận hiện số tiền danh hài kêu gọi ủng hộ giúp đỡ bà con miền Trung vẫn nằm trong tài khoản ngân hàng của anh.

Hoài Linh phân trần: "Nếu lấy sự nghiệp 30 năm của mình để đánh đổi mười mấy tỉ này, thì quý vị cho tôi ý kiến là có "nên" không, chứ đừng nói cái chữ "muốn"? Ông bà mình có câu "Mua danh ba vạn bán danh ba đồng".

Nếu không nhắc tới số tiền này, thì chắc thằng Linh nó ăn, nó giữ tiêu xài cho riêng nó. Kính thưa quý vị, lại có một câu rất hay là "Những gì không muốn người khác biết thì đừng nên làm". Nếu tôi giữ số tiền này ngày hôm nay quý vị không biết thì ngày kia, năm sau quý vị cũng sẽ biết.

Tôi sẽ không làm những nhà hảo tâm tin tưởng tôi phải thất vọng. Tôi sẽ chuyển số tiền đó cho người dân miền Trung".

6 tháng trôi qua, kết luận của cơ quan điều tra đã phần nào "minh oan" được cho Hoài Linh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không khỏi thắc mắc về sự việc 13 tỷ đồng "chậm trễ" có hình thành hành vi phạm tội.

Theo quan điểm của Luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng Văn phòng Luật sư Đồng Đội, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, tại thời điểm nghệ sĩ Hoài Linh và một số nghệ sĩ khác tiến hành kêu gọi, huy động từ thiện để ủng hộ cho nhân dân miền Trung, pháp luật chưa có quy định về việc cá nhân được phép huy động từ thiện. Nghị định 64/2008/NĐ-CP chỉ điều chỉnh việc tổ chức, vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp của các cá tổ chức, đơn vị trong các quỹ được nhà nước quy định.

Do đó, việc đứng ra kêu gọi tiền cứu trợ với tư cách là cá nhân thì không phải là đối tượng điều chỉnh của Nghị định nói trên. Còn cá nhân uỷ thác việc gửi tiền, vật phẩm cho người khác đi làm từ thiện chỉ đơn thuần là quan hệ dân sự, nghệ sĩ Hoài Linh sẽ không thể bị khống chế về thời gian giữ tiền của các mạnh thường quân, căn cứ vào các Điều 138, 562, 565 Bộ luật dân sự 2015.

Vì sao hoài linh không bị khởi tố
.
Đại diện nghệ sĩ Hoài Linh trao tiền hỗ trợ cho người dân TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Cũng theo quy định tại Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, một trong những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự là không có sự việc phạm tội, theo đó, phía nghệ sĩ Hoài Linh đã cung cấp đầy đủ các giấy tờ, hình ảnh sao kê để chứng minh sự trong sạch của mình.

Dù giải ngân chậm trễ, nhưng tới thời điểm hiện tại, phía Hoài Linh đã hoàn thành đầy đủ và rõ ràng việc trao tiền từ thiện. Mặt khác, nếu cơ quan điều tra xác minh thông tin, kết luận nghệ sĩ Hoài Linh không có dấu hiệu tư lợi, chiếm đoạt số tiền từ thiện quyên góp cho đồng bào miền Trung thì không có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can.

Trường hợp những cá nhân đã tố cáo hành vi của nghệ sĩ Hoài Linh có dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không đồng ý với quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát TP Hồ Chí Minh có quyền khiếu với Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp để xem xét, giải quyết, theo quy định tại Điều 469 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Theo quan điểm của luật sư Trần Xuân Tiền, sự việc này cũng cần được xem xét xử lý hành chính công khai đối với hành vi chậm trễ, thiếu minh bạch trong việc tiếp nhân, phân phối hàng, tiền cứu trợ của nghệ sĩ Hoài Linh.

Việc xử lý hành chính khi có sai phạm đối với những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng trong xã hội là việc làm cần thiết, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, tạo niềm tin cho nhân dân, gỡ rối được những khúc mắc, bức xúc bấy lâu nay của họ.

Xem thêm: Sao Việt bức xúc vì trọng tài trận VN - Thái Lan