Doanh nghiệp ngành xây dựng số hóa tài liệu năm 2024

Chuyển đổi các dữ liệu truyền thống bên ngoài sang tài liệu dạng số có khả năng lưu trữ, chỉnh sửa, tái sử dụng, …

Doanh nghiệp ngành xây dựng số hóa tài liệu năm 2024

Số hóa tài liệu

Số hóa tài liệu là quá trình chuyển đổi các dữ liệu truyền thống bên ngoài như chữ viết tay, bản in, hình ảnh,… sang chuẩn tài liệu dạng số có khả năng chỉnh sửa được và tái sử dụng; lưu trữ trong máy tính, máy chủ. Tại TC Software, chúng tôi cung cấp dịch vụ số hóa toàn diện đáp ứng đầy đủ các thành phần của số hóa: thiết bị, nhân sự, công nghệ, phần mềm chủ.

TC cung cấp tới khách hàng dịch vụ tốt nhất, với chi phí hợp lý nhất

ISO/IEC 27001:2013

ISO 9001:2015

Triển khai dịch vụ số hóa tài liệu theo tiêu chuẩn an ninh thông tin ISO/IEC 27001:2013 và tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2015.

Kinh nghiệm triển khai

Đã triển khai xây dựng nhiều dự án số hóa tài liệu, xây dựng CSDL trọng điểm cho các bộ, ngành, các tỉnh và tập đoàn.

Chính xác - Tiết kiệm

Sử dụng công nghệ nhận dạng và bóc tách thông tin tự động do công ty nghiên cứu giúp tăng độ chính xác và tiết kiệm thời gian, chi phí cho khách hàng.

Nhân lực giàu kinh nghiệm

Nguồn nhân lực dồi dào, giàu kinh nghiệm triển khai cho các dự án trọng điểm trong và ngoài nước.

Doanh nghiệp ngành xây dựng số hóa tài liệu năm 2024

Doanh nghiệp ngành xây dựng số hóa tài liệu năm 2024

Liên hệ với chúng tôi

TC Software luôn sẵn sàng lắng nghe yêu cầu từ quý khách hàng. Liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ.

Đã từ lâu việc triển khai các Dự án số hóa đã trở thành cấp thiết trong công cuộc bảo tồn các giá trị lịch sử và văn hóa vì tính chất lưu trữ, cũng như bảo quản lâu dài của các tài liệu số. Các di sản văn hóa được số hóa, lưu trữ, phổ biến, phục vụ cho người dân sử dụng thuộc cả hai dạng là văn hóa vật thể (sắc phong, thần tích, gia phả dòng họ, mộc bản, hiện vật…) và văn hóa phi vật thể (các điệu múa, các nghi lễ, các điệu hát…). Những tài liệu số này được tạo lập thành những bộ sưu tập số theo chủ đề hoặc riêng lẻ theo từng mục đích của cơ quan chủ quản sưu tập.

Các đơn vị, cơ quan có trách nhiệm sưu tầm, số hóa các giá trị văn hóa của dân tộc thường là các Trung tâm Lưu trữ, Bảo tàng, Ban Quản lý di tích vùng, và hơn hết là Thư viện. Tại Việt Nam với hệ thống mạng lưới Thư viện dày đặc có mặt hầu hết trên khắp 63 tỉnh thành trên cả nước, trực thuộc các đơn vị giáo dục, các tổ chức phi Chính phủ, cho đến các Thư viện thuộc Bộ/Cục/Vụ/Ban chuyên ngành, hoặc gần gũi nhất với người dân là hệ thống các Thư viện công cộng trực thuộc thành phố, tỉnh, huyện, thị xã… đã góp một phần không nhỏ trong công sức bảo tồn, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa, di sản lâu đời của đất nước. Các Thư viện bản thân là nơi chứa đựng thông tin có giá trị của xã hội, được giao trọng trách trao truyền tri thức cho bạn đọc thông qua những tài liệu (nguồn tài nguyên thông tin) đáng quý của mình; không những vậy các Thư viện trong khắp cả nước còn có nhiệm vụ gìn giữ, phát triển những tài liệu, các bộ sưu tập phong phú, đa dạng các chủ đề có giá trị cao về mặt lịch sử, văn hóa. Về những Thư viện có chứa những tài liệu có giá trị cao mang tính chất lịch sử - văn hóa có thể kể đến:

Thư viện Tỉnh Nghệ An có: sách lá cây chữ Thái cổ 2 cuốn; ván khắc in chữ Hán 2 bộ; tài liệu trong kháng chiến chống Pháp 700 cuốn; tài liệu Hán Nôm, chữ Pháp 1000 cuốn và một số tài liệu khác 1000 cuốn…

Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm bao gồm: kho sách tổng hợp có khoảng 20.000 đơn vị; kho thác bản văn khắc có trên 48.000 đơn vị; kho ván khắc in cổ khoảng 20.000 đơn vị…

Thư viện Khoa học Xã hội – Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam với: hơn 160 tập thần tích, thần sắc của khoảng 9000 làng Việt. 1.225 văn bản là các hương ước được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, trong đó có 50 văn bản soạn vào thế kỉ XVIII-XIX. 9.427 tấm bản đồ và 122 tập Atlas về các nước Đông Dương, trong đó quý nhất là bản đồ Hà Nội năm 1831, 1873; bản đồ Sài Gòn năm 1902. 58.003 ảnh về các di tích lịch sử, sinh hoạt văn hoá, kiến trúc, khảo cổ… 25.750 phim nhựa tấm và phim kính, 3.107 tấm phim đèn chiếu và 5.776 microfilm. Hơn 400 bản sắc phong của triều Nguyễn và các triều đại phong kiến thời trước, bản cổ nhất vào thế kỷ XVI….

Có thể thấy rằng tại các Thư viện đã, và đang chứa rất nhiều vốn tài liệu phong phú, quý hiếm, và việc số hóa những di sản vật thể ấy là điều cần thiết bởi vì:

Đối với Thư viện:

  • Việc số hóa tài liệu giúp lưu trữ và bảo quản thông tin của tài liệu được hiệu quả hơn. Các tài liệu cổ và quý hiếm thông thường được làm từ các chất liệu truyền thống như các loại gỗ cây, giấy dó,… nên việc còn bảo đảm toàn vẹn nội dung trong đó theo thời gian là một vấn đề nan giải; vì vậy tránh trường hợp xấu nhất khi thông tin có giá trị ở các tài liệu bị mai một và biến mất thì các Thư viện cần phải số hóa.
  • Số hóa các hiện vật (tài liệu) di sản văn hóa giúp việc chia sẻ, lưu thông các vốn tài liệu này được dễ dàng hơn, không bị hạn chế trong môi trường vật lý giúp cho việc xây dựng phát triển dịch vụ của Thư viện được hiệu quả hơn, đưa thông tin có hàm lượng nội dung chất lượng cao đến với người đọc của Thư viện.
  • Số hóa tài liệu nhìn về mặt tổng quan thì là một biện pháp giúp tiết kiệm nhiều chi phí của Thư viện, so với việc phải mua một tài liệu với nhiều bản để phục vụ cùng lúc nhiều bạn đọc thì nay chỉ với một bản “số” của tài liệu gốc ta có thể cho nhiều người khai thác sử dụng. Tài liệu khi được số hóa nếu quá cũ nát có thể đem thanh lý giúp giảm chi phí nhân rộng kho sách, bảo quản…
  • Số hóa tài liệu là phương pháp xây dựng và phát triển vốn tài liệu của Thư viện, khi số hóa có thể chuyển sang nhiều định dạng khác nhau (PDF,DOC, TIFF…) từ đó có thể tạo lập các bộ sưu tập số…

Đối với bạn đọc:

  • Có thể tiếp cận đến vốn thông tin tri thức về văn hóa lịch sử bởi nhiều cách thức khác nhau, không bị hạn chế bởi không gian và thời gian so với tài liệu truyền thống.
  • Có thể sao chép, sử dụng, khai thác vốn tài liệu số di sản văn hóa (theo quy định của các Thư viện) một cách tiện ích.
  • Có thể trải nghiệm những giá trị văn hóa lịch sử do tài liệu được số hóa đem lại một cách trực quan.

Hiểu được những điều đó đã có rất nhiều Thư viện đang dần chuyển mình trong việc số hóa tài liệu. Công ty Cổ phần Thông tin và Công nghệ số (IDT) trong nhiều năm liền hoạt động trong lĩnh vực Thông tin – Thư viện đã đồng hành với nhiều Thư viện trong việc cung cấp các sản phẩm số hóa tài liệu chuyên dụng, có thể kể đến tiêu biểu như cung cấp các máy scan chuyên dụng, bán tự động như: Máy quét tài liệu chuyên dụng khổ A2 (OS 16000 Advanced Plus); Máy quét tài liệu chuyên dụng khổ A0 (OS 14000 A0 HQ); Máy quét vi phim, vi phiếu (Delta Plus)… cho Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam cùng với 25 Viện trực thuộc, Viện Nghiên cứu Hán Nôm…

Hiện các sản phẩm về Scan – Số hóa của Công ty IDT để phục vụ cho việc số hóa các loại tài liệu quý hiếm, thuộc di sản văn hóa có giá trị lịch sử có thể chia ra làm các loại như sau:

- Máy quét dạng trên cao (over-head scanner): sử dụng camera từ trên cao chụp lấy hình ảnh của tài liệu và tiến hành xử lý. Thường đây là dạng máy thủ công, cho phép quét một cuốn sách mà không cần tháo gáy.

- Máy quét dạng bán tự động: cũng được bố trí camera kiểu máy quét over-head, tuy nhiên loại máy này thường được trang bị thêm giá sách chuyên dụng tự nâng hạ bằng mô tơ, có tấm kính giữ phẳng tài liệu tự đóng mở, và phần mềm của máy cho phép thiết lập các thao tác máy tự động scan, nâng hạ giá đỡ sách, đóng mở tấm kính. Khi đó người vận hành chỉ việc thao tác lật trang tài liệu. Các máy quét bán tự động có thể cho tốc độ khá cao lên đến trên 1.000 trang/giờ.

- Máy quét dạng tự động: thường sử dụng Scanrobot, hoặc cánh tay robot để tự động lật giở trang sách. Máy sẽ kết hợp hệ thống camera chụp trong quá trình lật giở. Như vậy người vận hành chỉ việc thực hiện các thao tác điều khiển và theo dõi hoạt động của máy. Tốc độ của các máy quét tự động thường là rất cao, có thể lên tới 2.500 đến 3.000 trang/giờ.

- Máy quét đa dụng kết hợp nhiều chức năng: đây thường là các hệ thống lớn cho phép quét nhiều loại tài liệu khác nhau như tài liệu giấy, tài liệu dạng vi phim, tài liệu kính, hoặc có thể chụp ảnh vật thể như tượng, đồng xu, con tem, mộc bản, văn bia… Dạng máy quét này thường được trang bị camera quét với độ phân giải cực cao và cho các kết quả số hóa là các hình ảnh chất lượng rất tốt.

- Máy quét 3D: chuyên dụng cho việc quét mô hình các đối tượng vật thể như tượng, bình gốm sứ, trống đồng… Tuy nhiên việc số hóa mô hình 3D thường cho độ chân thực với bản gốc không cao như các máy chụp ảnh vật thể.

Với kinh nghiệm triển khai và cung cấp các thiết bị cho nhiều Dự án số hóa Thư viện, Công ty IDT đảm bảo sẽ đem đến cho Quý khách hàng những kết quả tốt đẹp nhất hướng tới xây dựng số hóa tài liệu Thư viện giúp bảo tồn và lưu trữ di sản văn hóa góp phần kiến tạo một đất nước Việt Nam đậm đà, phong phú bản sắc dân tộc.