Đến hẹn lại lên là gì năm 2024

Nhiều gia đình, nhóm bạn đã lên kế hoạch cho con trẻ đi chơi chợ, ngắm và mua đồ chơi Trung Thu. Nhưng trong dư luận vẫn luẩn quẩn một dấu hỏi tựa như câu chuyện “đến hẹn lại lên”.

Lại như mọi năm, những ngày này, dư luận dành sự quan tâm đến cụm từ “truyền thống” khi nói về đồ chơi, bánh Trung thu, nhất là với đồ chơi dân gian. Đây là câu chuyện được bàn thảo đã nhiều năm, bởi nói gì thì nói, Tết Trung thu ở Việt Nam vẫn của trẻ thơ. Mà với con trẻ, chơi bao giờ cũng thích hơn ăn, nhất là khi điều kiện vật chất đã được cải thiện đáng kể.

Từ nhiều năm nay cứ đến hẹn lại lên, Rằm Tháng Tám là dịp rộ lên “cuộc chiến” giữa đồ chơi Trung thu truyền thống và đồ chơi nhập ngoại, chủ yếu là đồ chơi Trung Quốc. Trong “cuộc chiến” này, tương quan lực lượng rất dễ nhận biết. Đồ chơi Trung thu truyền thống mang tính nhân văn cao, phù hợp với những tiêu chí văn hóa, giá trị truyền thống của người Việt; giá cả lại vừa với túi tiền của người dân… Đồ chơi Trung Quốc lại có thế mạnh về mẫu mã, giá cả, sử dụng tiện lợi. Đó phải chăng là lý do khiến “cuộc chiến” cứ giằng dai, không dứt?

Tuy nhiên, có một điều xem ra có thể khẳng định, đó là xét về độ an toàn với con trẻ, đồ chơi Trung thu truyền thống hơn hẳn đồ chơi nhập từ Trung Quốc, đặc biệt là đồ chơi giá rẻ đa phần không rõ nguồn gốc. Không rõ nguồn gốc, cũng có nghĩa là không có gì bảo đảm cho chất lượng, trong đó có tính an toàn của loại đồ chơi này. Trong khi đó, tiêu chí quan trọng trước hết đối với đồ chơi là phải an toàn, không độc hại.

Đồ chơi Trung Quốc có mẫu mã đa dạng, nhiều màu sắc, nhiều loại còn phát ra âm thanh, ánh sáng sống động, có sức hút con trẻ. Đó rõ ràng là thế mạnh, nhưng cũng chính từ đó, các chuyên gia y tế đã cảnh báo những hệ lụy khôn lường: Âm thanh, ánh sáng phát ra từ loại đồ chơi này ảnh hưởng xấu tới thị giác và thính giác của trẻ; nhất là ánh sáng thay đổi liên tục, không kiểm soát được mức độ. Điều đáng ngại là nguy cơ trẻ bị nhiễm độc khi tiếp xúc với các loại đồ chơi bằng nhựa, bởi để có giá thành rẻ, các loại đồ chơi này thường được sản xuất từ nhựa tái sinh. Mà như một chuyên gia trong ngành nhựa đánh giá: Đã gọi là nhựa tái chế, thì không biết tái chế từ cái gì, chẳng hạn loại nhựa có mầu xanh, đỏ… hoàn toàn có thể được tái chế từ vỏ hộp ắc quy cũ độc hại.Vì vậy, đã là không rõ nguồn gốc thì chắc chắn không đảm bảo an toàn nếu cho trẻ chơi.

Như vậy, nếu xem xét dưới góc độ an toàn cho trẻ, thì đồ chơi Trung thu nhập ngọai trôi nổi trên thị trường “xứng đáng” bị loại bỏ. Vậy thì tại sao nó vẫn tồn tại, lại có phần lấn át đồ chơi Trung thu dân gian?

Xem ra trách nhiệm trước hết thuộc về các cơ quan quản lý. Có thể do chưa nhận thức một cách đầy đủ những nguy hại đối với sức khỏe của trẻ, mà biện pháp ngăn chặn quyết liệt những sản phẩm này xâm nhập vào thị trường Việt Nam chưa được áp dụng. Cũng có thể do quan niệm đó là những mặt hàng rẻ tiền, lại là đồ chơi cho con trẻ nên chẳng mấy quan tâm. Nếu đúng như vậy, đây rõ ràng là một quan niệm sai lầm. Bởi nếu nhận thức đúng tác hại của nó, ít nhất các cơ quan chức năng đã có biện pháp ngăn chặn như đã và đang ngăn chặn quyết liệt hành vi buôn bán, tàng trữ các loại hàng cấm, tỉ như pháo nổ. Liệu có thể coi hành vi nhập lậu, buôn bán đồ chơi không có xuất xứ, gây độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của nhiều thế hệ trẻ thơ nguy hại ngang với vận chuyển hàng lậu, pháo lậu? Cũng cần nói thêm rằng, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời đã manh nha xuất hiện những cơ sở sản xuất đồ chơi trong nước có ý tưởng “cải tiến” mẫu mã bằng cách học theo các nhà sản xuất nước ngoài, chẳng hạn lắp thêm đèn led nhấp nháy vào đầu sư tử!

Ở một góc độ khác, có thể nói ngay chính các bậc làm cha mẹ cũng có trách nhiệm trước tình trạng này. Do nhiều nguyên nhân, trong đó sự cảnh báo về mối nguy hại đến sức khỏe con trẻ chưa đủ mạnh, nhiều phụ huynh vẫn lựa chọn loại đồ chơi nhập ngoại không rõ nguồn gốc cho con mình.

Mong rằng với nhận thức đúng và các biện pháp thích hợp từ phía các cơ quan chức năng sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các loại đồ chơi Trung thu, để trẻ em có thể đón Rằm Tháng Tám với những món đồ chơi bổ ích, phù hợp với tuổi và đặc biệt là an toàn.

Đến hẹn lại lên là gì năm 2024
Mùa xuân đến rồi lại đi. Vạn vật cứ đến hồi chín mùi thì đến, và khi đã hết điều kiện (duyên) thì lại đi. Việc đúng hẹn lại lên là một tiến trình bình thường của vạn vật. Nhưng cái bình thường này lại bất chấp tất cả mọi dự tính, kế hoạch mà mình đã lên khuôn, hay đang tiến hành nên khiến cho mình, đôi lúc thật là bực mình, và có khi thật là sung sướng.

Hết thảy những chuyện này, chuyện nọ xảy ra là do các điều kiện (duyên) liên cang cùng có mặt trong một lúc. Các nhân mà đầy đủ thì kết quả hiện hình. Không phải là một sự ngẫu nhiên, mà là một điều tự nhiên. Không phải chuyện này tự dưng xảy đến. Nếu mình nhìn kỹ, nhìn sâu thì sẽ thấy vì có một hay nhiều nguyên nhân nào đó nên mới có chuyện ngày hôm nay.

Người ơi gặp gỡ mà chi! Trăm năm biết có duyên gì hay không?’

Chúng mình hay ta thán về những cái kết cục sầu thảm sau một cuộc tình đầy lãng mạn, đắm say. Mình hận người bỏ mình, và hận luôn cả cái duyên nợ trời ơi khiến mình gặp người để rồi chia tay trong cay đắng. Đường đời trăm vạn lối, sao không cho tôi cái lối nào đưa đến hạnh phúc, an lành? Tại sao khiến tôi gặp người rồi giờ đây lại nát tan. Thật là trời không có mắt!

Cái nhân duyên đúng hẹn lại lên này thật là rối rắm và phức tạp. Khi mình chọn để theo đuổi người mình yêu, chúng ta ít khi nghĩ đến sẽ có ngày tình yêu nồng nàn rồi cũng có lúc ‘hết hẹn lại đi.’ Tất cả những ấp ủ, ước mơ để được sống trọn đời với người yêu. Giờ đây, đều là ảo tưởng! Tại sao không là ‘ vô duyên đối diện bất tương phùng.’ (không duyên đối mặt coi như không gặp!) Làm sao mình lại có thể yêu một người như vậy!

Cái oái oăm của một mối tình nồng nàn, tươi đẹp là cái kết cục của một cuộc ly dị thảm sầu, thương đau. Một chàng Trọng Thủy, một nàng Mỵ Châu, kết thúc một cuộc tình nồng nàn bằng một cái chết tuyệt vọng. Thật là một bi kịch sống động, dễ nhớ, khó quên.

Vừa tin vào chuyện ‘định mệnh an bài’ nhưng miệng thì lại nói ‘vô thường’ kia nọ là một chuyện hết sức nực cười của những người học Phật hiểu sai. Vô thường và duyên sinh là cặp bài trùng, bổ túc cho nhau. Hễ cái gì có sinh ra là đều có vô thường chi phối. ‘Định mệnh an bài’ là một chuyện đổ thừa vô lối. Cho nên, người ta mới lấy hình tượng của một đấng thượng đế toàn năng lắp vào để có chỗ mà đổ lỗi. Ít ra mình cũng có ai đó chịu nhận trách nhiệm của mình nên đổ thừa cho trời, cho đất thì thấy mình đỡ khổ hơn. Tuy nhiên, cách sống này chỉ khiến mình làm cái gì cũng chỉ cố gắng nửa vời vì ‘mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên mà!’ Dù là mưu sự có xảy ra kiểu nào thì cũng tại trời. Thế thôi! Thành công thì may nhờ trời sắp đặt. Còn thất bại thì mọi chuyện đã được trời an bài rồi. Vậy, mình đâu cần phải động tay động chân, động óc động não làm chi! Trăm công, ngàn chuyện đã được sắp sẳn cả rồi. Sống làm người mà như vậy thì còn thú vui gì nữa. Mọi chuyện đã có trời lo!!!

Học hiểu duyên sinh sẽ cho chúng ta cái quyền năng để tự ‘quản lý’ cuộc đời mình. Mình làm, mình chịu! Đâu có chuyện đổ thừa ma xui, quỷ khiến, hay tại trời cao không có mắt. Tất cả những quyết định từ đầu đến cuối là do tự bản thân mình hành động, đáp trả. Trời thần, ma quỷ biết mình thích muốn, hay ghét bỏ thứ gì mà khiến, mà xui. Hành động tạo nghiệp lành thì mình hưởng, còn làm ác, làm sai thì đem đổ thừa, được sao? Thậm chí Phật và Bồ tát còn không cứu mình được nếu mình không ‘tự thắp đuốc’ tìm đường mà đi.

Trong cái thế giới vận hành bằng duyên sinh này, nếu mình không chịu đối diện với sự đổi thay, vô thường của trời đất, thiên nhiên, không sớm thì muộn mình sẽ tự hại mình, khổ đau không dứt. Nhìn lại những kinh nghiệm của bản thân, mình có thấy tất cả mọi thứ quanh mình mỗi ngày mỗi khác. Hay ngay như chính mình, có còn giống như ngày xưa? À, hay là sợ nhìn vào sự thật nên mình tìm cách tránh né thì hơn? Nhưng cái cách tránh né này, lâu dài sẽ là tai họa.

Mỗi giai đoạn trong cuộc đời đều có cái vui, cái khổ. Nhưng nếu mình chỉ chăm chăm sợ mình vướng khổ, thì thử hỏi, tâm mình làm gì được vui. Như người sợ bệnh, hay đang bị bệnh mà cứ lo nghĩ mãi về chuyện bệnh thì người này có khỏe được không? Cho nên mình phải học cách sống gần với những cái khó chịu, bực mình, lâu rồi cũng quen. Giống như khi mới vào loại nhà cầu ở dưới quê nghèo, hôi hám, khó chịu. Nhưng khi vào trong đó một hồi thì mùi hôi cũng dần dần ‘dễ chịu’. Khi mình hiểu và biết cách sống gần với khổ đau, phiền não thì mình không còn ‘ngán’ chúng nữa! Mình sẽ không còn dễ bị chao đảo, ngã nghiêng, mệt mỏi, bực bội, v.v… khi những cái khó chịu, bất như ý xuất hiện trong đời sống của mình. Sức mạnh giờ đây không còn trong tay của khổ đau mà do mình quyết định.

Hiểu được duyên sinh là mình phần nào hiểu được sự vận hành tự nhiên của đất trời, vũ trụ. Nghĩa là, mọi thứ, mọi vật đều có nóng, có lạnh, có vui, có khổ, có tròn, có vuông; và tất cả đều do duyên sinh, do điều kiện chín mùi. Như mây do hơi nước bốc lên tụ lại, và khi gặp nhiệt độ thích hợp thì thành mưa. Khi đã đủ duyên dù mình không muốn, nó vẫn cứ xảy ra. Như xứ California mình hạn hán năm sáu năm, rồi bây giờ, duyên đủ, nên mưa nhiều làm lụt lội. Mình có thể cưỡng cầu chúng nó xảy ra, nhưng chỉ tạm bợ mà thôi.

Thiền sư Từ Đạo Hạnh (1072-1116) đã hiểu thấu cái lẽ tự nhiên này nên Ngài có bài thơ:

Duyên và phận đều là những thành viên nằm trong cuộc chơi của thói đời. Chúng không là tác nhân quyết định nhưng vì điều kiện gồm đủ nên đúng hẹn lại lên. Chúng hoàn toàn không cố ý đẩy bạn đến bước đường cùng, mà cũng không cố tình dẩn bạn đến chổ thành công rực rỡ. Đừng vì duyên đi mà sinh lòng buồn giận, oán hờn; và cũng đừng vì duyên đến mà vui mừng, phấn khích.

Cái thong dong, tự tại của người biết sống là ‘tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên’, như trong vở kịch Hamlet của shakepeare: ‘To be or not to be. That is the question’ (Biết sống hay không biết sống. Đó chính là vấn nạn lớn) nói lên những phút trăn trở, vật lộn với hoàn cảnh của Hamlet và của nhiều nhân vật trong kịch vì không biết sống tùy duyên. Sống trên đời, hễ điều gì đến thì hãy đón chào, điều gì phải đi thì buông tay, đưa tiễn; như thế mới dễ sống, dễ nuôi.

Chiều nay, trời lại lên cơn rét. Nắng chỉ le lói vài giây thì tắt lịm. Mưa lại tiếp tục trút xuống đất California đã úng thủy. Đất chuồi, đê sắp vỡ. Thật là đúng hẹn lại lên. Hết còn chỗ nói!!!

Đến hẹn lại lên tiếng anh là gì?

- we're going again.