Đánh giá đại học quốc gia tp hồ chí minh

Sáng 9.6, Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) Anh quốc công bố kết quả xếp hạng các đại học trên thế giới năm 2023. Theo đó, Đại học Quốc gia TPHCM tiếp tục thuộc top 801-1.000 các đại học tốt nhất thế thế giới.

Đánh giá đại học quốc gia tp hồ chí minh
Đại học Quốc gia TPHCM tiếp tục thuộc top 801-1.000 các đại học tốt nhất thế thế giới. Ảnh: VNUHCM

TS Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng Đào tạo, Đại học Quốc gia TPHCM - cho biết, năm nay, QS xếp hạng các đơn vị theo từng tiêu chí. Trong đó, thứ hạng cao nhất của Đại học Quốc gia TPHCM là tiêu chí đầu ra được tuyển dụng (employment outcomes) giữ vị trí 378 thế giới, kế đến là tiêu chí danh tiếng với đồng cấp học thuật hạng 408, và danh tiếng với nhà tuyển dụng hạng 491, các tiêu chí còn lại đều thuộc top 601+.

Năm 2022, QS tiếp tục mở rộng quy mô tham gia của các cơ sở giáo dục đại học toàn cầu với 1.422 đại học được xếp hạng, tăng 122 trường so với năm 2022. Ngoài 6 tiêu chí xếp hạng theo thông lệ là danh tiếng với đồng cấp học thuật, danh tiếng với nhà tuyển dụng, tỉ lệ giảng viên/sinh viên, trích dẫn bài báo, tỉ lệ giảng viên quốc tế và tỉ lệ sinh viên quốc tế, bảng xếp hạng này còn tăng thêm 2 tiêu chí xếp hạng mới là mạng lưới nghiên cứu quốc tế (international research network) và đầu ra được tuyển dụng (employment outcomes).

Ông Chính đánh giá: “Đối với hai tiêu chí mới được QS bổ sung là mạng lưới nghiên cứu quốc tế và đầu ra được tuyển dụng, Đại học Quốc gia TPHCM đang có lợi thế lớn với kết quả khá cao là 43.9/100 điểm và 33.6/100 điểm. Đây là thế mạnh của Đại học Quốc gia TPHCM và cũng là tiêu chí quan trọng của bảng xếp hạng QS World, QS Asia và QS Graduate Employability Ranking”.

Đánh giá đại học quốc gia tp hồ chí minh
Kết quả xếp hạng của Đại học Quốc gia TPHCM theo QS World 2023. Nguồn: QS World 2023

Cũng trong năm nay, Đại học Quốc gia TPHCM đã được QS vinh danh là một trong những đại học hàng đầu thế giới với 7 ngành học đạt vị trí cao. Đặc biệt, 6/7 ngành học này của đơn vị này được QS đánh giá kết quả xếp hạng đứng đầu Việt Nam. Cụ thể, ngành Ngôn ngữ học hiện đại đạt top 251-300; ngành Kỹ thuật Điện và Điện tử đạt top 301-350; ngành Kỹ thuật - Hoá học đạt top 351-400; ngành Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin đạt top 401-450; ngành Toán học đạt top 401-450; và ngành Hoá học đạt top 601-630. Đặc biệt, ngành Kỹ thuật Dầu khí của Đại học Quốc gia TPHCM không chỉ đứng đầu Việt Nam mà còn đạt top 51-100 thế giới. 

Ngày 19/10/2022, Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo (ĐHQGHCM) tổ chức tập huấn “Tham gia xếp hạng đại học quốc tế theo QS, kinh nghiệm triển khai hoạt động xếp hạng tại ĐHQG-HCM” với sự tham dự của 50 thầy cô là lãnh đạo, cán bộ quản lý, chuyên viên đến từ 18 cơ sở giáo dục đại học

Nằm ở khu vực phía Đông TP.HCM - đô thị phát triển bậc nhất Việt Nam, ĐHQG-HCM được Chính phủ Việt Nam thành lập vào năm 1995 nhằm kiến tạo một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Với tổng diện tích 643,7 hecta theo mô hình đô thị đại học hiện đại, ĐHQG-HCM là một trong những cơ sở giáo dục lớn nhất Việt Nam với 38 đơn vị, trong đó có 7 trường đại học thành viên (Trường đại học Bách Khoa, Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường đại học Quốc Tế, Trường đại học Công nghệ Thông tin, Trường đại học Kinh tế - Luật, Trường đại học An Giang), 1 viện nghiên cứu khoa học thành viên (Viện Môi trường và Tài nguyên), 2 khoa trực thuộc (Khoa Y, Khoa Chính trị - Hành chính), 1 Phân hiệu tại tỉnh Bến Tre và 27 đơn vị trực thuộc là các tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện, các tổ chức phục vụ đào tạo, dịch vụ.

ĐHQG-HCM đào tạo 82.586 sinh viên đại học, 7.224 học viên cao học, 1.037 nghiên cứu sinh, cùng đội ngũ học giả với 30 giáo sư, 305 phó giáo sư và 1.063 tiến sĩ. Là hệ thống giáo dục đại học hàng đầu Việt Nam, chương trình đào tạo của ĐHQG-HCM gồm các lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kỹ thuật công nghệ, quản lý kinh tế - luật, khoa học sức khỏe và khoa học nông nghiệp... với 3 trình độ: đại học (134 ngành), thạc sĩ (133 ngành) và tiến sĩ (96 ngành)*.

Xác định tầm nhìn là một hệ thống đại học trong top đầu châu Á, ĐHQG-HCM nhiều năm liên tiếp được Tổ chức Giáo dục Quacquarelli Symonds Asia xếp hạng thuộc top 150 ĐH hàng đầu châu lục này. Từ năm 2019, ĐHQG-HCM duy trì thứ hạng thuộc top 701-750 do Tổ chức Giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) Anh quốc đánh giá trên 1.000 trường đại học hàng đầu thuộc 82 quốc gia.

Gắn kết và phục vụ cộng đồng là một trong những giá trị cốt lõi mà ĐHQG-HCM xây dựng. Từ năm 2016 đến nay, toàn ĐHQG-HCM thực hiện trên 3.000 hợp đồng chuyển giao công nghệ với tổng doanh thu trung bình hằng năm đạt khoảng 250 tỷ đồng. Cùng mạng lưới đối tác học thuật quốc tế là các tổ chức giáo dục hàng đầu từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Úc, ĐHQG-HCM đã chủ động cập nhật các xu hướng giáo dục tiến bộ nhất trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhằm nâng cao vị thế và uy tín trong cộng đồng học thuật quốc tế.

“Thúc đẩy tiến bộ xã hội” là lý tưởng mà các đại học hàng đầu thế giới theo đuổi. Đây cũng chính là sứ mạng mà ĐHQG-HCM cam kết thực hiện.