Cục trồng trọt chuyên gia đánh giá vietgap trồng trọt

VietGAP - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt /

Cục trồng trọt chuyên gia đánh giá vietgap trồng trọt

25 đánh giá | Đã bán: 659

Mô tả/Lợi ích

Đáp ứng các yêu cầu và quy định của pháp luật và nhà nước. Giấy chứng nhận được công nhận, thừa nhận rộng rãi. Tăng uy tín với người tiêu dùng và đối tác kinh doanh. Có lợi thế cạnh tranh trong đấu thầu và mở rộng thị phần. Quy trình cấp giấy chứng nhận nhanh gọn, thời gian rõ ràng, chi phí tiết kiệm. Giấy chứng nhận truy xuất nguồn gốc bằng mã QR-CODE.

ISOCERT Cam kết

Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Đáp ứng yêu cầu khách hàng

Thông tin chi tiết

1. VietGAP là gì?

VietGAP - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, áp dụng cho mọi tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản (áp dụng cho mọi cơ sở dù là doanh nghiệp, hợp tác xã hay hộ gia đình).

Viet GAP bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất, thu hoạch, sơ chế nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy tìm nguồn gốc sản xuất, được dựa trên 04 yếu tố chính:

  • An toàn thực phẩm.
  • An toàn môi trường.
  • An toàn cho người lao động.
  • Truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

2. Tại sao cần chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP?

Sản phẩm nông nghiệp đóng vai trò quan trọng của mỗi quốc gia, đặc biệt ở Việt Nam sản phẩm thường bị lạm dụng thuốc trừ sâu, bảo quản thực phẩm...khiến người tiêu dùng mất niềm tin, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và môi trường.

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP tạo nên chuỗi cung ứng nông sản an toàn, đưa nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, từ lựa chọn vùng đất, nguồn nước, giống, phân bón và hóa chất, thu hoạch, đóng gói, bảo quản, vận chuyển đến tận tay khách hàng và bàn ăn của người tiêu dùng.

3. Giấy chứng nhận VietGAP là gì?

Là văn bản xác nhận doanh nghiệp đạt các tiêu chí và quy định theo đúng tiêu chuẩn VietGAP của chuyên gia đánh giá căn cứ theo TCVN 11892-1:2017 do Bộ Khoa học và công nghệ ban hành. Giấy chứng nhận VietGAP phải do một tổ chức uy tín được chỉ định cấp Giấy chứng nhận VietGAP cấp cho doanh nghiệp đủ điều kiện.

Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 02 năm kể từ ngày cấp và được gia hạn tối đa 03 tháng đối với trường hợp doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận nhưng không tiếp tục đăng ký cấp lại sau khi hết hạn.

4. Lợi ích của chứng nhận VietGAP

  • Đáp ứng những yêu cầu theo quy định của pháp luật.
  • Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng, dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam, khu vực và quốc tế.
  • Giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và lợi ích xã hội.
  • Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
  • Tạo niềm tin và thu hút thêm khách hàng, đối tác, nhà phân phối và các bên liên quan khác.
  • Cơ hội mở rộng thị trường tiềm năng, gia tăng cơ hội phát triển, tăng trưởng doanh thu.
  • Xem xét/miễn giảm các cuộc kiểm tra khi đã có giấy chứng nhận.

5. 03 loại tiêu chuẩn VietGAP Được thực hiện theo TCVN 11892-1:2017 do Bộ Khoa học và công nghệ ban hành, gồm có:

5. 1. VietGAP trồng trọt

  • Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi.
  • Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi.
  • Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lúa.
  • Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cà phê.

5.2. VietGAP chăn nuôi

  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn.
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm.
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi bò sữa, bò thịt.
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi ong.
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi dê thịt, dê sữa

5.3. VietGAP thủy sản

  • Hướng dẫn áp dụng VietGAP cho nuôi thương phẩm cá tra.
  • Hướng dẫn áp dụng VietGAP cho cá rô phi thương phẩm.
  • Hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm tôm chân trắng và tôm sú.

6. Các yêu cầu cơ bản trong tiêu chuẩn VietGAP, gồm:

  • Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất;
  • Quản lý Giống và gốc ghép;
  • Quản lý đất và giá thể:
  • Quản lý Phân bón và chất phụ gia;
  • Quản lý Nước tưới cho cây trồng;
  • Quản lý Hóa chất (gồm phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật);
  • Quản lý Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch;
  • Quản lý và xử lý chất thải;
  • Quản lý An toàn lao động;
  • Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm;
  • Kiểm tra nội bộ;
  • Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

7. Các bước chuẩn bị để đăng ký chứng nhận VietGAP

Để đạt được chứng nhận VietGAP, doanh nghiệp cần chuẩn bị và làm theo các bước như sau:

Bước 1: Khảo sát thực trạng ban đầu

Đánh giá hiện trạng của khu vực nuôi trồng (phương pháp và thói quen nuôi trồng, cách sử dụng nguồn nước, thức ăn, phân bón và các loại hóa chất, thuốc hỗ trợ...)

Đánh gia ban đầu sẽ xác định doanh nghiệp đã đạt được các tiêu chí theo tiêu chuẩn VietGAP hay chưa để có thể xây dựng kế hoạch triển khai cho doanh nghiệp áp dụng VietGAP thành công.

Bước 2: Đào tạo tiêu chuẩn - Xây dựng và vận hành hệ thống theo VietGAP

Doanh nghiệp cần đào tạo tiêu chuẩn VietGAP cho toàn bộ nhân sự.

Xây dựng quy trình, hướng dẫn thực hiện công việc, lập biểu mẫu ghi chép chuẩn hóa quy trình.

Ban hành quy trình hướng dẫn và biểu mẫu và áp dụng vào công việc sản xuất. Trong quá trình thực hiện, phải có hồ sơ lưu trữ làm bằng chứng để truy xuất nguồn gốc.

Bước 3: Đánh giá nội bộ

Doanh nghiệp thường xuyên giám sát, theo dõi việc thực hiện, tự đánh giá người lao động đã tuân thủ theo các quy trình, biểu mẫu. Hệ thống quản lý có phù hợp với doanh nghiệp hay không để sửa đổi hoàn thiện hệ thống.

Bước 4: Đánh giá cấp chứng nhận VietGAP

Sau khi đảm bảo các nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP. Doanh nghiệp thực hiện đăng ký chứng nhận với Tổ chức chứng nhận VietGAP.

Sau đó đoàn chuyên gia xuống đánh giá thực tế để xem xét cấp chứng chỉ VietGAP. Nếu kết quả đánh giá thực tế và kết quả kiểm nghiệm sản phẩm đạt yêu cầu, tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ VietGAP theo TCVN 11892-1:2017."

8. Thủ tục xin cấp chứng nhận VietGAP

Hồ sơ đăng ký Giấy chứng nhận VietGAP gồm có:

  • Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản đồ (hoặc sơ đồ) giải thửa và phân lô khu vực sản xuất; bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;
  • Kết quả kiểm tra nội bộ theo mẫu bảng kiểm tra đánh giá (Phụ lục X Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT);
  • Thuyết minh quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm;
  • Giấy chứng nhận tập huấn kỹ thuật cho người lao động do Tổ chức đơn vị có thẩm quyền cấp;
  • Các giấy tờ có liên quan khác như: kết quả phân tích; bản kê khai điều kiện sản xuất và sơ chế nông sản an toàn; bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế nông sản an toàn do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp (nếu có).

Thủ tục cấp giấy chứng nhận VietGAP được đánh giá bởi các chuyên gia:

  1. Đánh giá quá trình sản xuất theo các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn đánh giá có trong VietGAP của từng loại sản phẩm.
  2. Lấy mẫu môi trường (đất, nước, không khí), vật tư đầu vào, chất thải hoặc mẫu điển hình của sản phẩm và xác định chỉ tiêu phân tích theo quy định tại VietGAP.
  3. Đối với cơ sở chăn nuôi có nhiều thành viên:
  4. Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng nội bộ;
  5. Đánh giá tài liệu lưu trữ;

9. Sự khác nhau giữa VietGAP và GlobalGAP là gì?

Giống nhau Khác nhau

Đối tượng áp dụng Bất cứ sản phẩm nào trong ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đều có thể áp dụng theo tiêu chuẩn GlobalGAP hoặc VietGAP. Mục tiêu áp dụng

  • Đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất và an toàn nhất cho người tiêu dùng.
  • Đảm bảo phúc lợi và sức khỏe người lao động.
  • Giúp người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng.
  • Bảo vệ môi trường vì không dùng hóa chất độc hại.

Lợi ích hướng tới

  • Đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm;
  • Nâng cao sự tin tưởng của người dùng/khách hàng;
  • Cạnh tranh vào thị trường nước ngoài;
  • Giảm chi phí rủi ro xử lý sản phẩm lỗi;
  • Nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp;
  • Xem xét/miễn giảm các cuộc kiểm tra khi đã có giấy chứng nhận.

Phạm vi áp dụng GlobalGAP được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu còn VietGAP chỉ được thừa nhận tại Việt Nam. Điều kiện để đạt được chứng nhận Chứng nhận GlobalGAP cần đáp ứng được 252 tiêu chuẩn còn VietGAP chỉ có 70 tiêu chí. Cách nhận biết sản phẩm sau khi đã đạt chứng nhận

  • Nông sản đạt tiêu chuẩn VietGAP được nhận biết thông qua dấu chất lượng và giấy chứng nhận VietGAP.
  • Sản phẩm đạt tiêu chuẩn GlobalGAP sẽ được dán nhãn mã số GlobalG.A.P gồm 13 chữ số và truy xuất nguồn gốc của sản phẩm được trên toàn cầu.

10. 8 bước đơn giản để đạt chứng nhận ISO

FAQ câu hỏi thường gặp

A

VietGAP chưa bắt buộc áp dụng nhưng đang được Chính phủ và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai nhiều biện pháp khuyến khích nhằm đẩy nhanh tốc độ áp dụng tại Việt Nam. Vì vậy, có chứng nhận VietGAP, doanh nghiệp/tổ chức được xem xét miễn giảm các cuộc kiểm tra.

Các doanh nghiệp áp dụng VietGap còn được Chính phủ hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng các vùng sản xuất tập trung theo VietGAP, chi phí đào tạo tập huấn, chi phí chứng nhận lần đầu...

A

Doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký chứng nhận với Tổ chức chứng nhận VietGAP (như ISOCERT) để được đoàn chuyên gia đánh giá thực tế và xem xét cấp chứng chỉ VietGAP.

Doanh nghiệp nên cân nhắc khi lựa chọn tổ chức chứng nhận vì có thể sẽ phải chịu nhiều rủi ro, mất nhiều thời gian, tốn kém chi phí vì chưa nắm rõ các yêu cầu về hồ sơ và các bước tiến hành. Doanh nghiệp nên tìm một tổ chức chứng nhận uy tín để hỗ trợ (ISOCERT) để được nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và đảm bảo hơn.

A

Lượng sản phẩm được chứng nhận VietGAP có thể bán được nhiều hơn, nếu được cơ quan có thểm quyền nước nhập/ hệ thống bán lẻ/ nhà nhập khẩu công nhận.

Gián bán sản phẩm xuất xứ từ cơ sở được chứng nhận VietGAP có thể tăng, nếu:

  1. cơ sở được chứng nhận VietGAP, và đảm bảo kiểm soát được mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn bệnh dịch, an toàn môi trường và an sinh xã hội;
  1. sản phẩm luôn đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

A

Nhà nước khuyến khích áp dụng VietGAP với mục tiêu hướng đến phát triển bền vững, bảo vệ con người và môi trường, tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng, an toàn cho xã hội. Chính sách khuyến khích áp dụng VietGAP cho sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm thủy sản nói riêng được quy định tại Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng các vùng sản xuất tập trung theo VietGAP, chi phí đào tạo tập huấn, chi phí chứng nhận lần đầu v.v.. Chi tiết tham khảo thêm các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

A

Tổ chức/doanh nghiệp cần lưu ý khi tìm kiếm và lựa chọn tổ chức chứng nhận VietGAP là không phải tất cả các tổ chức chứng nhận đều được CÔNG NHẬN.

Hiện Việt Nam có hơn 90 tổ chức đã đăng ký hoạt động chứng nhận theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính Phủ.

Dấu hiệu nhận biết tổ chức chứng nhận uy tín:

- Tổ chức chứng nhận cấp chứng nhận theo lĩnh vực đăng ký hoạt động chứng nhận.

- Tổ chức chứng nhận được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động (Ví dụ ISOCERT được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định).

A

Để được cấp giấy chứng nhận VietGAP, doanh nghiệp cần đạt được các tiêu chí sau:

Tiêu chí kỹ thuật sản xuất

Được quy định từ khâu chọn giống, nước, đất, phân bón cho đến khi thu hoạch tùy theo lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

Tiêu chí an toàn thực phẩm

Dựa trên những biện pháp bảo vệ tránh ô nhiễm hóa chất bảo quản hay dư lượng kháng sinh khi thu hoạch hoặc không có hóa chất nhiễm khuẩn khi thu hoạch sản phẩm, đảm bảo sản phẩm khi tiêu thụ tuyệt đối an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Môi trường làm việc

Các yếu tố về vấn đề lao động phải được kiểm soát để đảm bảo an toàn và không lạm dụng người lao động quá mức.

Tiêu chí truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Xác định các vấn đề, rủi ro từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, dễ dàng truy xuất nguồn gốc từ khâu đầu vào tới thành phẩm lưu thông trên thị trường.

Câu chuyện thành công của đối tác

Công ty TNHH UTRACON Việt Nam Bí quyết thành công của SABECO Tổng công ty Đông Bắc LICOGI 13 Thành Đạt Thép Shengli Việt Nam

Cục trồng trọt chuyên gia đánh giá vietgap trồng trọt

Doanh Nghiệp Bảo Vệ Môi Trường “Ghi Điểm” Với Khách Hàng Nhờ Bộ 03 Tiêu Chí ISO 9001- ISO 14001 - ISO 45001

Công ty TNHH UTRACON Việt Nam, dù mới xuất hiện tại VN chưa lâu, nhưng đã nhanh chóng khẳng định được thương hiệu và thế mạnh vượt trội trong lĩnh vực thiết kế thi công các công trình cầu, dân dụng và công nghiệp. Trong số các doanh nghiệp mà ISOCERT từng làm việc, UTRACON Việt Nam là một trong những doanh nghiệp thỏa mãn với cả bộ 03 tiêu chí: + ISO 9001 - Chứng nhận Hệ thống quản lý Chất lượng + ISO 14001 - Chứng nhận Hệ thống quản lý Môi trường + ISO 45001- Chứng nhận Hệ Thống Quản Lý An Toàn Và Sức Khỏe Lao Động. Các hệ thống ISO này được xem là một giải pháp khoa học giúp doanh nghiệp kiểm soát và giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra cả bên trong lẫn bên ngoài tổ chức. Chứng nhận ISO đã chứng minh được trách nhiệm của UTRACON Việt Nam đối với chất lượng sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng, môi trường toàn cầu cũng như sự an toàn và sức khỏe cho người lao động. Với 03 “giấy thông hành” này, Utracon đã tham gia dự án: cầu Bắc Hưng Hải và đường dẫn (dự án đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên); thi công nhiều hạng mục phức tạp dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông; cầu Thủ Thiêm 2 - TPHCM. Ghi điểm với khách hàng, UTRACON Việt Nam trở thành đối tác tin cậy trong ngành xây dựng nhờ mục đích hướng đến 2 chữ "CỘNG ĐỒNG" – một xã hội chất lượng, an toàn và phát triển thịnh vượng.

Cục trồng trọt chuyên gia đánh giá vietgap trồng trọt

Bí quyết thành công của SABECO nhờ áp dụng các phương pháp quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO

Thương hiệu nổi tiếng về sản xuất đồ uống (SABECO), doanh nghiệp cùng với hãng bia Habeco đóng góp hơn 14 tỉ đồng cho Ngân sách Nhà nước. Đây là một trong số những khách hàng của ISOCERT và bí quyết làm nên thành công của SABECO là nhờ vào hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO. Nhà máy Bia Sài Gòn đã đạt các chứng nhận: + Chứng nhận ISO 9001: 2015; + Chứng nhận ISO 14001:2018; + Chứng nhận ISO 22000:2005; + Chứng nhận HACCP; + Một số nhà máy thực hiện kiểm toán năng lượng và có hệ thống quản lý về năng lượng đạt tiêu chuẩn ISO 50001:2011. Tất cả các đơn vị thành viên tuân thủ và tổ chức đánh giá định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo sự tuân thủ. Những giải pháp cải tiến liên tục và đáp ứng hầu hết các tiêu chuẩn quốc tế nhờ hệ thống quản lý chất lượng (ISO) của doanh nghiệp đã làm nên thành công của SABECO, mở ra cơ hội giúp sản phẩm của doanh nghiệp chiến thắng trong các cuộc thi, giải thưởng lớn quốc tế được đánh giá toàn diện từ chất lượng sản phẩm cho đến thiết kế bao bì.

Cục trồng trọt chuyên gia đánh giá vietgap trồng trọt

Thương hiệu “Đông Bắc”, Top 100 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam thành công nhờ ISO 45001

Tổng công ty Đông Bắc là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng, là khách hàng của ISOCERT đã đạt chứng nhận ISO 45001. Thương hiệu ‘Đông Bắc" luôn được đánh giá và xếp hạng Top đầu của các doanh nghiệp quân đội và Top 100 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam. Với đặc thù chuyên nghiệp trong lĩnh vực thiết kế, giám sát và thi công công trình dân dụng; công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật; công trình giao thông và cảng đường thủy. Để đảm bảo Tổng công ty phát triển ổn định và tăng sức cạnh tranh, Đông Bắc đã đổi mới toàn diện, từ chăm lo phát triển nguồn nhân lực, đầu tư đổi mới thiết bị, áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại... không ngừng cung cấp các sản phẩm có chất lượng cùng với các mô hình dịch vụ năng động nhằm thỏa mãn nhu cầu của mọi khách hàng.

Cục trồng trọt chuyên gia đánh giá vietgap trồng trọt

LICOGI 13 Thành Đạt thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng bằng ISO 9001.

Công ty CP Đầu tư Nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt là đơn vị sản xuất và cung ứng gạch bê tông uy tín trong cộng đồng xây dựng. Với chứng chỉ ISO 9001, LICOGI 13 Thành Đạt đã thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng bằng CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN, HIỆU QUẢ của từng sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và ổn định, triển vọng phát triển tốt, thu hút nhiều nhà đầu tư bằng các hoạch định chiến lược rõ ràng và bài bản. LICOGI 13 được đánh giá là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và ổn định, có khả năng tự chủ tài chính, có triển vọng phát triển tốt, độ rủi ro thấp, tham gia thi công các công trình trọng điểm quốc gia và đa dạng ở nhiều lĩnh vực: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà ga T1 Sân bay Nội Bài, nhà máy nhiệt điện Phả lại, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Nhà quốc hội mới; các Tòa nhà của Handico, Viwaseen, FLC…

Cục trồng trọt chuyên gia đánh giá vietgap trồng trọt

Shengli Việt Nam tiêu thụ 700.000 tấn gang thép mỗi năm thực hiện sứ mệnh bảo vệ môi trường nhờ ISO 14001