Lens drop vs full frame so sánh

Một chiếc máy ảnh có cảm biến crop (APS-C) và một chiếc máy có cảm biến Fullframe sẽ cho ra những kết quả khác nhau khi chụp cùng với một ống kính. Về lý thuyết thì chắc chắn là như vậy, còn kết quả trên thực tế thì sao? Nhiếp ảnh gia Ilko Alexandroff đã làm một bài thử nghiệm so sánh giữa 2 máy có cảm biến APS-C và Fullframe, chụp với ống kính 85mm và 135mm trên cả 2 máy. Theo dõi video dưới đây và bạn có thể thấy rõ 2 ống kính này thể hiện ra sao trên từng chiếc máy, kết quả những bức ảnh chụp ra sẽ cụ thể như thế nào. Nếu bạn vẫn còn lạ lẫm với chủ đề này, chúng tôi nghĩ video dưới đây sẽ rất hữu ích.

Thiết bị sử dụng:

  • Canon EOS-1DX
  • Canon EOS 70D
  • Canon EF 85mm f/1.8
  • Canon EF 135mm f/2.0

Ống kính 85mm trên Fullframe vs Crop

So sánh đầu tiên được thực hiện với ống kính 85mm. Chụp lần lượt với Canon EOS 70D và 1DX.

Thiết lập giống hệt nhau ở cả 2 máy: chụp tại khẩu lớn nhất f/1.8, ISO 100 và tốc độ màn trập là 1/640. Khoảng cách từ người chụp đến mẫu cũng là như nhau.

Chỉ số nhân của máy Canon crop là 1.6, như vậy tiêu cự 85mm trên 70D sẽ có góc nhìn của tiêu cự 136mm. Dưới đây là kết quả của 2 chiếc máy chụp với 85mm:

Lens drop vs full frame so sánh

Lens drop vs full frame so sánh

Ống kính 135mm trên Fullframe vs Crop

So sánh tiếp theo là với ống kính 135mm. Do ống kính này có khẩu độ f/2.0, Ilko phải giảm tốc độ màn trập để cân bằng với thiết lập trong bài thử nghiệm trước đó. Thiết lập lần này sẽ là f/2.0, ISO 100 và tốc độ màn trập 1/500.

Với ống kính này trên thân máy crop, bạn sẽ có tiêu cự 216mm. Như vậy, bạn sẽ phải đứng khá xa so với người mẫu. Dưới đây là kết quả:

Lens drop vs full frame so sánh

Lens drop vs full frame so sánh

85mm trên máy Crop và 135mm trên máy Fullframe

So sánh cuối cùng có lẽ là thú vị nhất nếu như bạn vẫn đang băn khoăn giữa 2 dòng máy Crop và Fullframe để sử dụng. Ống kính 85mm được lắp trên chiếc 70D và ống kính 135mm trên 1DX. 2 ống kính này sẽ cho tiêu cự gần giống nhau: 135mm vs 136mm trên máy crop. Tiêu cự thì như nhau, vậy sự khác biệt về bokeh sẽ như thế nào? Dưới đây là kết quả:

Lens drop vs full frame so sánh

Chúng tôi nghĩ có lẽ bạn đã rõ về sự khác nhau giữa Crop và Fullframe trên lý thuyết, còn bài so sánh này khá thực tế để nhìn thẳng vào kết quả và hiệu ứng 2 dòng máy có thể mang lại, kể cả sử dụng cùng ống kính hay khác ống kính. Vậy bạn có nhìn ra sự khác biệt không? Bạn sẽ mua máy Fullframe hay hài lòng với Crop? Bạn có nghĩ sự khác biệt trong bài so sánh cuối cùng dễ nhận ra hay không?

Chia sẻ với chúng tôi qua comment nhé!

Bài viết gốc: diyphotography

Lens drop vs full frame so sánh
N.Đ.Phan (P.N.) Bài viết được biên tập bởi P.N. Các bạn có thể liên hệ tác giả nếu muốn sử dụng lại bài viết

Các bạn có thể gắn thẻ page của Vsion trên facebook để các admin có thể biết các bạn đã comment (bằng cách gõ thêm @vsion.vn)

Lens drop vs full frame so sánh

Đánh giá Fuji X-Pro3 - Nguồn cảm hứng tuyệt vời

By N.Đ.Phan • 04 Jan, 2020

Với X-Pro3, Fujifilm đã thực sự tạo ra một chiếc máy đầu bảng, một chiếc máy flagship mới của hãng để hoàn thiện cái triết lý của mình, một triết lý có phần bảo thủ, nhưng đúng với tư duy, con đường và chiến lược của Fujifilm từ trước đến nay.

Có phải máy ảnh Full Frame có chất lượng tốt hơn máy ảnh Crop hay không. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu rõ hơn về máy ảnh Full Frame và đánh giá qua sự so sánh máy ảnh Crop và Full Frame

Những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp quan tâm tới chụp ảnh nghệ thuật thì trong tay không thể thiếu máy ảnh Full Frame. Thông thường mức giá của chúng sẽ “nhỉnh” hơn so với các máy ảnh kỹ thuật số thông thường. Vậy chúng có điều gì đặc biệt hơn?

Lens drop vs full frame so sánh

Máy ảnh Full Frame là một máy ảnh DSLR sử dụng cảm biến ảnh có khung hình Film chuẩn là 35mm. Đây được coi là loại máy tiêu chuẩn cho các dòng máy ảnh kỹ thuật số với kích thước cảm biến là 35mm x 24 mm giống kích thước cuộn Film trong máy ảnh cơ truyền thống.

Để tiết kiệm chi phí sản xuất, đa phần các máy ảnh kỹ thuật số hiện nay thường sử dụng khung hình có kích thước nhỏ hơn khổ Film tiêu chuẩn 35mm, thường là 23.7mm x 15.7mm, hay còn gọi là cảm biến APS-C. Những máy ảnh sử dụng bộ cảm biến nhỏ hơn này được gọi là máy ảnh Crop.

Nói một cách dễ hiểu hơn, khi nhắc tới kích cỡ cảm biến của máy ảnh sẽ có 2 loại là cảm biến toàn khung ( hay còn gọi là Full Frame) và cảm biến APS-C (hay còn gọi là Crop). Để xác định, ta cần dựa vào khung film của máy, nếu có kích cỡ chuẩn toàn khung là 35mm x 24 mm thì sẽ là máy ảnh Full Frame, còn nhỏ hơn là máy ảnh Crop.

\=> Bài viết cùng chủ đề:

  • Cảm biến APS-C là gì? Ưu nhược điểm của cảm biến APS-C trên máy ảnh
  • Lens Kit máy ảnh là gì? Liệu có nên sử dụng Lens Kit cho máy ảnh?
  • Lý do chụp ảnh bị mờ và cách khắc phục

So sánh máy ảnh Crop và Full Frame

Lens drop vs full frame so sánh

So sánh về kích thước và trọng lượng

Máy ảnh Full Frame sẽ nặng hơn máy ảnh Crop từ 40 – 60% và sẽ có kích thước lớn hơn vì chúng sở hữu bộ kính ngắm quang học lớn hơn.

So sánh về tiêu cự

Lens drop vs full frame so sánh

Như ở định nghĩa phía trên, máy ảnh Full Frame sử dụng bộ cảm biến chuẩn, được coi là đầy đủ nhất còn máy ảnh Crop đã bị cắt bớt nên sở hữu bộ cảm biến nhỏ hơn. Đây là sự khác biệt lớn nhất để phân loại được hai loại máy ảnh này.

So sánh về độ sâu của trường ảnh

Lens drop vs full frame so sánh

Nếu so sánh khi chụp cùng một tiêu cự và khung hình với máy ảnh Full Frame thì máy ảnh Crop cho hình ảnh có độ sâu hơn, những bức hình chụp gần hoặc chụp cận cảnh sẽ được lấy nét sâu hơn.

Lý do là vì sử dụng khung hình nhỏ hơn, khi chụp hình toàn cảnh, người cầm máy ảnh sẽ phải lùi lại, điều này sẽ giúp bức ảnh có độ sâu và rộng hơn.

So sánh về độ cảm biến

Và tất nhiên, nếu chụp với cùng một ống kính và cùng một vị trí chụp hình thì máy ảnh Full Frame sẽ cho góc nhìn rộng hơn so với máy ảnh Crop. Các chi tiết trong hình ảnh sẽ được thu lại đầy đủ và có cảm giác gần hơn với chủ thể được chụp.

So sánh về hệ số crop

Nếu muốn có được góc nhìn tương đương với máy ảnh Full Frame khi sử dụng máy ảnh Crop, ống kính được sử dụng phải được nhân hệ số lên 1.5, được gọi là hệ số crop. Do được nhân hệ số này nên máy ảnh Crop có khả năng chụp xa hơn.

So sánh về chất lượng hình ảnh

Nếu chụp với điều kiện thiếu sáng, máy ảnh Full Frame sẽ cho hình ảnh chất lượng và sắc nét hơn rất nhiều so với máy ảnh Crop, đặc biệt khi tăng độ nhạy sáng sẽ giúp bức hình giảm được độ nhiễu và trông rất sạch sẽ.

So sánh về giá cả

Chi phí sản xuất của máy ảnh Full Frame cao hơn so với máy ảnh Crop, nên mức giá máy ảnh Full Frame sẽ cao hơn khoảng từ 6 đến 20 lần. Ngoài ra, các phụ kiện như ống kính sẽ không được đa dạng như máy ảnh Crop và cần phải được đầu tư vì ống kính sử dụng phải đúng chất lượng.

Để người đọc dễ so sánh, Máy ảnh Hoàng Tô sẽ lập bảng tóm tắt lại những điểm khác nhau giữa 2 máy ảnh Full Frame và máy ảnh Crop:

Tiêu chí so sánh Máy ảnh Full Frame Máy ảnh crop Kích thước và trọng lượng To hơn và nặng hơn Nhỏ hơn và nhẹ hơn Độ sâu trường ảnh Hẹp hơn Rộng ( nếu chụp cận cảnh sẽ lấy nét được sâu hơn) Bộ cảm biến Cảm biến toàn khung (24mm x 36mm) Bộ cảm biến APS-C (nhỏ hơn 24mm x 36mm) Hệ số crop Nhỏ hơn Gấp 1.5 lần hệ số máy ảnh Full Frame Tiêu cự Dài Ngắn Chất lượng hình ảnh Chất lượng ảnh tốt hơn Chất lượng bình thường Góc nhìn máy ảnh Rộng Hẹp Giá thành Cao Thấp Khả năng chụp Gần Xa Mức độ phổ biến Ít Nhiều Phụ kiện ống kính Ít Phổ biến nhiều loại Đối tượng nên sử dụng Những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp, có nhu cầu sử dụng cao, muốn chụp ảnh nghệ thuật, ảnh chân dung, chất lượng và xóa phông tốt Phù hợp với những người đang tập chụp ảnh. Với mức giá rẻ hơn nhiều lần so với máy ảnh Full Frame mà vẫn có thể sở hữu chiếc máy có độ trường ảnh sâu và rộng

Trên đây là những thông tin về máy ảnh Full Frame và sự so sánh chi tiết giữa máy ảnh Full Frame và máy ảnh Crop. Máy ảnh Hoàng Tô mong rằng với bài viết tham khảo này, bạn có thể xác định được tiêu chí và có sự lựa chọn mua máy ảnh phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế.