Của để dành là gì

Viết, soạn thảo sai chính tả là việc dễ gặp trên các văn bản, tài liệu online, offline,....Đặc biệt với các từ có âm ngữ, cách phát âm gần giống nhau như "để giành" và "để dành", việc nhầm lẫn diễn ra với tần suất khá phổ biến. Vậy để giành hay để dành đúng chính tả?

Viết để dành hay để giành đúng chính tả tiếng Việt.


Mục lục bài viết:
1. Phân biệt "dành" và "giành"
2. Phân biệt để dành hay để giành, từ nào đúng chính tả?


Mặc dù khá giống nhau về cách phát âm nhưng "để dành" và "để giành" lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Trong đó, "để dành" là từ viết đúng chính tả và "để giành" là từ viết sai.

Để có thể đưa ra kết luận này, chúng ta cần đi phân tích nghĩa của từng từ cấu tạo nên 2 cụm từ trên. Cụ thể.


1. Phân biệt "dành" và "giành"

Thực tế, chúng ta không thể phân biệt một cách rạch ròi là "giành" hay "dành" là đúng. Bởi rằng, những từ này đều là từ đơn có nghĩa, chúng ta cần căn cứ vào ngữ cảnh, vị trí của từ trong câu để sử dụng cho đúng.

* Dành là gì?

"Dành" là động từ cất, giữ lại một thứ gì đó để dùng trong tương lai hoặc để chỉ một sự vật, hiện tượng dành riêng cho người, sự vật , hiện tượng nào đó.

Một số mẫu câu sử dụng từ "dành"

- Cô ấy đang để dành tiền để mua nhà

- Bà tôi luôn để dành đồ ăn ngon cho tôi mỗi tối

- Lớp học dành riêng cho người khuyết tật

- Để cải thiện kết quả học kỳ I, bạn cần dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập

- Con cái là của để dành của cha mẹ

* Giành là gì?

"Giành" là động từ chỉ hành động đoạt, tranh, cố dùng sức để lấy về một thứ gì đó cho mình. Với vai trò là danh từ, "giành' lại là tên gọi của một loại đồ vật làm bằng tre, nứa, có đáy phẳng, thành cao và các nan đan khít nhau


Để mở rộng vốn từ, rèn kỹ năng viết đúng chính tả, bạn cần tham khảo thêm các cụm từ đồng âm, dễ nhầm lẫn như dư dả hay dư giả, giày xéo hay dày xéo của chúng tôi..
Xem thêm: Dư dả hay Dư giả

Ví dụ sử dụng từ "giành" trong tiếng Việt:

- 2 con sư tử đang giành nhau miếng mồi

- Chúng tôi luôn nỗ lực chiến đấu để giành độc lập cho dân tộc

- Với sự cố gắng không ngừng nhỉ, cô ấy đã giành được giải nhất cuộc thi năm nay.

Dư dả hay dư giả, từ nào đúng, sai quy tắc tiếng Việt?

2. Phân biệt để dành hay để giành, từ nào đúng chính tả?

Mặc dù khi đứng riêng biệt, các từ "để", "dành" hay "giành" đều là cụm từ mang ý nghĩa. Tuy nhiên, khi ghép với nhau, để dành lại được định nghĩa là động từ để hiện sự cất, giữ lại một vật gì đó để sử dụng vào lúc khác, thời điểm khác. Ngược lại,t ừ để giành lại là từ không có ý nghĩa trong tiếng Việt.

Với những phân tích ở trên, nếu vẫn còn đang băn khoăn để dành hay để giành là từ đúng thì chúng tôi xin khẳng định đáp án đúng là từ "để dành". Các bạn cần ghi nhớ từ ngữ, ý nghĩa của từ và sử dụng đúng chính tả, làm đa dạng hóa ngôn ngữ sử dụng trong đời sống hàng ngày. Chúc các bạn thành công.

Để diễn đạt hành động cất đi một đồ vật nào đó để sử dụng sau này, người ta thường sử dụng từ "để dàn". Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng "để giành" mới là từ viết đúng. Vậy để giành hay để dành đúng chính tả? Trong bài viết sau đây, Taimienphi.vn sẽ mang đến câu trả lời chi tiết cho bạn.

Chia sẻ hay Chia sẽ hay Chia xẻ dùng khi nào? Từ nào đúng chính tả? Suôn sẻ hay Suông sẻ là đúng chính tả Xuất xứ hay xuất sứ, từ nào viết đúng chính tả tiếng Việt? Dùm hay giùm, từ nào là từ đúng chính tả tiếng Việt? Chân trọng hay trân trọng, từ nào mới đúng chính tả tiếng Việt? Nề nếp hay Nền nếp, từ nào viết đúng chính tả tiếng Việt?

Nếu bây giờ tôi bị tai nạn trên đường đi làm về, anh có bỏ hết tất cả chạy đến với tôi không? Hay anh lại đang họp, đang đi công tác hay gì gì đó. Tự nhiên tôi khóc...

  • Anh là người chồng đã "sập bẫy" của em!
  • Bỏ rơi em, anh có hạnh phúc?
  • Chua chát vì 8 năm đợi chờ bị anh “đá” trong đau đớn

Tôi yêu một người đàn ông thành đạt và chín chắn như tôi mong muốn. Nhưng rồi anh cứ chứng minh sự thành đạt bằng niềm đam mê công việc mà quên mất anh đang có tôi. Tôi trở thành một thứ "Của để dành" không được chăm nom vì anh đang bận.

Của để dành là gì


Tôi ngồi lắng nghe giọng rộn ràng của anh bạn đồng nghiệp của anh say sưa kể về đứa con trai mới chào đời. Đôi mắt anh thâm quầng vì hai đêm thức trắng bên vợ và con trong bệnh viện, nhưng ánh mắt anh lại rạng ngời hạnh phúc và hăng hái đi làm đến lạ lùng. Hóa ra anh thèm trực tiếp đón nhận những lời chúc mừng và để khoe với mọi người vợ anh thật tuyệt.

Tôi bước về phòng, màn hình chat hiện lên và một vài người bản rủ tôi offline chủ nhật. Một người bạn tôi quen đang vui và hạnh phúc vì có người yêu lặn lội từ xa vào thăm tôi ấy. Hình như một hai tuần liên tục anh chàng kia khăn gói xa xôi vào thăm bạn gái. Tôi từ chối vì nhiều lẽ mà cái lý do quan trọng nhất là vì tôi biết tôi sẽ buồn nhiều hơn vui nếu tham dự và sẽ làm buổi offline mất vui.

Hai niềm vui của hai người bạn ấy làm tôi chạnh lòng. Anh của tôi dường như chưa bao giờ làm gì đó cho tôi cảm thấy được yêu thương như thế. Tôi tự hỏi nếu anh là anh đồng nghiệp đó và tôi là người vợ đó, anh có thức đêm chỉ để gần tôi hay chỉ đơn giản là thao thao bất tuyệt với bạn bè về hạnh phúc đó không? Lần đầu tiên trong cuộc đời mình tôi thèm được “tăng ca”. Tăng ca đến lúc nào cũng được miễn sao đừng để tôi có thời gian rảnh, trống trải vào những ngày cuối tuần đơn lẻ. Tôi sợ cái thời khắc 12h trưa thứ 7 vì tôi chẳng biết làm gì tiếp sau đó. Khổ nỗi công việc của tôi không cần tôi tăng ca nhiều đến mức ấy. Tôi có thể về nhà ngồi ôm máy tính làm việc nếu cần. Vậy đó, tôi cứ không được làm điều tôi muốn.

Của để dành là gì


Tôi chẳng biết vì lẽ gì mà tôi yêu anh đến vậy. Yêu đến mức cứ ngồi khóc một mình nhưng chẳng bao giờ giận anh. Tôi không muốn nói hay vì tôi không thể nói? Tôi chẳng hiểu mình đang làm gì, đang cần gì, đang nghĩ gì nữa. Tôi tự giam mình ở nhà vào cuối tuần vì tôi sợ ra ngoài. Tôi sợ gặp những cặp tình nhân hạnh phúc trên phố, những ánh mắt tha thiết dành cho nhau mà tôi tìm mãi vẫn không thấy ở anh.

14/2 tôi lặng lẽ ở nhà chat với đám bạn độc thân cũng chẳng dám ra đường như tôi. Một ai đó mang hoa đến nhà tặng tôi. Tôi lặng lẽ ngồi yên trong căn nhà đã được khóa ngoài trước đó. Vì tôi thích hoa thật đấy, nhưng chỉ thích hoa của anh thôi. Tôi lặng lẽ tủi thân và tôi khóc.

8/3 khi ra đường đầy hoa, tôi cảm giác chỉ cần tôi bước xuống xe không cẩn thận tôi sẽ giẫm phải hoa. Vậy mà anh của tôi đang ở đâu đâu gần mà xa tôi lắm. Tôi tự an ủi lòng: “Uhm, anh bận”.

Của để dành là gì


Tôi sợ nhận hoa hay đơn giản chỉ là một cử chỉ quan tâm nho nhỏ của một ai đó. Tôi nhớ có lần một người đã đặt tiệm hoa trước cửa nhà tôi và mỗi ngày mang đến cho tôi 1 lẵng hoa hồng. Tôi không để ý đến người ấy nhưng tôi lại để ý đến giờ nhận hoa. Và vì thế mà giờ tôi sợ. Tôi sợ tôi sẽ so sánh họ với anh. Vì hình như chưa bao giờ anh tặng hoa cho tôi thì phải!

Tôi lặng lẽ ngồi đếm thời gian, đồng hồ thời gian sao nó quay nhanh đến thế. Tôi nhẩm đếm đã bao lâu rồi anh không ghé thăm tôi. 1 ngày, 2 ngày 3, 15, 20...và lâu lâu hơn nữa. Tôi ước gì anh đi công tác thật xa để tôi có cái lý do anh không ghé thăm tôi hiển nhiên chính đáng. Còn bây giờ, anh và tôi đang ở trong cùng một thành phố, cái thành phố bon chen, nhộn nhịp và tất bật - tất bật đến mức làm anh quên mất tôi, quên sự đợi chờ của tôi. Có lần tôi thử một suy nghĩ điên rồ: Nếu bây giờ tôi bất chợt bị tai nạn trên đường đi làm về, anh có bỏ hết tất cả chạy đến với tôi không? Hay lúc đó anh lại nói với ai đó bên cạnh tôi rằng: anh đang đi làm, anh đang đi họp, anh đang đi công tác hay gì gì đó tương tự. Tự nhiên tôi khóc...

Của để dành là gì


Dường như anh đã làm cho trái tim tôi chai sạn, để bây giờ tôi không còn biết nhớ là gì nữa. Hôm nay cũng vậy lại chiều thứ 7 anh điện thoại báo với tôi rằng anh phải đi công tác Sóc Trăng không về với tôi được và tôi cũng chẳng buồn nói gì nữa. Tôi đã quá quen với việc nghe nhạc, xem phim, đọc báo, nấu ăn cho hết ngày cuối tuần không anh. Có những ngày cuối tuần một mình tôi dậy sớm, dọn nhà, nấu ăn chỉ để đợi một người mà tôi biết chắc rằng không đến.

Tôi cảm thấy tôi giống như một thứ “của để dành”. Cái mà người ta để dành để khi cần người ta dùng đến. Còn nếu không, nó sẽ cứ ở yên đó, không được thay đổi và cũng không được quan tâm. Của để dành sẽ không bao giờ đi đâu và chỉ cần quan tâm khi cần dùng đến. Phải chăng anh đang coi tôi là của để dành? Có bao giờ anh nghĩ rằng sẽ có một ai đó lấy đi mất của để dành của anh không? Thường thì khi đánh mất một cái gì đó, người ta mới nhận ra người ta cần tới nó.

Của để dành là gì


Tôi không còn yêu anh hay tôi đã chai sạn nỗi nhớ đến mức bây giờ nếu anh nói với tôi rằng anh phải đi công tác xa tôi một thời gian dài thì tôi vẫn chỉ mỉm cười? Dường như với tôi bây giờ anh đi công tác 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng hay 1 năm thậm chí 10 năm, với tôi nó cũng chỉ là một con số trong dãy số tự nhiên vô nghĩa. Tôi phải làm gì với chính bản thân mình và với anh?