Câu văn không khí thật trong lành! có bao nhiêu từ phức?

  • Câu văn không khí thật trong lành! có bao nhiêu từ phức?
    Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Bài 1 (trang 12, 13 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1): Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Ngụ ngôn về ngọn nến

Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nó cháy sáng lung linh. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả căn phòng.

Mọi người đều trầm trồ: “Ồ! Nến sáng quá, thật may, nếu không, chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất”. Nghe vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung qunh.

Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra, lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ con một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ chảy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”. Nghĩa rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi.

Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau: “Nến tắt mất rồi. Tối quá! Làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Đèn dầu được thắp lên, còn ngọn nến thì bị bỏ vào trong ngăn kéo tủ.

Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó khó có dịp cháy sáng nữa. Nên chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi.

      (Sưu tầm)

a. Vì sao ngọn nến lại tỏ ra vui sướng khi nó được đốt sáng?

Hướng dẫn giải:

- Vì nó nghĩ rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả gian phòng.

b. Ngọn nến hiểu ra điều gì khi nó bị bỏ trong ngăn kéo tủ, khó có dịp cháy sáng nữa?

Hướng dẫn giải:

- Ngọn nến hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ảnh lửa nhỏ và dù sau đó sẽ tan chảy đi.

c) Câu chuyện trên muốn nói với chúng ta điều gì?

A.Cuộc sống chỉ hạnh phúc khi ta biết khiêm tốn và cống hiến hết sức mình cho cuộc đời, cho mọi người.

B. Cuộc sống thật ngắn ngủi nên phải tận hưởng.

C. Thật đáng sống chỉ khi ta biết sống vì mọi người.

Hướng dẫn giải:

Khoanh vào đáp án A

Bài 2 (trang 13 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1): Dùng dấu (/) phân tách các từ trong hai câu thơ sau rồi ghi lại các từ đơn, từ phức vào chỗ trống.

      Việt Nam / đất nước / ta / ơi !

   Mênh mông / biển lúa / đâu / trời / đẹp / hơn.

Hướng dẫn giải:

Từ đơn Từ phức
Ta, ơi, đâu, trời, đẹp, hơn. Việt Nam, đất nước, mênh mông, biển lúa

Bài 3 (trang 14 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1): Gạch dưới các từ phức có trong bài ca dao sau:

Hướng dẫn giải:

      Đồng Đăng có phố Kì Lừa

   Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

      Ai lên Xứ Lạng cùng anh

   Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.

Bài 4 (trang 14 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1): Cho đoạn văn sau:

Bầu trời buổi sớm thật trong lành. Những cô mây dậy sớm để lên núi dạo chơi. Các em bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non. Ông mặt trời đứng dậy vươn vai sau một giấc ngủ dài…

a. Gạch dưới những từ phức có trong đoạn văn trên.

Hướng dẫn giải:

Bầu trời buổi sớm thật trong lành. Những cô mây dậy sớm để lên núi dạo chơi. Các em bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non. Ông mặt trời đứng dậy vươn vai sau một giấc ngủ dài…

b. Chọn một từ phức mà em vừa tìm được rồi đặt câu với từ đó.

Hướng dẫn giải:

- Buổi sớm mùa thu, không khí thật trong lành, mát mẻ.

Bài 5 (trang 14 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1): Các câu sau đây khuyên ta điều gì?

a. Ở hiền gặp lành.

b. Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

c. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

Hướng dẫn giải:

- Các câu trên khuyên chúng ta nên sống hiền lành, nhân hậu, đoàn kết, thương yêu lẫn nhau.

Bài 6 (trang 14 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1): Hãy viết bức thư ngắn cho một người bạn ở xa để kể về mái trường và lớp học thân yêu của em.

Hướng dẫn giải:

      Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2019

Ngọc Hân thấn mến!

Đã lâu lắm rồi từ ngày lên cấp hai chúng mình không còn được học cùng nhau nữa, tớ nhớ cậu nhiều lắm. Cậu và gia đình vẫn khỏe chứ? Dạo này cậu học tập thế nào? Mọi thứ vẫn ổn chứ cậu? Chuyển xuống Hà Nội, tớ học ở lớp 3A, trường Tiểu học Dịch Vọng thân yêu. Trường mới có khuân viên rộng và lớp học khang trang lắm cậu ạ. Ở đây các thầy cô rất giỏi và vui tính nhé. Lớp tớ có 30 bạn tất cả. Ai ai cũng chăm ngoan, đoàn kết và cố gắng học tập tốt. Vì vậy mà lớp tớ luôn được cờ thi đua và được cô giáo khen đấy.

Tớ rất yêu ngôi trường, thầy cô và bạn bè ở nơi đây. Còn trường của cậu thế nào nhỉ? Nhớ kể cho tớ nghe sớm nhé. Tớ mong tin của cậu.

      Bạn thân

      Quỳnh Nhi

Vui học (trang 15 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1):

Bà không biết gì

Bà dẫn hai cháu đi sở thú, đến trước chuồng cò, bà nói:

- Đây là những con cò, chúng thường mang trẻ con đến các gia đình.

Hai đứa nhỏ thì thầm với nhau:

- Mình có nên nói sự thật cho bà biết không, hay cứ để bà tin là như vậy?

(Truyện cười trẻ thơ)

* Em hãy kể câu chuyện trên cho bạn bè, người thân cùng nghe.

* Trao đổi với bạn bè, người thân về chi tiết gây cười trong câu chuyện.

Hướng dẫn giải:

- Chi tiết gây cười trong câu chuyện : Hai đứa trẻ nghĩ rằng bà không biết chuyện cò mang trẻ con tới các gia đình là không có thật.

Các bài Giải bài tập Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Câu văn không khí thật trong lành! có bao nhiêu từ phức?
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Câu văn không khí thật trong lành! có bao nhiêu từ phức?

Câu văn không khí thật trong lành! có bao nhiêu từ phức?

Câu văn không khí thật trong lành! có bao nhiêu từ phức?

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Câu văn không khí thật trong lành! có bao nhiêu từ phức?

Câu văn không khí thật trong lành! có bao nhiêu từ phức?

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1 & Tập 2 được biên soạn bám sát nội dung sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 Tập 1, Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 tuần 23

  • 1. Phiếu bài tập Tiếng Việt lớp 4 tuần 23
  • 2. Đáp án Phiếu bài tập Tiếng Việt lớp 4 tuần 23

Đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4: Tuần 23 bao gồm chi tiết các phần đọc hiểu và trả lời câu hỏi, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn có đáp án án chi tiết cho mỗi phần giúp các em học sinh ôn tập, hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học môn Tiếng Việt lớp 4 tuần 23. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

>> Bài trước: Đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4: Tuần 22

1. Phiếu bài tập Tiếng Việt lớp 4 tuần 23

I- Bài tập về đọc hiểu

Cảnh đẹp Sa Pa

Sa Pa nằm lưng chừng núi Hoàng Liên Sơn. Giống như Đà Lạt của Tây Nguyên, Sa Pa là vườn hoa và trái lạnh giữa thiên nhiên Việt Nam nóng và ẩm, là đất rừng thông, rừng già và chim thú, lắm thác và mây, một nơi nghỉ mát kì thú.

Sa Pa một năm có thể thấy khá rõ bốn lần chuyển mùa, bốn lần thiên nhiên thay sắc áo. Nhưng mùa hè mới là mùa đầy sức quyến rũ của Sa Pa. Màn mây vén lên cùng tiếng sấm động tháng tư, để thể hiện bộ mặt thiên nhiên như mới tinh khôi: sóng núi nhấp nhô vô tận, rừng sáng xanh lên trong nắng, suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng khắp các cánh rừng và hoa tưng bừng nở. Những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng, Sa Pa lại có không khí trong lành mát rượi. Những cơn mưa rào thoắt đến, ồn ào một chốc rồi đi, đủ cho cỏ cây tắm gội, cho các suối dạt dào nước, cho các búp hoa xòe nở, cho cảnh vật biếc xanh.

Sa Pa, thiên nhiên đặc sắc đang được con người Việt Nam tái tạo, cứ từng ngày được trau chuốt để xứng đáng là viên ngọc vùng biên giới.

(Theo Lãng Văn)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Sa Pa nằm ở đâu?

a- Ở chân núi Hoàng Liên Sơn

b- Ở lưng chừng núi Hoàng Liên Sơn

c- Ở đỉnh núi Hoàng Liên Sơn

Câu 2. Sa Pa giống như Đà Lạt của Tây Nguyên ở hai điểm nào dưới đây?

a- Có vườn hoa, trái lạnh giữ trời nóng ẩm của Việt Nam

b- Đều nằm ở trên cao, lưng chừng của ngọn núi

c- Có rừng thông, rừng già và chim thú, nhiều thác và mây

Câu 3. Hai chi tiết nào dưới đây nói lên sức quyến rũ của mùa hè Sa Pa?

a- Thiên nhiên bốn lần thay sắc áo mau lẹ, bất ngờ

b- Suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng, hoa tưng bừng nở

c- Không khí trong lành mát rượi trong những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng

Câu 4. Các điệp từ trong câu văn tả cơn mưa rào Sa Pa có tác dụng gì?

a- Nhấn mạnh sự dữ dội cuẩ những cơn mưa

b- Nhấn mạnh sự phong phú của cảnh vật Sa Pa

c- Nhấn mạnh lợi ích của cơn mưa và vẻ đẹp của cảnh vật Sa Pa trong mưa

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống

a) Tiếng có âm đầu s hoặc x

Bức tranh vẽ cảnh dòng…….dập dờn………..vỗ, những rặng tre……..biếc nghiêng mình……….gương nước, đàn cò trắng…………cánh bay về tổ khi hoàng hôn buông ……….

b) Tiếng có vần ưc hoặc ưt

Cảnh sống cơ………trong bão to lũ lớn ở miền Trung khiến nhân dân cả nước day……khôn nguôi, ai cũng muốn đóng góp công……..để chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Trung.

Câu 2. Nối từng ô nêu tác dụng của dấu gạch ngang ở bên trái với ví dụ thích hợp ở bên phải:

a) Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại

(1) Tuấn Anh – lớp trưởng 4A – vừa đoạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi môn Toán cấp Thành Phố

b) Đánh dấu phần chú thích trong câu

(2) Nhiệm vụ của chúng ta là:

- Học tập tốt

- Lao động tốt

c) Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

(3)- Hôm nay ai trực nhật?

- Bạn Lan Phương

Câu 3. a) Nối thành ngữ, tục ngữ ở cột A với lời giải thích hợp ở cột B:

A

B

a) Đẹp người đẹp nết

(1) Đẹp lộng lẫy, nhan sắc tuyệt vời

b) Đẹp như Tây Thi

(2) Nết na quý hơn sắc đẹp

c) Cái nết đánh chết cái đẹp

(3) Người con gái hoàn hảo, được cả người lẫn tính nết

b) Chọn từ ghép có tiếng đẹp điền vào chỗ trống;

(1) Hôm qua là một ngày ……

(2) Ông cụ nhà chị Hòa rất …………..

(3) Vợ chồng anh Thắng chị Lâm thật ………….

(4) Toàn đã từng lập được nhiều bàn thắng……………..

c) Gạch dưới câu tục ngữ được em chọn để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:

Cô giáo em vừa xinh đẹp vừa dịu dàng, hòa nhã. Có hôm cô đến thăm gia đình em, trao đổi về việc học hành của em. Khi cô về, bà em nhận xét:

- Cô giáo con nói năng thật dễ thương. Đúng là…………………………

…………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………

(1) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

(2) Cái nết đánh chết cái đẹp

(3) Đẹp như tiên

(4) Người thanh tiếng nói cũng thanh

Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) tả bộ phận nổi bật của cây ăn quả mà em thích:

Gợi ý

- Có thể viết câu mở đoạn để nêu ý chung

- Thân đoạn cần nêu cụ thể, chân thực về một số nét tiêu biểu của quả(chùm quả…) ; dùng từ ngữ gợi tả, sử dụng cách so sánh, nhân hóa để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn.

- Câu kết đoạn có thể nêu nhận xét, cảm nghĩ của em về bộ phận đã tả.

2. Đáp án Phiếu bài tập Tiếng Việt lớp 4 tuần 23

Phần I

1. b. Ở lưng chừng núi Hoàng Liên Sơn

2. a,c

a- Có vườn hoa, trái lạnh giữ trời nóng ẩm của Việt Nam

c- Có rừng thông, rừng già và chim thú, nhiều thác và mây

3. b,c

b- Suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng, hoa tưng bừng nở

c- Nhấn mạnh lợi ích của cơn mưa và vẻ đẹp của cảnh vật Sa Pa trong mưa

(4). C

c- Nhấn mạnh lợi ích của cơn mưa và vẻ đẹp của cảnh vật Sa Pa trong mưa

Phần II-

Câu 1.

a) Bức tranh vẽ cảnh dòng sông dập dờn sóng vỗ, những rặng tre xanh biếc nghiêng mình soi gương nước, đàn cò trắng sải cánh bay về tổ khi hoàng hôn buông xuống

b) Cảnh sống cơ cực trong bão to lũ lớn ở miền Trung khiến nhân dân cả nước day dứt khôn nguôi, ai cũng muốn đóng góp công sức để chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Trung.

Câu 2. Nối (a)- (3) (b) – (1) (c) – (2)

Câu 3. a) Nối (a) – (3) (b) - (1) (c) – (2)

b) (1) đẹp trời

(2) đẹp lão

(3) đẹp đôi

(4) đẹp mắt

(1) Hôm qua là một ngày đẹp trời.

(2) Ông cụ nhà chị Hòa rất đẹp lão.

(3) Vợ chồng anh Thắng chị Lâm thật đẹp đôi.

(4) Toàn đã từng lập được nhiều bàn thắng đẹp mắt.

c) (4)

Người thanh tiếng nói cũng thanh

Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

Câu 4. Tham khảo

- Đoạn văn tả quả vú sữa:

Nắng tháng bảy gay gắt cũng là lúc cây vú sữa ông tôi trồng bắt đầu chín quả. Những quả vú sữa căng tròn,bóng mịn chứa những giọt sữa mát lành ở bên trong, bên ngoài phủ một lớp áo xanh màu ngọc bích. Tôi thích nhất là được thưởng thức dòng sữa trắng đục mát lạnh, thấm vào đầu lưỡi như dòng sữa mẹ. Tách đôi quả vú sữa, tôi thấy một lớp thịt xốp trắng thơm ngậy cùi dừa. Ở giữa là một lớp nhân như lòng trắng trứng, ăn vừa giòn, vừa béo. Mỗi khi ăn trái vú sữa đầu mùa, tôi như cảm nhận được tình thương của ông đã dành cho tôi.

(Theo Trần Thị Thu Trang)

- Đoạn văn tả quả khế:

Những quả khế to dần…rồi đến một hôm, bỗng xuất hiện những quả chín đầu mùa. Từng chùm quả vàng mọng treo lúc lỉu trên vòm lá xanh thẫm trông thật hấp dẫn. Những múi khế mọng nước, vị ngòn ngọt, chua chua, ai đã ăn một lần chẳng thể quên. Khế chín mời gọi chim về. Những chú sẻ chào mào ríu rít gọi nhau,tíu tít chuyển cành làm náo động cả khu vườn.

(Dẫn theo Phan Phương Dung)

>> Chi tiết: Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây (lá, hoa, quả, rễ, thân)

Bài tiếp theo Đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4: Tuần 24

Trên đây là Đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4: Tuần 23 cho các bạn tham khảo. Ngoài ra các bạn có thể theo dõi chi tiết đề thi các môn học kì 1 lớp 4 luyện tập các dạng bài tập SGK Toán 4 và SGK Tiếng Việt 4 chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1 đạt kết quả cao. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo, cập nhật đề thi, bài tập mới nhất trên VnDoc.com.