Core 2 duo và dual core cái nào nhanh hơn

Một trong những câu hỏi thường được người tiêu dùng đặt ra gần đây khi mua máy tính để bàn và laptop là nên chọn Core 2 Duo - “cựu binh” danh tiếng của Intel hay các mẫu Core i3 - dòng CPU giá rẻ mới.

Dòng CPU Core 2 Duo cho laptop đã ra đời gần 3 năm trở lại đây với các phiên bản ngày càng tiên tiến hơn nhưng hiện đang bị các CPU Core iX mới lấn sân. Trong đó, đáng chú ý nhất là Core i3 với nhiều điểm tương đồng với Core 2 Duo như CPU lõi kép, mức xung nhịp, giá thành và một số đặc tính công nghệ.

Core i3 hiệu quả hơn

Những bộ xử lý Core 2 Duo dựa trên kiến trúc Core 2. Đây là kiến trúc thành công nhất của Intel khi thay thế Pentium trước đây, đồng thời giúp cho Intel trở lại vị trí đầu bảng trong làng sản xuất vi xử lý. Còn Core i3 thì dựa trên nền tảng Nehalem mới hơn, có nhiều ưu điểm hơn so với Core 2, chẳng hạn được tối ưu cho các bộ xử lý lõi tứ, có công nghệ siêu phân luồng và tận dụng được Turbo Boost nhằm tăng xung nhịp cho bộ xử lý.

Core 2 duo và dual core cái nào nhanh hơn

Các CPU Core i3 mới cũng được sản xuất trên dây chuyền 32nm nên hoạt động hiệu quả hơn phần lớn các mẫu Core 2 Duo (45nm). Core i3 có khối điều khiển bộ nhớ DDR3 tích hợp sẵn trong CPU nên quản lý RAM tốt hơn hẳn các dòng Core 2 Duo vốn phải giao tiếp với bộ nhớ chính thông qua chipset cầu Bắc (độ trễ cao hơn).

Core 2 duo và dual core cái nào nhanh hơn

CPU Core i3 cũng tích hợp sẵn bộ xử lý đồ họa Intel HD trên cùng đế chip thay vì phải trông đợi vào chipset cầu Bắc bên ngoài như trước đây. Kiến trúc mới này giúp tốc độ đồ họa tích hợp nhanh hơn, tiêu thụ ít điện và tỏa nhiệt ít hơn. Ngoài ra, theo Intel, đồ họa thế hệ mới trong CPU Core i3 có khả năng xử lý các nội dung số HD tốt hơn so với thế hệ cũ - một ưu thế của các CPU mới này.

Tuy nhiên, do Core i3 là phiên bản thấp nhất của kiến trúc Nehalem nên không ít tính năng của dòng CPU này bị vô hiệu hóa hoặc hạ thấp.

Core 2 Duo tiết kiệm điện

Nhiều CPU Core i3 mới

Hiện Intel cung cấp rất nhiều CPU Core i3 mới như i3-370M, 350M hay 330M cho laptop và 550, 540, 530 cho hệ máy để bàn.

Các dòng với cùng nhóm số hiệu chủ yếu chỉ khác biệt về xung nhịp vận hành.

Các thông số khác đều giống nhau, ví dụ như bộ đệm 4MB (trên các mẫu 5xx) hay 3MB (trên các mẫu 3xx), tốc độ bus giao tiếp là 2.5 GT/s...

Core i3 tiêu tốn nhiều điện hơn Core 2 Duo (TDP lên tới 73W so với 65W của Core 2 Duo phiên bản cho máy bàn và tương ứng 35W so với 25W đối với các phiên bản của laptop). Do có hiệu năng cao nên CPU sẽ chuyển ngay vào trạng thái nghỉ sau khi xử lý xong công việc. Như vậy, CPU nào nhanh hơn thì được nghỉ nhiều hơn và kết quả là tiết kiệm được lượng điện nhiều hơn. Đây cũng là yếu tố giúp san bằng sự khác biệt về năng lượng tiêu thụ giữa hai dòng CPU.

Mới đây, phiên bản Core i3 số hiệu 330UM đã được giới thiệu. CPU này có xung nhịp 1.2 GHz, TDP chỉ 18W và được sử dụng trong các hệ máy CULV. Điều này càng tạo ưu thế cho dải CPU mới.

Tóm lại, Core i3 có nhiều ưu thế hơn Core 2 Duo, đặc biệt là ở khía cạnh nền tảng mới. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Core 2 Duo chỉ là... đồ bỏ mà vẫn có hiệu năng nhanh đáp ứng hầu hết ứng dụng, thậm chí có nhiều mẫu nhanh hơn Core i3 khá nhiều.

Dù vậy, nền tảng của Core 2 Duo đã cũ và đang dần bị loại bỏ; còn Core i3 thì dù chỉ là phiên bản phổ thông nhưng có nhiều đặc tính đời mới đáng để xem xét.

Để giải đáp các thắc mắc về các loại core thì bài viết này sẽ trả lời cho câu hỏi core là gì ? Cũng như giải thích sự khác biệt giữa các dòng core và đưa ra lời khuyên nên lựa chọn dòng core nào để thích hợp với bạn nhất.

1. Core là gì?

Core 2 duo và dual core cái nào nhanh hơn

Core được sử dụng trong nhiều dòng máy tính khác nhau trên thị trường

Core là thuật ngữ của dòng sản phẩm máy trạm và bộ xử lý trung tâm (CPU) do tập đoàn điện tử Intel sản xuất. Core được dùng để xử lý, đọc các lệnh để thực hiện những hành động cụ thể. Những con chip này được dùng trong các dòng máy tính để bàn hoặc những dòng laptop phổ thông.

2. Core hoạt động như thế nào?

Hoạt động của core được chia thành 4 bước: tìm nạp, giải mã, thực thi và writeback.

Trong đó, tìm nạp sẽ có chức năng nhận lệnh từ core truy xuất các lệnh đang đợi được chuyển đến từ RAM hoặc từ một số loại bộ nhớ.

Khi đã nạp được lệnh, core sẽ truyền lệnh tới một mạch được gọi là bộ giải mã lệnh. Việc này nhằm chuyển đổi lệnh thành các tín hiệu được chuyển qua các phần khác của core để thực hiện hành động.

Đến công đoạn thực thi, các lệnh đã giải mã sẽ được gửi đến các bộ phận của core để tiến hành thực hiện nó.

Cuối cùng là writeback, có thể hiểu đơn giản là kết quả của những gì đã thực hiện thường được ghi vào bộ nhớ và trả kết quả cho người dùng.

\>>> Xem thêm: DELL LATITUDE 7490 I5-8350U 8G SSD 256G 14" FHD IPS

3. Công nghệ nổi bật của các dòng core

Nhằm phát triển sản phẩm của mình, tập đoàn Intel đã áp dụng những công nghệ tân tiến vào các dòng core để chúng ngày càng được cải tiến hơn.

3.1. Công nghệ Hyper-Threading

Công nghệ Hyper-Threading được nghiên cứu và phát triển để khắc phục nhược điểm một CPU nhân đơn chỉ có thể xử lý được một thuật toán. Tính năng này cho phép mở rộng tốc độ xử lý đa luồng với nhiều quy trình trên cùng một lúc bằng cách phân chia nguồn tài nguyên được sử dụng.

3.2. Công nghệ Turbo Boost

Công nghệ Turbo Boost là công nghệ ép xung tự động phù hợp với nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Giúp nâng cao hiệu suất cho hệ thống hoạt động mạnh đồng thời tăng thời lượng pin. Điều này có thể hiểu đơn giản là khi bạn chỉ lướt web hay thực hiện những điều lệnh đơn giản thì CPU sẽ chạy ở tốc độ xung nhịp thấp để tiết kiệm điện năng. Còn khi bạn chơi game hay chạy những chương trình nặng thì xung nhịp sẽ được nâng lên cao hơn để xử lý các tác vụ đó.

3.3. Bộ nhớ Cache

Bộ nhớ Cache là bộ nhớ riêng của bộ xử lý và có nguyên tắc hoạt động như bộ nhớ RAM. Nếu thông số này nhỏ thì có thể ảnh hưởng đến tốc độ chạy của máy tính.

Dung lượng bộ nhớ cache của core i7 là 4MB – 8MB, còn dòng core i5 là từ 3MB – 6MB.

4. Đặc điểm của các dòng core

Tùy theo thời điểm ra mắt và sự cải tiến, các dòng core có sự khác biệt rõ ràng về hình dáng, kích thước và các tính năng.

4.1. Chip Core Duo và Core 2 Duo

Core 2 duo và dual core cái nào nhanh hơn

Core Duo và Core 2 Duo là những dòng core đầu tiên được tập đoàn Intel cho ra mắt trên thị trường. Vào những năm 2006 - 2008 thì bộ vi xử lý này được sử dụng phổ biến trên các dòng máy laptop và cả máy để bàn.

Tuy nhiên, hiện nay người ta đã dần thay thế chúng bằng các dòng chip có các tính năng bứt phá hơn như core i3, core i5, core i7, core i9.

\>>> Dell precision 5510 - Core i7-6820HQ, RAM 16GB, ổ cứng theo máy SSD 512GB, card đồ họa rời NVIDIA Quadro M1000M kết hợp với intel UHD Graphics.

4.2. Core i3

Core 2 duo và dual core cái nào nhanh hơn

Core i3 là gì? Chip Core i3 phù hợp với những người có nhu cầu đơn giản như lướt web, xem phim, đọc báo, làm văn phòng,... Hầu hết các dòng laptop core i3 đều là dòng U tiết kiệm điện nhằm kéo dài thời gian sử dụng của máy. Chip core i3 thường được sử dụng cho những máy tính từ tầm trung trở xuống. Do có tính năng ít hơn các dòng khác nên giá thành của dòng máy core i3 nằm trong hàng rẻ nhất.

4.3. Core i5

Core 2 duo và dual core cái nào nhanh hơn

Core i5 là gì? Bộ vi xử lý core i5 có kích thước chuẩn là 32nm. Core i5 được chia làm 2 loại bao gồm 2 nhân 4 luồng xử lý và một loại 4 nhân 4 luồng xử lý. Ngoài ra, nó còn được trang bị thêm công nghệ Turbo Boost có thể tự động xung mang đến khả năng thêm tốc độ xử lý.

So với core i3 thì dòng core i5 đạt hiệu quả cao hơn trong làm việc, tuy vậy nhưng chi phí của các dòng máy core i5 không chênh lệch quá cao so với các dòng máy core i3 là bao.

Điểm đặc biệt của core i5 là mang lại hiệu quả sử dụng cao mà chi phí lại thấp phù hợp với nhu cầu của học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng. Con chip này thường được sử dụng trong các loại máy tầm trung, có cường độ xử lý nhiều. 4.4. Core i7

Core 2 duo và dual core cái nào nhanh hơn

Core i7 là gì? Chip Intel Core i7 được trang bị với 4 nhân với 8 luồng xử lý, có kích thước chuẩn là 22nm. Bộ xử lý core i7 thường được sử dụng trong các dòng máy tính có phân khúc cao và được xếp trong những bộ xử lý mạnh nhất. Do core i7 được hỗ trợ công nghệ siêu phân luồng nên có thể xử lý nhiều thông tin cùng một lúc.

Chính vì lẽ đó, core i7 được sử dụng trong các dòng máy tính, máy tính xách tay có cấu hình mạnh ở phân khúc cao hơn nên giá của nó cũng cao hơn so với core i3, core i5.

\>>> Dell XPS được biết đến là một dòng laptop doanh nhân cao cấp nhất trong phân khúc của nhà Dell. Sỡ hữu thiết kế sang trọng, lịch lãm nhưng bên trong lại sỡ hữu cấu hình cực khủng có thể chạy đa nhiệm các tác vụ mà không lo hiện tượng giật lag.

4.5. Core i9

Core 2 duo và dual core cái nào nhanh hơn

Core i9 là gì? Đây là bộ vi xử lý “khủng” được tập đoàn Intel cho ra mắt vào cuối tháng 5/2017. Core i9 được nhiều khách hàng đánh giá cao trên thị trường. Chip core i9 được trang bị 6 nhân và 12 luồng đôi khi có số nhân lên đến 8 hoặc 10 và 16 luồng. Ngoài ra, core i9 còn được tích hợp công nghệ Intel Turbo Boost Max Technology 3.0 thế hệ mới, giúp tăng nhanh tốc độ xử lý và khả năng thực hiện đa tác vụ. Vì thế cho nên những dòng máy core i9 có gia thành khá đắt.

5. Sự khác biệt của các dòng core

Điểm khác biệt lớn nhất giữa các dòng core chính là tốc độ xử lý dữ liệu.

  • Công nghệ Turbo Boost được trang bị trong core i5 và core i7 còn core i3 thì không được áp dụng.
  • Còn về loại core i9 thì được tích hợp công nghệ Intel Turbo Boost Max Technology 3.0 nên được gọi là dòng chip đỉnh cao nhất hiện tại trên thị trường.
  • Core i5 gồm có 2 loại khác nhau: loại 2 nhân và loại 4 nhân, nhưng điểm chung là chúng cùng có 4 phân luồng dữ liệu.
  • Core i7 có 4 lõi và hỗ trợ siêu phân luồng, cho phép xử lý đồng thời cả 8 luồng dữ liệu ngay cùng một thời điểm.

    \>>> Xem thêm các bài viết khác:

    TOP 10 HÃNG LAPTOP NỔI TIẾNG NHẤT THẾ GIỚI 2022

    DELL VOSTRO LÀ GÌ? MỘT SỐ DÒNG DELL VOSTRO KHÔNG THỂ BỎ LỠ

    TOP 10 HÃNG LAPTOP NỔI TIẾNG NHẤT THẾ GIỚI 2022

    6. Nên lựa chọn dòng core nào?

    Tóm lại, để lựa chọn một chiếc máy tính ta nên dựa vào những đặc điểm khác biệt trong các dòng Core Duo, Core 2 Duo, i3, i5, i7, i9 để tìm ra chiếc máy phù hợp nhất cho bản thân.

    • Đối với công việc văn phòng hay học tập thông thường thì core i3 có thể đáp ứng đủ các nhu cầu cơ bản nhất.
    • Nếu muốn dùng cho công việc thiết kế đồ họa, hình ảnh hay video ở mức trung bình thì core i5 là giải pháp thích hợp dành cho bạn.
    • Còn về những công việc yêu cầu có khối lượng chương trình lớn chẳng hạn như gaming thì nên chọn core i7.
    • Cuối cùng, nếu bạn muốn chạy bất cứ thứ gì trên máy tính thì hãy nên thử trải nghiệm dòng core i9 nhé.

    Đến đây chắc có lẽ bạn đã hiểu được core là gì. Hy vọng qua bài viết trên của Nhật Minh Laptop bạn có thể phân biệt được các dòng core và lựa chọn cho mình loại máy tính phù hợp nhất.