Công vụ nhà nước là gì

Công vụ và công chức Công vụ được thực hiện bởi công chức. Công chức là những người làm việc trong bộ máy Nhà nước, bao gồm các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.

Chế độ công vụ là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ giao cho công chức, để họ có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao trước Nhà nước và nhân dân trong công tác quản lý Nhà nước.

Công vụ đối với nhân dân


Có những quyền thực chất là nghĩa vụ của công chức như: quyền tự do kinh doanh, quyền xây dựng nhà ở... thực chất là nghĩa vụ. Nếu công dân có đủ điều kiện thì người có thẩm quyền (công chức) phải có nghĩa vụ thực hiện theo yêu cầu của công dân.

Khi quyền tách khỏi nghĩa vụ, không ít trường hợp phát sinh tệ cửa quyền và phát sinh cơ chế “xin cho”.

Về nguyên tắc, toàn bộ quyền năng của cơ quan Nhà nước giao cho công chức là trách nhiệm của họ đối với nhân dân.
Công vụ trong các cơ quan Nhà nước

Người công chức phải có trách nhiệm thi hành công vụ có hiệu quả. Giữa các cơ quan trong hệ thống các cơ quan Nhà nước, công vụ được pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Công chức thực hiện theo pháp luật quy định là thực thi công vụ.

Mặt khác, giữa các cơ quan Nhà nước thực hiện công vụ dưới hình thức ủy quyền công vụ (hay phân cấp quản lý). Ủy quyền công vụ là một hình thức quản lý, quyền đó thuộc về cấp trên do pháp luật quy định. Nhưng cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện dưới sự kiểm tra, giám sát của cấp trên. Cấp dưới phải và chỉ được thực hiện các công vụ theo đúng sự ủy quyền đó mà không được tùy tiện và cấp trên cũng có thể rút lại sự ủy quyền đó theo từng thời kỳ thích hợp.

Trách nhiệm công vụ


Đối với cán bộ, công chức khi vi phạm pháp luật thì cũng bị xử lý như các công dân vi phạm pháp luật và còn phải chịu xử lý kỷ luật trong khi thực hiện công vụ. Cần quy định cán bộ, công chức khi thi hành công vụ phải chịu trách nhiệm công vụ.

Các nội dung cần thiết khi quy định trách nhiệm công vụ đối với cán bộ, công chức:

1/ Cán bộ, công chức có thẩm quyền ký ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hoặc các công văn hướng dẫn thi hành pháp luật mà đặt ra các quy định trái các văn bản quy phạm pháp luật hoặc đặt ra thủ tục mới tạo thuận lợi cho cơ quan đơn vị mình, gây phiền hà cho nhân dân là lỗi công vụ phải bị xử lý theo quy định “trách nhiệm công vụ”.

2) Cấp phó, cấp dưới hoặc chuyên viên (nói chung là cấp dưới) khi trình bày vấn đề nào lên cấp trưởng thì phải làm tờ trình đầy đủ chi tiết của sự việc, phải ghi đề nghị có viện dẫn lý do và phù hợp với luật pháp hiện hành. Căn cứ vào tờ trình này mà cấp trưởng có quyết định sai lầm thì cấp trưởng và viên chức làm tờ trình đều cùng chịu chung trách nhiệm, nhưng trách nhiệm chính phải thuộc về cấp dưới. Nếu cấp trưởng không theo ý kiến của cấp dưới mà lại quyết định khác và sai pháp luật hiện hành thì cấp trưởng phải chịu trách nhiệm một mình.

Cấp trưởng phải chỉ thị bằng văn bản cho cấp dưới: cấp dưới có quyền khước từ thi hành chỉ thị miệng của cấp trưởng. Sự khước từ này không vi phạm mệnh lệnh hành chính của cấp trên. Trường hợp cấp dưới thi hành chỉ thị miệng trái pháp luật, thì cả hai phải liên đới chịu trách nhiệm.

3) Cán bộ, công chức trong khi giải quyết công việc cho nhân dân, nếu yêu cầu của công dân hợp pháp thì cán bộ công chức phải giải quyết theo đúng thủ tục và thời hạn quy định. Nếu công dân còn thiếu giấy tờ phải sửa đổi bổ sung, cán bộ, công chức không được yêu cầu họ bổ sung giấy tờ, thủ tục bằng miệng mà phải bằng văn bản viết, có thể viết tay theo mẫu in sẵn, ghi ngày tháng, ký tên, ghi đầy đủ họ và tên. Cán bộ, công chức nào không thực hiện việc này phải chịu trách nhiệm công vụ.

Quy định trách nhiệm công vụ là góp phần thực hiện nguyên tắc quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Quy định trách nhiệm công vụ là cơ sở để xử lý khi cán bộ, công chức vi phạm sẽ góp phần đáng kể cho công cuộc phòng và chống tham nhũng. Mặt khác, tất cả các tranh chấp giữa các cơ quan Nhà nước đối với cá nhân và tổ chức trong quan hệ giữa Nhà nước và công dân phải được giải quyết tại các tòa án để khắc phục các trường hợp công dân khiếu nại dây dưa, khiếu nại vượt cấp và khiếu nại tập thể. Thực hiện tốt trách nhiệm công vụ là điều kiện nâng cao năng lực của cán bộ, công chức, làm trong sạch guồng máy Nhà nước.

Ngày 23 tháng 12 năm 2009

Bộ máy nhà nước Việt Nam được thiết lập thành các cơ quan nhà nước thực hiện phân cấp quản lý từ TW đến địa phương. Mỗi một cơ quan nhà nước lại được giao những nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau. Vậy chúng ta có thể hiểu công vụ là gì, chế độ công vụ được quy định như thế nào ? Các bạn có thể tìm hiểu những thông tin trên qua bài viết sau của Luật Minh Gia.

1. Khái niệm công vụ ?

Công vụ là thuật ngữ được xem xét đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau. Theo cách hiểu chung nhất, công vụ là các việc công. Các việc này được thực hiện vì lợi ích chung, lợi ích công cộng, lợi ích xã hội, lợi ích của nhà nước, Còn nếu tiếp cận khái niệm công vụ trong một phạm vi hẹp, công vụ chỉ giới hạn trong các hoạt động của nhà nước. Công vụ là các hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước. Công vụ là một hệ thống bao gồm tất cả hoạt động của những người lao động mang tính dân sự trong các cơ quan nhà nước và được bổ nhiệm dựa trên năng lực, không phải dựa vào sự liên kết chính trị. Theo cách hiểu trên, công vụ không bao gồm các hoạt động mang tính quân sự.

Tóm lại, công vụ là một loại hoạt động mang tính quyền lực - pháp lý được thực thi bởi đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước hoặc những người khác khi được nhà nước trao quyền nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong quá trình quản lý toàn diện các mặt hoạt động của đời sống xã hội. Công vụ là phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân, gắn với quyền lực nhà nước.

2. Chế độ công vụ theo quy định của pháp luật

- Về đặc trưng của công vụ:

+Về mục tiêu hoạt động của công vụ: Trong hoạt động công vụ, các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình nhằm đạt được mục tiêu hoạt động công vụ là thực hiện các công việc quản lý nhà nước của hệ thống các cơ quan nhà nước nhằm đạt được mục tiêu của nhà nước đề ra. Mục tiêu này có thể được cụ thể hóa thành các nhóm mục tiêu sau: Mục tiêu theo ngành, lĩnh vực, mục tiêu theo lãnh thổ, mục tiêu của từng loại tổ chức, cơ quan.

+ Về quyền lực và quyền hạn trong thực thi công vụ: Đây là loại quyền lực đặc biệt nhằm thực hiện hoạt đông quản lý nhà nước của cả cơ quan nhà nước. Đây là một dấu hiệu rất quan trọng để phân biệt hoạt động công vụ với các hoạt động khác. Quyền lực nhà nước có một số đặc trưng sau: Quyền lực nhà nước khó có thể lượng hóa, được quy định trên cơ sở pháp luật; Quyền lực nhà nước trao cho từng tổ chức mang tính pháp lý; Quyền lực nhà nước trao cho tổ chức được quy định trong các quyết định thành lập; Quyền lực nhà nước trao cho cá nhân trong quyết định cụ thể. Khi muốn thay đổi, bổ sung và rút bớt quyền lực đòi hỏi phải có quyết định mới thay thế cho quyết định đã có. Quyền hạn được hiểu là quyền lực pháp lý của nhà nước được trao cho các tổ chức và cá nhân để thực thi công vụ. Quyền hạn luôn gắn liền với nhiệm vụ được trao.

+ Về nguồn lực để thực thi công vụ: Công vụ do cán bộ, công chức là người làm cho nhà nước thực hiện. Ngoài ra, hoạt động công vụ còn được thực hiện bởi các cá nhân được nhà nước trao quyền. Trong xu thế hiện nay sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước ngày càng được quan tâm và khuyến khích thì các hoạt động công vụ được thực thi bởi những người không phải là cán bộ, công chức ngày càng gia tăng.

- Các nguyên tắc để đảm bảo thực hiện công vụ:

Các nguyên tắc công vụ bao gồm:

+ Nguyên tắc tuân thủ pháp luật (hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác, quy định chung,v.v)

+ Đúng quyền hạn được trao

+ Chịu trách nhiệm với công vụ thực hiện

 + Thống nhất trong quá trình thực thi công vụ giữa các cấp, ngành, lãnh thổ; - Nguyên tắc công khai

+ Nguyên tắc minh bạch

Trân trọng!