Có nên cho trẻ vừa bú bình vừa ngủ

Trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ, chắc hẳn nhiều mẹ sẽ nhận thấy mỗi khi bé bú mẹ thì đều có hiện tượng vừa bú vừa ngủ say sưa. Nguyên nhân vì sao vậy?

  • Cậu bé 12 tuổi vẫn đòi bú mẹ, bà mẹ bao lần cai sữa nhưng thất bại, bác sĩ cũng đành chào thua
  • Con trai 14 tháng từ chối bú, mẹ phát hiện sự thật kinh hoàng mà mọi bà mẹ đều sợ hãi

Các mẹ bỉm sữa đều cho rằng nuôi dạy một đứa trẻ là chuyện không dễ dàng, so với chuyện sinh con còn khổ hơn gấp trăm lần. Trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ, chắc hẳn nhiều mẹ sẽ nhận thấy mỗi khi bé bú mẹ thì đều có hiện tượng vừa bú vừa ngủ say sưa. Nguyên nhân vì sao vậy?

So sánh với sữa bột thì sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng, có lợi cho quá trình phát triển của trẻ. Chúng ta đều biết pha sữa bột cho trẻ rất tiện lợi và bé có thể uống rất nhanh. Còn về sữa mẹ thì xuống rất chậm, bé phải mất khoảng thời gian dài để có thể bú no.

Có một bà mẹ bỉm sữa tên là Tiểu Dư, sau khi sinh con, chị Dư luôn đảm bảo có đủ sữa mẹ để bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho bé. Tuy nhiên, chị Dư phát hiệu điều kì lạ, mỗi lần bé bú sữa mẹ thì ngủ say sưa, nhưng hễ đặt xuống là tỉnh giấc. Chị Dư cảm thấy chăm con kiểu này rất vất vả, nhưng vì thiên thần nhỏ quá đáng yêu nên chị cảm thấy vui lây và động viên bản thân phải cố gắng mỗi ngày.

Có nên cho trẻ vừa bú bình vừa ngủ

Chị Dư phát hiệu điều kì lạ, mỗi lần bé bú sữa mẹ thì ngủ say sưa, nhưng hễ đặt xuống là tỉnh giấc (Ảnh minh họa)

Tại sao bé bú sữa mẹ thì ngủ say hơn so với uống sữa bột và lý do bé tỉnh giấc khi đặt xuống?

1. Sữa mẹ có tác dụng ru ngủ

Sữa mẹ và sữa bột có sự khác biệt rất lớn về thành phần dinh dưỡng. Sữa mẹ luôn được ca ngợi là chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể của trẻ nhỏ, ngoài ra sữa mẹ có tác dụng ru bé ngủ say một cách nhanh chóng. Thành phần sữa mẹ có chứa chất oxytocin - chất khiến bé buồn ngủ. Đó là lý do khi được bú sữa mẹ, các bé thường nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

  • Cho con mới sinh bú, mẹ kinh ngạc phát hiện 1 sự thật mà bác sĩ cũng thú nhận chưa từng gặp bao giờĐọc ngay

2. Bé bú sữa mẹ rất tốn sức

So với bú bình, trẻ bú mẹ sẽ tốn sức hơn khi bú. Mỗi ngụm sữa ngọt ngào của mẹ đều khiến bé cố gắng mút lấy, nên bé sẽ cảm thấy mệt mỏi sau khi bú no. Khi bé mệt, giấc ngủ sẽ đến với bé nhanh hơn và bé sẽ lấy lại sức lực sau khi nghỉ ngơi.

Có nên cho trẻ vừa bú bình vừa ngủ

Nhiều mẹ cho biết, bé bú mẹ trực tiếp sẽ khó thiết lập giờ giấc sinh hoạt nề nếp cho trẻ nhỏ, bởi bé thường vừa bú vừa ngủ, bú chưa no đã ngủ nên không ngủ được giấc dài. Việc này sẽ tốn sức cho cả hai mẹ con. Nhưng nếu mẹ thay thế sữa mẹ bằng sữa bột cho tiện hoặc hút sữa ra cho bé bú bình thì trẻ sẽ không được hưởng lợi trọn vẹn từ nguồn sữa mẹ. Việc cho bé bú trực tiếp được khoa học chứng minh tăng cường sợi dây kết nối giữa mẹ và con.

3. Bé an toàn khi ở trong vòng tay mẹ

Kể từ giây phút chào đời, trẻ nhỏ sẽ luôn cảm thấy sợ hãi và không an toàn. Bé sẽ cho rằng, ngoài mẹ ra, không ai có thể đảm bảo sự an toàn cho bé. Khi bé được bú sữa trong vòng tay ấm áp của mẹ, bé sẽ cảm nhận sự an toàn từ mẹ. Đồng thời, mẹ cũng sẽ cảm nhận sự ấm áp khi ôm một sinh linh bé nhỏ trong lòng, tình mẫu tử thiêng liêng chính là liên kết kỳ diệu khiến hai mẹ con muốn ở bên nhau mãi mãi.

Trẻ dễ chịu khi cầm bình sữa của mình và thường muốn lên giường vừa nằm ngủ vừa bú. Cho phép con uống sữa trước khi đi ngủ thì được, nhưng đừng bao giờ để bé ngủ với bình sữa đang bú dở. Có nhiều ảnh hưởng xấu từ việc này.

Theo Sg.theasianparent, nếu con bạn vừa nằm ngủ vừa ti bình, sữa có thể chảy vào tai bé, gây nhiễm trùng tai nặng. Nên cho con ăn sữa xong trước khi bé ngủ. Nếu bé vẫn muốn thứ gì đó, thử núm vú giả. 

Có nên cho trẻ vừa bú bình vừa ngủ
Ảnh minh họa: Sg.theasianparent.com.

Các ảnh hưởng không tốt khi vừa ngủ vừa bú bình:

Vấn đề về răng

Quảng cáo

Nếu con bạn đã có răng, không nên để bé ngủ trên giường với bình sữa. Điều này sẽ gây sâu răng. Nên cố gắng làm sạch răng bé trước khi ngủ. Qua đêm, vi khuẩn có thể sinh sôi và thực sự phá hủy răng trẻ.

Ngứa da

Để con ngủ suốt đêm trên giường với bình sữa có thể gây kích ứng da. Sữa có thể rỉ ra và thường chảy xuống má trẻ. Điều này có nghĩa là bé sẽ nằm ngủ suốt đêm với làn da bị ẩm ướt, kích ứng và ngứa.

Quảng cáo

Sặc

Lúc con đã ngủ, sữa vẫn có thể chảy, thậm chí cả khi trẻ không mút nữa. Nếu núm ti của bình sữa vẫn trong miệng con, sữa có thể chảy vào họng và khiến trẻ sặc. Điều này có thể dẫn tới tử vong, rất nguy hiểm. 

Vấn đề về phổi

Họng của con người có hai đường dẫn khác nhau. Một đường để không khí vào, ra phổi của bạn, còn đường kia cho thức ăn và các dung dịch đi trực tiếp vào dạ dày. Nếu trẻ nằm trên giường ngủ mà vẫn ngậm ti bình, đường tới phổi hoàn toàn mở cho không khí đi vào. Chỉ cần một lượng nhỏ sữa có thể vào qua đường thở, vào phổi có thể gây viêm phổi và các vấn đề về phổi khác cho trẻ.

Vương Linh

Có nhiều mẹ nhận thấy rằng khi bé chỉ chịu bú mẹ khi đang lim dim ngủ và thắc mắc không biết bé vừa bú mẹ vừa ngủ thì có tác hại gì không?

Tình trạng bé vừa bú mẹ vừa ngủ thực ra khá phổ biến. Nhiều mẹ lo lắng và đặt ra câu hỏi: “Trẻ sơ sinh vừa bú vừa ngủ liệu có sao không?”. Câu trả lời thực ra là không, thậm chí bé vừa bú mẹ vừa ngủ còn có lợi nữa, mẹ hãy cùng ODPHUB tìm hiểu về 7 lợi ích đó qua bài viết dưới đây nhé!

7 lợi ích khi bé vừa bú mẹ vừa ngủ

1. Bé vừa bú vừa ngủ là thời gian ăn hiệu quả nhất

Với một số bé lớn hơn 3 tháng tuổi, điều thú vị là lúc bé ngủ chính là thời gian bú mẹ tốt nhất. Bởi vì những bé này hay bị phân tâm bởi yếu tố môi trường khi mẹ cho bé bú lúc bé thức. Với tính cách ưa khám phá, hay háo hức thì việc bú mẹ khi bé còn đang thức lại đem lại hiệu quả kém hơn so với lúc bé ngủ. Vì vậy, cho bé vừa bú mẹ vừa ngủ thì bé sẽ không bị phân tâm và có thể bú đủ lượng sữa cần thiết, nguồn cung cấp sữa mẹ cũng được duy trì.

Có nên cho trẻ vừa bú bình vừa ngủ
Thực ra bé vừa bú mẹ vừa ngủ lại là lúc bé ăn tốt nhất.

2. Bé vừa bú mẹ vừa ngủ giúp cho cơ thể mẹ sản xuất sữa

Sữa mẹ được tái sản xuất liên tục, và lượng sữa cơ thể mẹ sản xuất thêm phụ thuộc vào nhu cầu của bé. Lượng sữa bé bú càng nhiều thì cơ thể mẹ lại nhận được tín hiệu để thích ứng và sản xuất ra nhiều sữa hơn. Khi cho bé vừa bú vừa ngủ, cơ thể của mẹ có thể sản xuất thêm lượng sữa nhiều đáng kể so với tổng lượng ml sữa mà bé bú được trong vòng 24 giờ.

3. Cho bé vừa bú mẹ vừa ngủ có lợi cho sự phát triển của não bộ

Khi vừa sinh ra, kích thước và khối lượng bộ não của trẻ sơ sinh đã bằng 1/4 não bộ của người lớn. Việc mẹ tiếp xúc gần gũi với bé có những lợi ích vô cùng lớn lao, không chỉ đơn giản là giúp cho bé được ăn no bụng, mà quá trình tiếp xúc giữa mẹ và bé còn giúp hình thành cũng như mở rộng các đường dẫn truyền thần kinh não. Các đường dẫn truyền này sẽ giúp kết nối cảm xúc của trẻ với trí thông minh xã hội. Vì vậy, việc bé vừa bú mẹ vừa ngủ sẽ giúp bé có thêm nhiều cơ hội được gần gũi với mẹ, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của não bộ.

Có nên cho trẻ vừa bú bình vừa ngủ
Khi bé vừa bú mẹ vừa ngủ thì tạo điều kiện thuận lợi cho não bộ bé phát triển.

4. Mẹ không cần quá lo lắng về thói quen ngủ sau này của bé

Có rất nhiều trẻ có thói quen vừa bú vừa ngủ nhưng không vì thế mà trở nên phụ thuộc, thời gian sau bé vẫn có thể tự ngủ ngoan mà không cần phải bú hay ngậm ti mẹ. Bé sẽ tự ngủ được khi thể chất và cảm xúc của bé đã đủ phát triển và mẹ sẵn sàng luyện ngủ cho bé.

5. Trẻ sơ sinh hay thức dậy vào ban đêm là điều bình thường

Có nhiều mẹ lo lắng về hiện tượng bé tỉnh giấc giữa đêm thay vì ngủ thẳng giấc ở một giai đoạn, độ tuổi nhất định. Thực chất, việc bé có thể ngủ ngon xuyên đêm sẽ xảy ra khi thể chất của bé đã phát triển đủ và cho phép bé sẵn sàng với điều đó. Việc luyện cho bé ngủ xuyên đêm là một cột mốc phát triển mà mỗi bé lại có thể đạt được tại mỗi thời điểm khác nhau, chứ mẹ không nên tự tạo áp lực cho bản thân và cho rằng đó là một cuộc chiến mà mẹ phải cố gắng giành chiến thắng vào một thời điểm nhất định.

6. Bé có thể ngủ ngon ngay cả khi không có mẹ bên cạnh

Nếu mẹ có thói quen cho bé vừa bú mẹ vừa ngủ thì cũng không có gì lạ nếu mẹ lo lắng về khả năng tự ngủ của con khi không có mẹ ở bên. Sự thật là đi vào giấc ngủ bằng cách thức nào thì trẻ có thể thích nghi khá tốt cho dù không có mẹ ở bên cạnh.

Vậy bé vừa bú vừa ngủ có sao không? Cho bé vừa bú vừa ngủ là một việc tốt. Mẹ hãy yên tâm vì bé sẽ ngừng thói quen này khi bé đã sẵn sàng.

>>>Tham khảo thêm:

Có nên cho trẻ vừa bú bình vừa ngủ
Bé có thể tự ngủ khi cơ thể đã sẵn sàng mà mẹ không cần tác động nhiều, vì vậy mẹ đừng lo lắng quá nhé!

Bé vừa bú mẹ vừa ngủ có dễ bị bệnh viêm tai giữa không?

Có nguồn tin cho rằng khi cho bé vừa bú bình vừa ngủ hoặc nằm thì rất có khả năng sữa dễ tràn vào ống tai giữa và ống Eustach và khiến bộ phận này trở nên ẩm ướt, dẫn đến dễ nhiễm trùng và gây ra bệnh viêm tai giữa.

Hiện nay các bệnh viện uy tín như bệnh viên Từ Dũ TP.HCM hay bệnh viện Nhi Trung ương chưa có thông tin khẳng định được vấn đề này. Chưa kể, ngay cả khi mẹ ngồi và cho bé bú thì bé vẫn bú ở tư thế nằm.

Có nên cho trẻ vừa bú bình vừa ngủ
Hiện chưa có thông tin nào khẳng định được bé vừa bú mẹ vừa ngủ sẽ gây ra bệnh viêm tai giữa.

Thực tế, các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm tai giữa ở trẻ em là do bị viêm Amidan, viêm mũi họng, viêm xoang và chấn thương gây thủng màng nhĩ. Nếu trẻ xì mũi mạnh và không đúng cách cũng có thể dẫn đến bệnh viêm tai giữa.

Bé vừa bú mẹ vừa ngủ thực ra không phải là một thói quen xấu, mà là điều rất bình thường. Bé tìm đến ti mẹ không chỉ vì đói bụng mà cũng vì nhiều lý do khác nữa. Bú sữa mẹ không chỉ giúp bé phát triển, mà còn giúp xoa dịu bé, giảm đau, cho bé cảm giác ấm áp hơn khi bé cảm thấy lạnh. Ở trong vòng tay mẹ, bé cũng cảm nhận được sự an toàn, chở che. Chính vì những lợi ích này, mẹ đừng quá lo lắng nhé!