Có nên ăn đậu xanh khi uống thuốc tây

Ngoài tác dụng làm thực phẩm, đậu xanh còn được dùng để làm đẹp và chữa bệnh hiệu quả như giải độc, thanh nhiệt, tiêu khát…

Công dụng của đậu xanh

Loại thực phẩm này được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Trong cuốn sách ‘Nam dược thần hiệu’ của danh y Tuệ Tĩnh có viết: “Đậu xanh không độc, thanh nhiệt, có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, trị được nhiều bệnh”…

Đề cập đến tác dụng chữa bệnh của đậu xanh, đặc biệt là vấn đề giải độc, sách ‘Bản thảo cương mục’ của Lý Thời Trân (đời Minh) có ghi nếu ăn uống bị ngộ độc, buồn bực trong người, có thể dùng đậu xanh để chữa trị.

Có nên ăn đậu xanh khi uống thuốc tây

Đậu xanh là thực phẩm quen thuộc có thể chế biến thành nhiều món tốt cho sức khỏe

Loại thực phẩm này có tác dụng giải độc khi uống nhầm thuốc (thủy ngân, thạch tín…); uống thuốc quá liều (ô đầu, phụ tử…); giải độc do ngộ độc thức ăn, ngộ độc sắn, nấm.

Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, điều hòa ngũ tạng, giảm đau sưng.

Đậu xanh thường được sử dụng dưới dạng nấu cháo ăn hoặc nấu nước uống khi bị cảm sốt vào mùa hè, trúng nắng, tiêu khát (khát nước uống nhiều, phụ nữ mang thai bị ốm nghén, nôn mửa…

Bên cạnh đó, nó còn có ích cho người hay bị các loại bệnh nhiệt ngoài da như mụn nhọt, ghẻ lở, nổi mề đay; người bị cao huyết áp, viêm gan mãn tính; trẻ em bị bệnh quai bị, sởi…

Y học hiện đại cũng cho khẳng định đậu xanh có thành phần dinh dưỡng cao. Bên cạnh thành phần chính là protit, tinh bột, chất béo và chất xơ, nó chứa Vitamin E, B1, B2, B3, B6, C, tiền vitamin A, vitamin K, acid folic và các khoáng chất như Ca, Cu, K, Na, Fe…

Có nên ăn đậu xanh khi uống thuốc tây

Cháo đậu xanh là món ăn thanh mát, bổ dưỡng

Với người Trung Quốc và Việt Nam, cháo đậu xanh là một trong những món ăn thông dụng. Ngoài tính nhẹ nhàng thanh sạch, có tác dụng giải độc cơ thể, món ăn này còn tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp ngăn ngừa ưng thư…

Đậu xanh thường được phối hợp với một số dược liệu khác để phòng ngừa say nắng, các loại bệnh ôn nhiệt vào mùa hè.

Ví dụ, cháo đậu xanh với sắn dây có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi thủy, sinh tân dịch, giải khát.

Đây là món ăn có ích cho sức khỏe trong mùa hè nóng nực, tốt cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, thiểu năng tuần hoàn não.

Trong khi đó, món ăn cháo đậu xanh, lá sen lại có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thử trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, giảm mỡ máu, hạ huyết áp và phòng chống béo phì…

Để dễ tiêu hóa và tốt cho dạ dày, mỗi ngày, bạn có thể sử dụng 50-100g đậu xanh nấu nhừ dạng cháo. Người dùng thay đổi khẩu vị bằng cách ăn với đường, muối hoặc nấu cùng  rau củ quả.

Tuy nhiên, khi ăn cháo ăn liền, bạn cần lựa chọn những loại có hàm lượng đậu xanh cao (200 gram cho một kg) với hương vị cháo tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản.

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Có nên ăn đậu xanh khi uống thuốc tây

Đối với người Việt Nam thì đậu xanh đã vô cùng quen thuộc. Chúng ta có rất nhiều món ngon được chế biến từ đậu xanh, dùng để làm món ăn, nước uống, thậm chí đây cũng là một loại thuốc chữa được nhiều bệnh khác nhau. Giá trị dinh dưỡng và giá trị trong y học nhiều như vậ, nhưng liệu ăn đậu xanh …

Đọc thêm »

Tổng hợp các bài viết uống thuốc tây có ăn đậu xanh được không do chính Cây và Lá tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trên internet. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác sau đây: ăn xôi đậu xanh có mập không, ăn đậu xanh nhiều có tốt không, ăn đậu xanh nhiều có mập không, ăn đậu xanh nhiều có tốt, ăn bột đậu xanh có nóng không, ăn đỗ xanh nhiều có tốt không, ăn đậu xanh mỗi ngày có tốt không, ăn chè đậu xanh nhiều có tốt không, sản phụ có nên ăn đậu xanh, sau sinh có được ăn đậu xanh, sinh mổ có được ăn đậu xanh, sau sinh có nên ăn đậu xanh, mới sinh có nên ăn đậu xanh, ăn đậu xanh sống có tốt không, ăn bột đậu xanh có tốt không, uống thuốc tây có ăn đậu xanh được không, uống thuốc có nên ăn đậu xanh, có nên ăn đậu xanh cả vỏ, có nên ăn vỏ đậu xanh, ăn đậu xanh cả vỏ có tốt không, ăn vỏ đậu xanh có tốt không, cây măng tây cắm hoa, cây măng tây là gì, cây măng tây giống, cây măng tây trị ung thư, cây măng tây mua ở đâu, cây măng tây trị bệnh gì, cây măng tây bán ở đâu, cây măng tây cảnh,

Có nên ăn đậu xanh khi uống thuốc tây

Đối với người Việt Nam thì đậu xanh đã vô cùng quen thuộc. Chúng ta có rất nhiều món ngon được chế biến từ đậu xanh, dùng để làm món ăn, nước uống, thậm chí đây cũng là một loại thuốc chữa được nhiều bệnh khác nhau. Giá trị dinh dưỡng và giá trị trong y học nhiều như vậ, nhưng liệu ăn đậu xanh …

Đọc thêm »

"Tôi bị trầm cảm, phải thường xuyên uống thuốc nhưng lại hay ăn cháo đỗ xanh, không hiểu cháo này có giã thuốc không? Tôi cũng bị đau tim, mỗi lần uống thần sa thì thấy đỡ. Thần sa có độc hại không?".

Trả lời:

Để dùng thuốc Đông y có hiệu quả, ngoài yêu cầu chuẩn xác trong việc định bệnh, chỉ định thuốc, kỹ thuật bào chế, sao tẩm... thì kiêng kỵ khi dùng thuốc cũng rất quan trọng. Các lương y khuyên khi dùng thuốc nên kiêng thịt gà, thịt cá chép, ba ba và tuyệt đối không được ăn đậu xanh, đậu đen, rau muống vì cho rằng những thực phẩm này sẽ làm mất tác dụng của thuốc. Trong điều trị Tây y không có những kiêng kỵ này. Nếu bạn đang điều trị bằng Tây y thì có thể tiếp tục ăn cháo đỗ xanh thoải mái.

Thần sa là vị thuốc có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chữa tâm trạng bất an, hoảng hốt, mất ngủ. Theo sách cổ thì phải dùng thần sa sống, không được chế biến qua lửa vì sức nóng sẽ biến thần sa thành muối thủy ngân gây độc. Người ta cũng lưu ý không được dùng thần sa với lượng nhiều và kéo dài. Liều lượng quy định là 0,04-1 g/ngày dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc viên.

BS Lê Quang Hồng, Khoa Học & Đời Sống

Người có thể chất hàn: Những người có biểu hiện chân tay lạnh, thiếu sinh lực, chân và lưng đau nhức, đi ngoài phân lỏng, nếu ăn đậu xanh sẽ khiến bệnh tình ngày một nặng, thậm chí dẫn đến tình trạng tiêu chảy, mất nước, đau các khớp.

Người đang uống thuốc: Ăn đỗ xanh khi uống thuốc đông y sẽ hóa giải toàn bộ thảo mộc có trong thuốc. Vì vậy, khi uống thuốc không nên ăn đậu xanh, để tránh thuốc mất tác dụng.

Ăn đậu xanh khi đang đói: Khi đang đói bụng bạn không nên ăn đậu xanh vì đậu xanh có tính hàn khi ăn vào bụng đói không tốt cho dạ dày, nhất là lúc dạ dày đang bị co bóp vì đói.

Ăn quá nhiều đậu xanh: Đậu xanh có chứa một số hàm lượng dinh dưỡng còn cao hơn thịt gà, nên trong thời gian ngắn khó tiêu hóa hết, dẫn đến đầy bụng và khó chịu. Do vậy không nên ăn đậu xanh thường xuyên.

Những người có hệ tiêu hóa kém: Những chị em có hệ tiêu hóa kém nên hạn chế ăn đậu xanh để đề phòng trướng bụng, đau bụng ngày đèn đỏ, hay bệnh phụ khoa.

Có nên ăn đậu xanh khi uống thuốc tây

HỎI: Cháu nghe nói Đậu xanh ăn vô sẽ giải thuốc, có đúng không? Khi uống thuốc có cần cữ Đậu xanh không? Ăn nhiều Đậu xanh có nổi mụn không?

Quách Thu H. (Q.5, TP.HCM)

ĐÁP: Kinh nghiệm dân gian thường dùng Đậu xanh để làm thuốc giải độc cho nhiều loại thuốc và thức ăn có độc. Kinh nghiệm này có đúng cho một số trường hợp nhưng không đúng hoàn toàn.

Có hàng ngàn chất gây độc và phải biết đang bị ngộ độc chất gì, tính chất của nó ra sao thì mới chọn được cách xử trí thích hợp. Việc giải độc trước hết là ngưng không cho chất độc ấy vào cơ thể nữa hoặc lấy nó ra bằng cách móc họng cho ói, dùng thuốc gây nôn… Ngộ độc cấp thì bác sĩ cho súc ruột và có thể giải độc bằng thuốc đối kháng tác dụng của chất độc…

Có những chất có tính giải độc chung chung như nước, sữa (để pha loãng chất độc), than hoạt tính, tinh bột, lòng trắng trứng (để hấp thu một số chất độc rồi thải ra theo phân chứ không hấp thu vào cơ thể)…

Đậu xanh cũng thuộc loại chung chung này nhưng chỉ giải độc nhẹ cho cơ thể chứ không giải được chất gây ngộ độc vì nó được hấp thu vào cơ thể.

Đậu xanh giàu chất dinh dưỡng lại dễ tiêu hóa nên người bệnh, người yếu có thể dùng được. Nhất là chứa nhiều kalium (1.116 mg/100 g Đậu xanh) có tính lợi tiểu giải độc nên giúp cơ thể loại thải chất độc ra khỏi cơ thể nhanh hơn.

Đặc tính giải độc này có làm mất tác dụng của thuốc không thì còn tùy từng loại. Nếu là thuốc bổ thì không nên loại nó ra sớm. Ta biết rằng mỗi loại dược chất đều có một thời gian bán hủy riêng. Thí dụ, uống 1 viên paracetamol 325 mg, sau 30 - 60 phút sẽ đạt nồng độ đỉnh (hầu hết lượng thuốc ấy được hấp thu hết vào cơ thể và lúc đó máu có một nồng độ của paracetamol cao nhất, gọi là nồng độ đỉnh P). Vì thời gian bán hủy của paracetamol là 2 giờ nên sau 2 giờ thì nồng độ đỉnh ấy sẽ giảm còn phân nửa (còn 1/2 P); sau 2 giờ nữa thì sẽ giảm 1/2 nữa, tức còn lại 1/4 P)… Cứ thế cho đến 24 giờ sau thì hầu hết paracetamol trong viên thuốc ấy được loại thải khỏi cơ thể. Trong khi trị bệnh thì cứ 4 giờ thầy thuốc lại cho uống thêm 1 viên nữa, nên nồng độ paracetamol trong máu lúc này là P + 1/4 P… Như vậy, trong thời kỳ dùng thuốc thì trong dịch thể của ta lúc nào cũng được duy trì một nồng độ thuốc nhất định đủ để tạo tác dụng trị bệnh. Nếu ta uống nhiều lần hơn, thí dụ 2 giờ thay vì 4 giờ một lần, thì sẽ bị ngộ độc thuốc vì lượng thuốc tích lũy quá cao so với nồng độ đỉnh cần thiết. Đồng thời trong nước tiểu hay đúng hơn là trong thận cũng có một nồng độ chất chuyển hóa (thoái biến) của thuốc cần được loại ra khỏi cơ thể. Nếu ta uống đủ nước  hoặc ăn nhiều chất lỏng, kể cả chè đậu xanh chẳng hạn, thì sẽ giúp cho thận bài tiết nhanh các chất cần thải loại qua thận mà thôi chứ không giải được thuốc còn ở trong máu và dịch thể khác.

Vậy Đậu xanh có tính giải độc cho cơ thể chứ không làm dã (mất tác dụng) thuốc. Đậu xanh có tính lợi tiểu giải độc như vậy là làm mát cơ thể nên làm bớt mụn nhọt chứ không gây mụn trừ khi bạn ăn quá nhiều chè đậu xanh (nhiều đường). Dùng Đậu xanh nên để nguyên vỏ lụa sẽ bổ dưỡng hơn Đậu xanh đãi vỏ.