Chức danh có quan đào tạo là như nào năm 2024

Một bạn L&D đã thiết kế LỘ TRÌNH ĐÀO TẠO THEO CHỨC DANH trong 01 buổi tối và được sếp duyệt luôn như thế nào?

(Dành cho bạn nào đang đau đầu không biết bắt đầu từ đâu)

"Em ơi, bảo gửi lại bản lộ trình thầy xem final cho sao không gửi lại?"

"Hix, em xin lỗi thầy, tại sếp em duyệt luôn mất rồi thầy ạ"

Đó, có ai biết rằng mới chập tối hôm trước chính bạn cựu học viên nữ gọi Bình với giọng đầy hốt hoảng: Thầy ơi! Sếp em yêu cầu thiết kế lộ trình đào tạo theo chức danh cho khối sản xuất nhưng em không biết bắt đầu từ đâu. Help me!!!

Ôi trời tưởng gì! Tối online zoom 30 phút là xong nhé!

20h00 tối hôm đó hai thầy trò online, mình giới thiệu tổng quan cho bạn ấy việc thiết kế lộ trình đào tạo theo chức danh gồm 05 bước:

Bước 1: Xác định lộ trình công danh

Bước 2: Xác định mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc từng vị trí

Bước 3: Xác định khung năng lực ở từng vị trí để làm tốt công việc đảm nhiệm

Bước 4: Xác định các khóa học cho từng năng lực theo thứ tự ưu tiên

Bước 5: Sắp xếp khóa học theo tiến trình công việc.

Sau khi giới thiệu rõ ràng các bước, hai thầy trò bắt tay vào làm cụ thể các bước:

BƯỚC 01: Bắt đầu từ việc xác định lộ trình công danh.

- Bình hỏi: Các nhân sự khối sản xuất bên em có lộ trình công danh như thế nào?

- Bạn trả lời: Dạ qua 4 chức danh: NHÂN VIÊN THỬ VIỆC -> NHÂN VIÊN CHÍNH THỨC -> TRƯỞNG NHÓM -> QUẢN LÝ KHO ạ.

- Bình nói: Có lộ trình công danh rõ ràng là tốt rồi, định rõ phần này rồi chúng ta tiếp tục sang bước 2 nhé!

Ảnh: Min họa lộ trình công danh khối sản xuất

BƯỚC 02: Xác định mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc của từng vị trí chức danh đó.

-Bình tiếp tục hỏi: Chúng ta cùng xem mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc của NHÂN VIÊN THỬ VIỆC trước, họ đảm nhiệm các công việc chính gì em?

-Bạn trả lời: Dạ, nhân viên thử việc đảm nhiệm những công việc sau:

1.Sơ chế thực phẩm

2.Vệ sinh kho

3.Xuất nhập hàng cho khối bán hàng

4.Kiểm tra đảm bảo các khó lưu trữ

5.Test máy

6.Kiểm date hàng hóa

7.Kiểm tồn kho thực phẩm

-Bình tiếp tục hỏi để xác định công việc ở các vị trí cao hơn: Tốt rồi! Còn lên nhân viên chính thức, trưởng nhóm...có công việc nào TRÙNG với những công việc trên nhưng ở mức độ KHÓ HƠN? và có đầu việc nào MỚI so với vị trí trước đó?

-Bạn trả lời: Dạ, lên Nhân viên chính thức thì vẫn công việc đó, còn Trưởng nhóm thì cần thực hiện thêm 03 việc:

8.Quản lý nhân viên

9.Đào tạo nhân viên

10.Triển khai các kế hoạch của tháng

và đến khi lên Trưởng phòng thì có thêm 02 việc nữa:

11. Kiểm tra chất lượng, sản lượng

12. Điều phối hàng hóa giữa các kho

càng lên chức vụ cao thì tỉ trọng việc chuyên môn sẽ ít đi, tỉ trọng việc quản lý sẽ nhiều lên ạ.

-Bình tiếp tục hỏi để xác định rõ tiêu chuẩn công việc của từng đầu việc đó: Ok tốt em! Vậy TIÊU CHUẨN CÔNG VIỆC của TỪNG ĐẦU VIỆC/ VỊ TRÍ như thế nào em?

- Bạn trả lời: Dạ, về việc đầu tiên 1.SƠ CHẾ THỰC PHẨM thì tiêu chuẩn công việc là 75% SẢN PHẨM ĐẠT YÊU CẦU ạ. Việc 02. VỆ SINH KHO thì tiêu chuẩn là...

-Bình nói: Chúng ta đã xác định rõ Mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc của mỗi cấp bậc trong lộ trình công danh rồi, giờ có thể sang bước 3.

Ảnh: Minh họa mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc các vị trí chức danh

BƯỚC 03: Chia nhỏ công việc thành các bước để xác định khung năng lực/tiêu chuẩn năng lực của mỗi vị trí ( theo phương pháp của các chuyên gia của Hiệp hội phát triển tài năng Hoa Kỳ).

- Bình hỏi: Đầu tiên, cho thầy biết việc đầu tiên là 1. SƠ CHẾ THỰC PHẨM, thực hiện qua các bước như thế nào?

- Bạn trả lời: Dạ đầu tiên họ phải tìm hiểu về các sản phẩm -> Sau đó họ chế biến sản phẩm theo đúng quy trình ạ.

-Bình hỏi tiếp: Vậy họ cần NĂNG LỰC CHUNG, NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN, NĂNG LỰC BỔ TRỢ, NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO gì để thực hiện công việc theo các bước đó và đạt tiêu chuẩn 75% sản phẩm đạt yêu cầu?

-Bạn trả lời: Dạ về về CHUYÊN MÔN là chính thầy ạ, họ phải có năng lực về sơ chế sản phẩm. Cụ thể hơn là: NHỚ, HIỂU về các sản phẩm, NHỚ, HIỂU quy trình sơ chế và kỹ năng (thao tác) sơ chế THÀNH THẠO ạ.

Bên cạnh đó họ cũng cần có NĂNG LỰC CHUNG (giá trị cốt lõi) của công ty để hòa nhập, cần thêm NĂNG LỰC GIAO TIẾP ở mức độ CƠ BẢN, vì đôi khi cần trao đổi với đồng nghiệp

Bình tiếp tục: Tốt em! Chúng ta cùng tiếp tục phân tích các công việc tiếp theo. Công việc số 2. VỆ SINH KHO...

Ảnh: Minh họa cách phân tích công việc để xác định tiêu chuẩn năng lực

BƯỚC 04: Xác định các khóa học cho từng năng lực.

- Bình gợi ý để bạn xác định được các khóa học: Vậy đối với NHÂN VIÊN, em sẽ đào tạo cho họ những khóa học nào nếu họ thiếu/ yếu từng năng lực đó?

-Bạn trả lời: Dạ NĂNG LỰC CHUNG thì chỉ cần Khóa đào tạo hội nhập

Còn NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN thì cần khóa đào tạo về Quy trình sơ chế sản phẩm, Quy trình vệ sinh kho.

Về NĂNG LỰC BỔ TRỢ thì cần khóa Kỹ năng giao tiếp cơ bản thầy ạ.

-Bình tiếp tục hỏi: Tốt rồi em! Vậy lên cấp Trưởng nhóm, Trưởng phòng có các CÔNG VIỆC LẶP LẠI nhưng ở mức độ NÂNG CAO hơn, và có những CÔNG VIỆC MỚI, đòi hỏi năng lực cao hơn và những năng lực mới nữa. Vậy em đào tạo thế nào?

-Bạn trả lời: Dạ, lên cấp cao hơn thì các công việc chuyên môn không thay đổi nhiều. Nhưng về NĂNG LỰC BỔ TRỢ thì đầu tiên là giao tiếp cần nâng cao hơn nên họ cần đào tạo khóa Kỹ năng giao tiếp nâng cao.

Ngoài ra họ cần năng lực mới là Năng lực khích lệ động viên, năng lực giao việc... nên em sẽ đào tạo khóa Quản lý cấp trung chuyên nghiệp nữa ạ.

- Bình hướng dẫn: Vậy tốt rồi em, sang bước 5 chúng ta xác định lộ trình các khóa đó là hoàn tất!

Ảnh: Minh họa xác định khóa học cho từng năng lực

BƯỚC_05: Sắp xếp các khóa học theo lộ trình công việc?

- Bình hỏi: Vậy đối với NHÂN VIÊN MỚI mới, em đào tạo khóa nào trước, khóa nào sau để họ làm tốt các công việc được giao theo lộ trình? Thời lượng bao lâu? Vào quãng thời gian nào?

-Bạn trả lời: Dạ đối với NHÂN VIÊN MỚI:

+ TUẦN ĐẦU TIÊN là phải Đào tạo hội nhập để họ hiểu và hòa nhập với công ty. Khoảng 1 buổi sáng thầy ạ.

+ Sau đó việc đầu tiên họ được giao là VỆ SINH KHO chứ không được Sơ chế thực phẩm luôn đâu, nên cần đào tạo chương trình này cho họ vào cuối tuần 1, khoảng 1 ngày là ok thầy ạ.

+ Sau đó...

- Bình hỏi tiếp: Còn đối với TRƯỞNG NHÓM, QUẢN LÝ?

- Dạ nếu là từ dưới thăng tiến lên thì chỉ cần đào tạo Quản lý cấp trung cho họ trước khi chính thức nhận chức. Khoảng 3 tuần mỗi tuần 1-2 ngày, kèm thực hành. Còn phải hỗ trợ họ tầm 2-3 tháng sau khi nhận chức nữa ạ.

Còn đối với tuyển ngang vào thì cần học theo lộ trình cả chuyên môn trước.

Ảnh: Minh họa sắp xếp khóa học theo lộ trình công việc

- Bình hỏi tiếp để xem bạn có đào tạo hết một lượt không: Ok, rất tốt em! Vậy là tất cả mọi người em sẽ đào tạo đầy đủ các khóa này?

- Bạn rất tỉnh táo trả lời: Ôi không thầy! Đánh giá thấy nếu nhân sự yếu hết thì mới đào tạo "full option", không thì yêu cái nào mình đào tạo bổ sung chỗ đó thôi chứ.

- Cuối cùng, Bình ghi nhận và lưu ý bạn: Tuyệt vời, em lưu ý thậm chí họ yếu năng lực cụ thể, nhưng nhiều khi không phải toàn bộ, mà chỉ một phần của năng lực đó. Nên:

- Ưu tiên những năng lực, nhóm người liên quan trực tiếp đến MỤC TIÊU NGẮN, DÀI HẠN của doanh nghiệp.

- Ưu tiên phát triển những PHẦN trong NĂNG LỰC phục vụ trực tiếp cho MỤC TIÊU DOANH NGHIỆP.

Ví dụ: Em có bức tranh đầy đủ lộ trình rồi, nhưng năm nay Doanh nghiệp ưu tiên Tăng tỉ lệ sản phẩm sơ chế đạt yêu cầu. Thì em chỉ cần xem ông nào yếu về Sơ chế sản phẩm mang ra ưu tiên đào tạo trước nhé!

- Vâng em cảm ơn thầy!

Ảnh: Minh họa lộ trình đào tạo khối sản xuất - verson cơ bản.

(Và hôm sau bảo bạn gửi lại để check cho lần nữa thì bạn bảo gửi sếp duyệt luôn rồi. Mừng quá)

P/s: Anh chị em có góp ý gì thêm, hoặc có thắc mắc vui lòng để lại câu hỏi để chúng ta cùng chia sẻ học hỏi lẫn nhau nhé!