Chữ viết xuất hiện được bao lâu rồi

Những nhân vật đầu tiên trong tiến trình chữ quốc ngữ - Kỳ 2:

Chữ viết xuất hiện được bao lâu rồi

Ngôi mộ của giáo sĩ Pina ở sau nhà thờ Phước Kiều trên thế giới. hiện nay - Ảnh: T.L.

Đắc Lộ đã thừa hưởng những di sản được người khác sáng tạo ra để góp phần hoàn thành cuốn tự điển có tiếng Việt đầu tiên trên thế giới

400 năm sau, người Việt, những người thụ hưởng và tự hào thứ chữ này, lại biết rất lơ mơ về lịch sử của nó. Họ không biết chắc ai là người sáng tạo ra chữ Việt, Francesco de Pina hay Alexandre de Rhodes?

Ở đâu, Thanh Chiêm hay Nước Mặn? Lưu giữ thế nào? Phổ biến ra sao? Phát triển thế nào? Lúc nào được sử dụng phổ thông?

Công sức của người Bồ

Trong hai thế kỷ từ 15 đến 17, các thương buôn Bồ Đào Nha có mặt hầu như khắp thế giới. Theo chân họ là những nhà truyền giáo, phần lớn là người Bồ và người Ý, tháp tùng truyền đạo ở những vùng đất mới.

Theo thống kê của linh mục Đỗ Quang Chính thì trong số 145 giáo sĩ thuộc 17 quốc tịch đến Đàng Trong truyền giáo từ năm 1615-1788, có đến 74 người Bồ Đào Nha, 30 người Ý.

Dòng Tên (Jesu) của đạo Thiên Chúa là dòng tu đi truyền đạo thời kỳ ấy. Theo luật của dòng, mỗi khi đến vùng đất mới phải học tiếng địa phương, và với tài năng riêng từng người, họ đã Latin hóa tiếng nói và chữ viết địa phương để những người theo đạo có thể đọc được những kinh sách của đạo.

Thứ chữ Latin này được truyền lại cho các giáo sĩ đến sau. Đây là phương thức mà họ đã thực hiện ở nhiều nơi như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Brasil... trong các thế kỷ 15, 16 trước khi đến Việt Nam. Riêng ở Viễn Đông, dòng tu này thiết lập một trụ sở lớn và lâu dài ở Macau để làm nơi đi và đến cho các giáo sĩ.

Đầu thế kỷ 17, năm 1615, các giáo sĩ Dòng Tên đã đến Đàng Trong và lần lần họ học tiếng Việt. Sau đó, các giáo sĩ này đã bắt tay vào việc Latin hóa chữ Việt.

Tài liệu viết tay của giáo sĩ João Roiz (người Bồ) viết năm 1621 đã có các chữ quốc ngữ ban đầu như An Nam (Việt Nam tức Đàng Trong. Thời điểm này nước ta chưa có vùng đất Nam Bộ), Sinoa (xứ Hóa tức Thuận Hóa), unsai (ông sãi), Cacham (Kẻ Chàm, sau này là Thanh Chiêm), ungue (ông nghè)...

Còn những chữ Việt trong bản tường trình của Gapar Louis (người Bồ) viết năm 1621 cũng đã có chữ ungué (ông nghè), bancô (bàn cổ). Còn Cristoforo Borri (người Ý), tác giả cuốn Xứ Đàng Trong, đến Đàng Trong cùng với Francesco de Pina thành lập trú sở Nước Mặn (Bình Định) năm 1618, trong tác phẩm viết năm 1621 đã có những chữ: Tunchim (Đông Kinh, tức Hà Nội), Lai (Lào), Ainam (Hải Nam), kemoi (kẻ mọi, xứ mọi, Tây Nguyên), Quanguya (Quảng Nghĩa), Quignin (Qui Nhơn), dàdèn lùt (đã đến lúc), nayre (nài), doij (đói), chià (trà), sayc kim (sách kinh), cò (có). Cũng năm 1621, giáo sĩ Bozumi viết các chữ: onsaij (ông sãi), Quanghia (Quảng Nghĩa), Nuoecman (Nước Mặn), da an nua (dạ ăn nữa)...

Như vậy, tới năm 1621, việc Latin hóa tiếng Việt vẫn chưa có dấu thanh. Tài liệu viết tay của giáo sĩ Antonio de Fontes, một học trò của Francesco de Pina, viết năm 1626 đã thấy xuất hiện dấu thanh. Dĩgcham (Dinh Chàm), Núocman (Nước Mặn), Sinúa (xứ Hóa), ondedóc (ông đề đốc), nhít la khấu, khấu la nhít (nhứt là không, không là nhứt).

Và di cảo của Pina vừa tìm thấy ở Thư viện Hoàng gia Bồ Đào Nha giữa năm 2018 thì chữ quốc ngữ đã có dấu như ngày nay. Tài liệu này trưng bày trong Hội thảo về chữ quốc ngữ diễn ra tại Lisbon vào tháng 7-2018.

Chữ viết xuất hiện được bao lâu rồi

Di cảo của Pina, chữ quốc ngữ những năm 1623 - Ảnh: T.L.

Công trình tập thể

Như vậy, có thể khẳng định rằng chữ quốc ngữ ra đời có một quá trình dài từ năm 1618 cho đến 1625 với sự hợp tác của nhiều người chứ không chỉ một người. Và đa số "tác giả" của chữ quốc ngữ đều là người Bồ Đào Nha, người Ý cùng với một số người Việt theo đạo Thiên Chúa góp sức.

Và người được xác định "giỏi tiếng Việt nhứt" và có công lớn nhứt trong việc sáng tạo ra chữ quốc ngữ chính là giáo sĩ Francesco de Pina người Bồ Đào Nha.

Francesco de Pina đến Hội An đầu năm 1617, thành lập trú sở Nước Mặn năm 1618, rồi thành lập trú sở Thanh Chiêm (tức Kẻ Chàm, Dinh Chàm) năm 1623. Từ năm 1619, Pina đến cư trú tại Thanh Chiêm và cuối năm 1625 ông chết đuối trên biển Cù Lao Chàm do vướng áo chùng không bơi được khi thuyền lật.

Thi thể ông được chôn ở sau nhà thờ Phước Kiều (nay là nhà thờ Thánh Andre), thuộc thôn Thanh Chiêm 1, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đây là nhà thờ do chính ông thành lập khi đến cư trú tại Thanh Chiêm và là nơi trú ngụ của nhiều giáo sĩ khác, trong đó có Đắc Lộ.

Sau khi ông mất, một học trò tiếng Việt của ông là giáo sĩ Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) đến Đàng Trong năm 1624, đã ôm tất cả những di cảo của thầy mang về Macau vào năm 1626. Tại Macau thuở ấy còn có hai giáo sĩ cũng chăm chú nghiên cứu chữ quốc ngữ và đã soạn thảo hai cuốn tự điển Việt-Bồ-La và Bồ-Việt.

Đó là hai giáo sĩ Gaspar d’Amaral và Antonio Barbosa cư trú ở Macau gần 10 năm. Đáng tiếc là công trình của họ chưa kịp công bố thì tháng 2-1646 Gaspar mất trên đường biển đi đến nước ta và sau đó một năm thì Barbosa cũng mất vì bệnh.

Trong lời nói đầu cuốn Tự điển Việt - Bồ - La của mình, Đắc Lộ có nhắc đến việc "tham khảo" tài liệu của hai giáo sĩ trên, cho thấy Đắc Lộ đã thừa hưởng những di sản được người khác sáng tạo ra để góp phần hoàn thành cuốn tự điển có tiếng Việt đầu tiên trên thế giới.

Điều đáng tiếc là hiện nay vẫn chưa tìm thấy hai cuốn tự điển của Gaspar và Barbosa đã viết. Rất mong số phận của nó giống như cuốn tự điển của Bá Đa Lộc, tưởng đã cháy mất trong một trận hỏa hoạn ở Cà Mau nhưng lại được tìm thấy vào thập niên 1980.

Sau người Bồ là người Pháp

Sau Đắc Lộ, chữ quốc ngữ được phổ biến rộng trong giới theo đạo Thiên Chúa, nhất là các tu sĩ, linh mục... Nó cũng được hoàn thiện dần qua một quá trình rất dài hàng trăm năm và lần lần hoàn chỉnh.

Qua thế kỷ 18, do vấn đề nội bộ, địa bàn truyền giáo của người Bồ được giao lại cho Hội thừa sai người Pháp, và chữ quốc ngữ tiếp tục được các giáo sĩ người Pháp lưu giữ và truyền lại. Trong số những người có công với chữ quốc ngữ được ghi nhận là giáo sĩ Bá Đa Lộc và Taberd, hai người đã thâu góp, chỉnh đốn, ghi nhận chữ quốc ngữ trong hai cuốn tự điển mang tên mình.

Cuốn tự điển Taberd đã được Nhà xuất bản Văn Học in lại năm 2004 với tên Nam Việt dương hiệp tự vị. Riêng cuốn của Bá Đa Lộc đến nay ít nghe nhắc đến dù đã công bố và tặng bản scan cho nước ta từ năm 1984.

_____________________________________

Kỳ tới: Người đầu tiên tạo chữ quốc ngữ

Chữ viết xuất hiện được bao lâu rồi
Những nhân vật đầu tiên trong tiến trình chữ quốc ngữ - Kỳ 1: Khởi đầu của chữ quốc ngữ


TRẦN NHẬT VY

Theo các nhà khảo cổ học, văn tự cổ xuất hiện sớm nhất ở những nền văn minh lớn như Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc.

Theo sách Lịch sử văn minh thế giới, khoảng thiên niên kỷ thứ IV trước Công nguyên, người Xume ở Lưỡng Hà đã phát minh ra chữ viết, gồm hai loại là chữ tượng hình và chữ tiết hình.

Những loại văn tự đầu tiên

Với những từ chỉ nội dung phức tạp, người ta kết hợp giữa chữ tượng hình và tượng ý. Chẳng hạn, để chỉ con bò, người ta vẽ hình đầu bò. Họ sẽ thêm vào một chiếc lá cây lên đầu con bò nếu muốn diễn đạt “con bò rừng”.

Tuy nhiên, loại chữ tượng hình và tượng ý này cũng không thể diễn đạt hết các từ. Cùng với loại chữ biểu đạt ý, người ta còn phát minh chữ hài thanh để biểu thị các âm từ.

Người Lưỡng Hà cổ đại đã sáng tạo ra hàng trăm phù hiệu để biểu thị âm tiết và có cả chữ cái để biểu thị nguyên âm. Mặc dù có dấu hiệu âm tiết, họ vẫn dùng nhiều ký hiệu tượng hình kết hợp tượng ý. Thậm chí, một từ vừa có yếu tố âm tiết, vừa có yếu tố tượng hình.

Chữ tiết hình của người Lưỡng Hà dù được dùng trong thời gian rất lâu, cuối cùng cũng đã trở thành “chữ chết”. Mãi đến nửa đầu thế kỷ XIX, một học giả người Đức tên Henry Rawlingson mới tìm tra được cách đọc loại chữ này.

Chữ viết xuất hiện được bao lâu rồi
Bảng chữ cái Hy Lạp.

Từ 5.000 năm trước, người Ai Cập đã sáng tạo ra chữ tượng hình bằng cách dùng những hình vẽ đơn giản để diễn đạt từ. Để chỉ Mặt trời, người ta vẽ hình tròn rồi thêm một dấu chấm ở giữa. Hình chữ nhật chia thành nhiều ô để diễn tả đồng ruộng, ba làn sóng để chỉ nước…

Phương pháp tượng hình này không đủ khả năng diễn đạt những từ có nội dung phức tạp, có tính trừu tượng cao. Để khắc phục, người Ai Cập đã kết hợp giữa phương pháp tượng hình và phương pháp tượng trưng. Ví dụ, để diễn tả con trâu, người ta vẽ hình đầu trâu, hình con chim Đà Điểu (có lông đều dài như nhau) để thể hiện sự công bằng.

Thời kỳ này, người Ai Cập đã biết sử dụng da, vải và giấy Papyrus để viết chữ. Đây là loại cây tương tự cây sậy, mọc rất nhiều ở bờ sông Nile. Ngoài ra, văn tự cổ của người Ai Cập còn được khắc trên các mặt đá.

Chữ tượng hình của người Ai Cập rất khó đọc và khó nhớ. Sau khi Ai Cập suy vong, không ai có thể đọc được thứ chữ viết này. Đến năm 1822, một học giả người Pháp tên Champollion mới tìm ra cách để giải mã những văn tự cổ do người Ai Cập để lại.

Cùng với những nền văn minh lớn như Ai Cập, Lường Hà, Ấn Độ, người Trung Quốc cũng sớm tạo ra chữ viết cho riêng mình vào khoảng thiên niên kỷ thứ III trước Công nguyên. Thời Thương - Ân xuất hiện chữ Giáp cốt, được viết trên các mai rùa, xương thú. Đến nay, các nhà khảo cổ học phát hiện được 5.000 chữ giáp cốt này.

Thời Tây Chu, chữ viết ngày càng được cải tiến đơn giản hơn. Thời nhà Tần đã biết dùng thẻ tre để viết thành sách. Thời nhà Hán, chữ viết về cơ bản được hoàn thiện. Người Trung Quốc cũng đã phát minh ra giấy viết.

Chữ viết xuất hiện được bao lâu rồi
Chữ viết trên giấy Papyrus  của người Ai Cập.

Sự ra đời của bảng chữ cái đầu tiên

Sự ra đời của chữ tượng hình ở Ai Cập, Lưỡng Hà hay Trung Quốc cổ đại là thành tựu văn minh lớn. Tuy nhiên, nó đòi hỏi phải có rất nhiều biểu tượng tượng trưng cho từng chữ nên viết rất phức tạp, rất ít người làm được.

Trong thiên niên kỷ thứ II trước Công nguyên, nhóm người nói tiếng Semit đã sử dụng một phần trong bộ chữ tượng hình Ai Cập để biểu đạt âm thanh của tiếng họ. Loại chữ viết nguyên thủy xuất hiện ở vùng Sinai này thường được coi là bảng chữ viết có hệ thống đầu tiên. Trong đó, những biểu tượng riêng biệt tượng trưng cho các phụ âm đơn, không có biểu tượng cho các nguyên âm.

Chữ viết xuất hiện được bao lâu rồi
Chữ Trung Quốc cổ đại.

Bảng chữ cái phụ âm này còn được gọi là Abjad (bảng chữ cái Ả Rập), được viết từ phải qua trái và được các thương nhân Phoenicia (ngày nay thuộc lãnh thổ Li-Băng, Syria, và Israel) truyền bá qua đường biển. Nó gồm 22 biểu tượng đơn giản, các thương nhân bình thường cũng có thể học và viết.

Đến khoảng thế kỷ VIII-VII trước Công nguyên, bảng chữ cái Phoenicia được truyền sang Hy Lạp. Tại đây, nó được trau chuốt và phát triển để ghi lại tiếng Hy Lạp. Một số ký tự Phoenicia đã được giữ lại, số khác bị bỏ đi. Tiến bộ vượt bậc nhất là việc sử dụng chữ cái để ghi lại nguyên âm.

Nhiều học giả tin rằng chính sự bổ sung này - thứ đã giúp ta đọc và phát âm chữ viết một cách chính xác - đã đánh dấu sự ra đời của bảng chữ cái “thực sự” đầu tiên.

Tiếng Hy Lạp ban đầu được viết từ phải sang trái, nhưng cuối cùng được chuyển thành xen kẽ các dòng từ phải qua trái và từ trái qua phải. Đến thế kỷ V trước Công nguyên, hướng viết chữ đã cố định theo chiều từ trái sang phải cho đến nay.

Bảng chữ cái của người Hy Lạp đã sản sinh ra nhiều bảng chữ cái khác. Những người La Mã cổ đã tiếp nhận bảng chữ cái Hy Lạp và đưa vào một số sửa đổi, bổ sung.

Từ đó, bảng chữ cái Latinh đã ra đời và được người dân các nước Tây Âu sử dụng rộng rãi. Sau đó, các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Anh dựa trên bảng chữ cái La Mã.