Chị võ thị sáu quê ở đâu

Về thăm quê hương Anh hùng Võ Thị Sáu

Cập nhật lúc 15:26, Thứ Tư, 13/07/2011 (GMT+7)

Vùng Long Đất - Đất Đỏ là quê hương của nữ Anh hùng Võ Thị Sáu - người đã nêu tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, làm rạng danh cho thế hệ trẻ và dân tộc Việt Nam. Một điều kỳ lạ và độc đáo là ngoài nơi chôn rau cắt rốn của chị, người dân Côn Đảo cũng coi vùng đất xinh đẹp và anh hùng này là quê hương của chị Sáu.

Chị võ thị sáu quê ở đâu
Tưởng niệm bên mộ Anh hùng Võ Thị Sáu
Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại xã Phước Thọ, quận Long Đất - Đất Đỏ, nay là xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngôi nhà chị Sáu ra đời, nay là nhà lưu niệm Võ Thị Sáu nằm trong dãy phố làng ở ngoại vi thị trấn. Long Đất là một khu vực bán sơn địa trong vùng đất đỏ badan Đông Nam bộ nổi tiếng nhất nước ta. Vùng rừng núi phía đông bắc cũng là khu căn cứ địa cách mạng chính của Long Đất, Bà Rịa - Vũng Tàu suốt hai thời kỳ chống Pháp - Mỹ. Người thiếu nữ Võ Thị Sáu đã được huấn luyện nghiệp vụ trinh sát ở khu căn cứ này. Vùng bờ biển Lộc An phía đông đã đi vào lịch sử của dân tộc với chiến tích là một đầu cầu tiếp vận của tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển những năm 1958-1968. Vũ khí, thuốc men do các con tàu không số chuyển vào đây tiếp tế cho các chiến trường Đông Nam bộ và khu sáu. Bãi biển Lộc An nông nên tàu thuyền ra vào hơi khó khăn. Chuyến đầu tiên bị mắc cạn ở địa phận hai xã Phước Bửu và Phước Long Hội. Nhưng các chiến sĩ được du kích và bà con địa phương hỗ trợ tích cực, con tàu đã được khắc phục nhanh gọn, vũ khí chuyển vào khu an toàn, tàu lại ra khơi, không lộ hình tích. Nhờ kinh nghiệm dày dạn, khôn khéo trong việc đón tàu mà các chuyến sau đều trót lọt. Xã Phước Long trong huyện Long Đất - nay là Long Điền còn có một kỳ công rất đáng nể trọng là địa đạo Phước Long chạy trong lòng đất năm ấp của xã. Địa đạo nằm sâu từ hai đến ba thước. Ngoài tuyến vận hành, địa đạo có đủ cả hội trường, nơi làm việc, trạm xá, bếp núc... như các địa đạo Củ Chi, Vịnh Mốc... Từ Long Đất qua thị xã Bà Rịa hơn mười cây số là trung tâm nghỉ dưỡng Long Hải, một địa danh khá nổi tiếng từ lâu của đất Nam Bộ. Long Hải có bãi cát vàng lộng gió, có rừng dương liễu cổ thụ xanh tươi; đồng thời lại có đồi dốc quanh co và núi đá lởm chởm. Ở ngôi núi đất có nếp chùa nhỏ đơn sơ, trầm hương hòa quyện với hương hoa ngọc lan khiến cảnh quan thêm phần huyền diệu, u tịch. Ngôi chùa có tên gọi nôm na là chùa Khỉ. Bầy khỉ nuôi thả trong rừng. Sáng sáng chiều chiều chúng kéo nhau xuống chùa nhận khẩu phần. Thiên nhiên và con người vùng đất ấy đã sản sinh ra người con gái anh hùng Võ Thị Sáu. Năm 12 tuổi, chị đã tham gia Đội Thanh thiếu niên tiền phong cùng các cô chú... giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và bè lũ tay sai. Cuối năm 1945 giặc Pháp tái chiếm Long Đất - Đất Đỏ. Chị Sáu phải bỏ học, ở nhà giúp mẹ cha kiếm sống và tiếp tế cho chi đội giải phóng quân của tỉnh Bà Rịa. Anh ruột của chị là đội viên của chi đội. Cuối năm 1947 chị trở thành chiến sĩ trinh sát của đội công an xung phong Đất đỏ. Chị luồn sâu vào vùng địch chiếm nắm tình hình địch, diệt ác ôn... Sự "xuất quỷ nhập thần" của chị và đồng đội khiến kẻ địch hoảng sợ. Chúng huy động toàn bộ lực lượng điệp báo, dân vệ, cảnh sát, quân đội vùng Đất Đỏ vây bắt chị và đội trinh sát. Phiên chợ Tết Canh Dần 1950 chị và mấy đội viên bố trí tiêu diệt hai tên ác ôn khét tiếng ngay tại chợ. Lúc bảo vệ cho đồng đội rút lui, chị sa vào tay giặc. Tháng 4 năm 1950, tòa án binh của quân đội Pháp tuyên án tử hình Võ Thị Sáu. Bản án vô nhân đạo đã gây chấn động dư luận cả nước ta và chính quốc Pháp. Hoảng hốt trước sự phản đối của công luận đêm 21 tháng 1 năm 1951, giặc Pháp đưa chị ra Côn Đảo. 4 giờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 1951, giặc Pháp đưa chị ra bãi Hàng Dương hành hình. Bài Quốc ca chị hát mới được một nửa chị đã hy sinh! Hành động ám muội, đê hèn của giặc Pháp tuy chúng đã cố giữ tuyệt đối bí mật nhưng các chiến sĩ cách mạng trong tù, một số thân nhân binh sĩ, công chức Việt, Pháp trên đảo cũng biết. Nhiều người vợ con binh lính, công chức đã chứng kiến giờ phút hy sinh oanh liệt của chị Sáu. Tấm gương trung liệt, bất khuất của chị Sáu đã gây sự xúc động và cảm phục sâu sắc trong các tầng lớp tù chính trị, hình sự; binh lính, công chức cùng vợ con họ và nhân dân trên đảo. Ngay tối hôm sau, mộ chị Sáu đã được vun đắp ngay ngắn, đàng hoàng và một tấm bia đúc bằng xi măng dựng lên. Qua bao đời chúa ngục thời Pháp, Mỹ, mộ và bia của chị Sáu bị san phẳng, đập phá nhiều lần; nhưng chúng vừa đập phá hôm trước, hôm sau mộ bia lại được đắp, dựng lên nguyên như cũ. Trước mộ chị Sáu có một cây dương già cụt ngọn, hai cành chĩa về phía Bắc và Nam đã khô héo. Chị Sáu ngã xuống, cây dương phục sinh, cành Bắc tiếp tục ra lá đơm quả! Người dân Côn Đảo tin rằng chị Sáu đã hiển linh, nhà nhà đều lập am thờ chị, coi chị là Thần bản mệnh của mình.

Sau ngày giải phóng, nhân dân Côn Đảo đã xây dựng lại mộ chị Sáu và các chiến sĩ cách mạng, yêu nước ở nghĩa trang Hàng Dương, Sở Ruộng... Bà con đưa một cây Lêkima về trồng cạnh cây dương, nhưng cây không sống được. Một cây khác được đưa từ Vũng Tàu ra, cũng chết. Một cây từ Đất Đỏ - Long Đức về và thật kỳ lạ, cây tốt tươi, đâm hoa kết trái. Chuyện cây dương, cây Lêkima có thể là ngẫu nhiên nhưng lại trùng hợp với lòng thành kính, mến yêu của người dân Côn Đảo đối với Anh hùng Võ Thị Sáu.

NGÔ DIỆP

,

Chị Võ Thị Sáu, sinh năm 1933 trong một gia đình nghèo ở Đất Đỏ, cha làm nghề đánh xe ngựa, mẹ bán bì bún tại chợ Đất Đỏ; đầu năm 1946, thực dân Pháp trở lại chiếm các địa bàn tại Bà Rịa lần thứ hai, trong đó có Đất Đỏ. Chi Sáu lúc ấy cũng vừa tròn 13 tuổi, với bản chất thật thà, hiền lành và chất phát, yêu quê hương, đất nước, nên nhìn thấy những cảnh giết người, cướp của tàn bạo của bọn lính Pháp, trong lòng chị đã hình thành một ý chí căm thù mãnh liệt, sâu sắc bọn thực dân xâm lược.

Tiểu sử

Võ Thị Sáu sinh năm 1933, là con ông Võ Văn Hợi và bà Nguyễn Thị Đậu. Về nguyên quán, trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhiều tài liệu ghi nguyên quán của cô tại xã Phước Thọ (thuộc tổng Phước Hưng Hạ), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Một số tài liệu khác ghi nguyên quán của cô tại xã Long Mỹ (thuộc tổng Phước Hưng Thượng), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc xã Long Mỹ, cũng thuộc huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Sinh ra trong một gia đình nghèo, cha làm nghề đánh xe ngựa chở khách thuê đi Long Điền, Phước Hải, mẹ buôn bán bún bì chả tại chợ Đất Đỏ, từ nhỏ, cô phải phụ giúp cha mẹ để sinh kế. Năm cô lên 4 tuổi, gia đình cô đã thuê một căn nhà thuộc dãy phố chợ do làng xây dựng để cho thuê mướn. Căn nhà này nay thuộc huyện Đất Đỏ, được chính quyền Việt Nam cho phục dựng để làm nhà lưu niệm về cô.

Quá trình hoạt động

Trước sự đau thương và mất mát của quê hương, đã thúc đẩy các tầng lớp nhân dân trong huyện tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó có chị Võ Thị Sáu; cuộc đời chị Sáu gắn bó cách mạng kể từ đó. Năm 1947, lúc 14 tuổi Sáu vừa làm nhiệm vụ mua hàng, vừa làm nhiệm vụ giao liên để nắm tình hình địch và làm mật hộ viên công an xung phong Đất Đỏ. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng chị rất mưu trí, lanh lẹ và chị luôn hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

Năm 1949, chị đã trở thành người đội viên công an xung phong Đất Đỏ. Chị đã dũng cảm, sáng tạo và luôn hoàn thành nhiệm vụ người chiến sĩ công an xung phong, tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, trong đó nổi bật nhất là trận đánh diệt tên cai tổng nổi tiếng ác ôn ở Đất Đỏ vào năm 1949 và dùng lựu đạn phá cuộc mít tinh tuyên truyền do Pháp thực hiện tại huyện. Vì vậy, bọn thực dân Pháp vô cùng lo sợ và căm tức đối với hoạt động của đội công an xung phong mà tiên phong là chị Võ Thị Sáu, nên từ đó, bọn chúng ra sức truy lùng ráo riết.

Vào tháng 12/1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị Sáu đã sa vào tay giặc, hơn một tháng bị giam giữ tại nhà tù Đất Đỏ và khám đường Bà Rịa, địch dùng nhiều thủ đoạn tra tấn dã man nhưng chúng vẫn không lấy được một lời khai nào của chị, sau đó bọn chúng đưa chị về giam giữ ở khám Chí Hòa. Mặc dù bị địch giam giữ nhưng chị Sáu vẫn tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám và cùng các chị, em trong tù đấu tranh buộc địch phải cải thiện cuộc sống trong nhà tù. Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt và không nao núng của chị Sáu cùng những đồng chí trong tù, dù không đủ bằng chứng, nhưng thực dân Pháp cùng bọn tay sai vẫn kết án tử hình và đày chị ra Côn Đảo.

Là người chiến sĩ kiên cường, dũng cảm, trung thành, chị Võ Thị Sáu vinh dự được Đảng ủy nhà tù Côn Đảo kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là đảng viên chính thức.

Chị Võ Thị Sáu hy sinh vào sáng ngày 23/01/1952. Khi giặc Pháp đưa chị ra xử bắn, với nét mặt ung dung, bước đi vững chắc, ngẩng cao đầu, cất lên bài hát Quốc tế ca, với tinh thần lạc quan cách mạng, chị đã thể hiện tinh thần bất khuất của người chiến sĩ cộng sản.

Chị Võ Thị Sáu hy sinh đã để lại sự thương tiếc vô hạn đối với đồng chí, đồng đội và đồng bào; đồng thời sự hy sinh của chị là lời tố cáo đanh thép đối với sự dã man và âm mưu hèn hạ của chế độ thực dân Pháp lúc bấy giờ.

Chị Võ Thị Sáu là người tử tù đầu tiên ở Côn Đảo cũng là người nữ tù nhỏ tuổi nhất, chị đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu AHLL vũ trang nhân dân vào ngày 02/08/1993. Đó là tấm gương sáng của chị để lại cho chúng ta noi theo, chúng ta nguyện hết lòng ra sức phấn đấu rèn luyện về thể chất, nâng cao trình độ về mọi mặt để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương Đất Đỏ nói riêng và cả nước nói chung, đưa đất nước ta ngày càng phát triển phồn vinh, văn minh và giàu đẹp. lời cuối cùng, không biết nói gì hơn, tôi xin thay mặt toàn thể nhân dân Việt Nam gửi lời cảm sâu sắc đến những anh hùng, chiến sĩ cách mạng nói chung và chị Võ thị Sáu nói riêng đã anh dũng chiến đấu đến giây phút cuối cùng để bảo vệ đất nước, giữ gìn độc lập dân tộc và để cho chúng ta có cuộc sống ấm no hạnh phúc như ngày hôm nay. Và bằng cách nào đó, tôi mong rằng, mỗi cá nhân hãy cùng nhau chung tay góp sức để xây dựng một đất nước Việt Nam thật giàu mạnh để xứng đáng với công lao của các vị anh hùng. Bản thân tôi sẽ cố gắng ra sức học tập và rèn luyện để góp phần công sức nhỏ nhoi của mình xây dựng đất nước.

Cuộc đời cách mạng cùng cái chết bất khuất ở tuổi đôi mươi của người con gái Đất Đỏ trở thành huyền thoại: Người con gái trẻ măng/Giặc đem ra bãi bắn/Đi giữa hai hàng lính/Vẫn ung dung mỉm cười/Ngắt một đóa hoa tươi/Chị cài lên mái tóc/Đầu ngẩng cao bất khuất…. (Trích Truyền thuyết trên đảo Côn Sơn – Phan Thị Thanh Nhàn)

Những giờ phút cuối
Khi bị đưa ra Côn Đảo để chuẩn bị xử bắn, trước hôm bị hành hình, cô liên tục hát cho bạn tù nghe những bài ca cách mạng như Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hồng binh… Khi biết cô chuẩn bị đưa ra pháp trường, các bạn tù đồng thanh hô vang: “Phản đối xử bắn Võ Thị Sáu. Phản đối! Phản đối! Đả đảo thực dân Pháp”.[7]

Khi cô bị giải ra nơi hành hình, các bạn tù đứng dậy cùng hát bài Chiến sĩ Việt Nam để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa người đồng đội ra pháp trường. Khi linh mục làm lễ rửa tội, cô từ chối và trả lời: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội”. Khi vị linh mục nói: “Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?”, cô đã đáp lời: “Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước”. Khi đến pháp trường, cô nói: “Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”. Nói xong, Võ Thị Sáu hát bài Tiến quân ca. Khi lính xử bắn lên đạn, cô ngừng hát và hô vang những lời cuối cùng: “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!” Một chuyện khác kể, khi nhóm đao phủ bảo quỳ xuống, cô đã quát lại: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!”.[8]

Theo đại tá Lê Văn Thiện, một cựu tù Côn Đảo, trong quyển sách “Tình đất đỏ”, dẫn lời kể của cựu tù Côn Đảo lâu năm là ông Tám Vàng, quê Trà Vinh, người đã chứng kiến buổi hành hình và tự tay chôn cất Võ Thị Sáu thì khi lính Pháp trói chị Sáu vào gốc bàng, hướng về nghĩa địa Hàng Dương. Quân Pháp lấy khăn bịt mắt nhưng chị Sáu phản đối không cho bịt, rồi chị nhìn thẳng vào bọn lính sắp bắn và hát bài “Chiến sĩ Việt Nam”, “Lên Đàng”[7]

Sau khi quân Pháp bắn Võ Thị Sáu, ông Tám Vàng cởi dây trói cho Võ Thị Sáu, mắt cô vẫn mở, cơ thể còn ấm nóng. Chính tay ông Tám Vàng đã vuốt mắt cho cô. Và cũng vì nể phục Võ Thị Sáu, nên thay vì lấp đất chôn xác như với những tù nhân khác, ông Tám Vàng đã bí mật tìm 4 tấm ván làm hòm dã chiến để chôn cất.[7]

Chôn cất và thờ cúng Cô Sáu

Ngay tối 23 tháng 1, kíp tù nhân làm thợ hồ ở khám 2, banh I đã tìm cách đúc một tấm bia bằng xi măng đề rõ họ tên, quê quán, ngày mất đặt ở nơi chôn cất cô. Sáng hôm sau, khi hay tin, chúa ngục Côn Đảo là Jarty đích thân dẫn lính đến đập nát tấm bia, san bằng ngôi mộ. Sáng hôm sau, ngôi mộ được đắp cao hơn và một tấm bia bằng xi măng khác lại được dựng lên. Chúa ngục Jarty ra lệnh cho giám thị trưởng Passi chỉ huy 20 lính lôi từng người tù ra đánh bằng roi mây và giam những người bị tình nghi vào xà lim. Tuy nhiên, các tù nhân khổ sai vẫn lén giấu từng nhúm xi măng để dựng lại bia, đắp lại ngôi mộ. Cứ mỗi lần bị đập bia, thì sau đó bia mộ mới lại được dựng lên. Giữa các tù nhân và những người Việt đang làm cho người Pháp tại Côn Đảo bắt đầu lan truyền những huyền thoại về Võ Thị Sáu, một người con gái chết trẻ, vốn được cho là sẽ hiển linh trong văn hóa tâm linh Á Đông. Những lời đồn đại nhanh chóng lan truyền cho rằng “Cô Sáu rất linh thiêng, không ai có thể đập phá được mộ của cô”, và những ai trực tiếp chỉ huy phá mộ thì vài hôm sau đã chết “bất đắc kỳ tử”, hoặc khùng khùng điên điên. Cũng từ đây, người trên đảo khi nhắc tới điều gì đều không thề: “Có trời đất quỷ thần”, mà thề: “Có cô Sáu chứng giám”.

Những lời đồn đại về sự linh thiêng của Võ Thị Sáu tiếp tục được lưu truyền sau khi chế độ Việt Nam Cộng hòa tiếp quản đảo từ quân Pháp và vẫn sử dụng Côn Đảo như một trại tù chính nhằm cách ly những tù nhân nguy hiểm nhất, mà số đông là tù nhân Việt Minh và quân Giải phóng. Năm 1960, một viên chức tên Tăng Tư ra Côn Đảo nhận chức Phó tỉnh trưởng tỉnh Côn Đảo, vợ ông này đang mắc bệnh nan y. Nghe chuyện về Võ Thị Sáu, ông này âm thầm lập bàn thờ Sáu trong nhà, cầu mong phù hộ cho vợ khỏi bệnh. Tăng Tư là quan chức của Việt Nam Cộng Hòa, việc thờ Võ Thị Sáu nếu bị phát giác thì sẽ bị kết tội là thờ “liệt sĩ Cộng sản”, nhưng ông này vẫn bất chấp nguy hiểm do niềm tin vào sự linh thiêng của Võ Thị Sáu. Năm 1964, Tăng Tư lên chức tỉnh trưởng, bà vợ khỏi bệnh. Vợ chồng Tăng Tư liền làm lễ tạ và gieo quẻ xin phép được trùng tu ngôi mộ của Võ Thị Sáu. Rồi vợ Tăng Tư về ngay Chợ Lớn đặt tấm bia có khắc rõ là: “Liệt nữ Võ Thị Sáu. sinh năm 1933 tại Bà Rịa, mất ngày 23/1/1952” và tổ chức buổi lễ long trọng đặt bia trên mộ chị.

Về sau còn có thêm 1 tấm bia nữa do Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựng nên để ghi công chị. Tổng cộng, ngôi mộ Võ Thị Sáu có tới 3 tấm bia, mỗi tấm đều gắn với một sự ghi nhận từ tâm linh cho tới lịch sử, không chỉ từ những đồng đội của chị mà còn từ chính đối phương.

Chị mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ Việt Nam noi theo!

Xem thêm: Ngày giỗ nữ anh hùng Liệt sỹ Võ Thị Sáu diễn ra vào thời gian nào?

Một số câu hỏi thưởng gặp về Chị Võ Thị Sáu

Một số thông tin bổ sung về Nữ anh hùng Liệt sỹ Võ Thị Sáu để quý độc giả biết rõ hơn.

Võ Thị Sáu tham gia cách mạng năm bao nhiêu tuổi?

Năm 1947 khi 14 tuổi, chị Võ Thị Sáu gia nhập vào đội Công an xung phong quận Đất Đỏ trừng trị ác ôn, bảo vệ dân làng từ đó chị trở thành người chiến sỹ trinh sát làm nhiệm vụ phá tề, trừ gian.

Chị Võ Thị Sáu mất năm bao nhiêu?

Nữ anh hùng Võ Thị Sáu hy sinh ngày 23-1-1952 (Nhằm ngày 27 tháng Chạp năm Tân Mão) hưởng dương 19 tuổi.

Hàng năm vào ngày 27/12 âm lịch, bà con nhân dân Côn Đảo tổ chức lễ giỗ chị một cách trang trọng và đầy lòng thành kính như giỗ một người thân trong gia đình mình

Ngày giỗ Cô Sáu vào ngày nào?

Tại huyện Côn Đảo thường lấy ngày 23/1 tổ chức ngày giỗ Cô Sáu, riêng tại huyện Đất Đỏ quê hương Võ Thị Sáu thường lấy ngày 27 tháng Chạp hằng năm để tổ chức. Như vây, thông thường ngày giỗ Cô Sáu sẽ được tổ chức 02 lần tại 2 địa phương thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đi lễ Cô Sáu cần mua những gì?

Bộ đồ lễ viếng mộ cô Sáu cơ bản bao gồm 1 nón lá, 1 sấp giấy tiền vàng bạc tổng hợp, 1 bộ lược gương, 1 sấp các thỏi vàng, 1 chai nước suối, 1 bó nhang và quan trọng nhất là hoa trắng. Cô Sáu rất thích hoa trắng nên tuyệt đối đừng quên món đồ cúng này.

Nên kiêng kỵ gì khi đi lễ Chị Sáu?

Một vài điều kiêng kỵ khi đi lễ tại Côn Đảo như sau: Không đùa giỡn, nói bậy bạ, kể cả trong suy nghĩ cũng không nên, Trang phục đi lễ lịch sự, không quá ngắn.

Có nên cầu duyên ở Mộ Cô Sáu?

Nên lưu ý tránh cầu tài lộc và tình duyên. Ở Côn Đảo có Miếu Bà Phi Yến là điểm cầu duyên nổi tiếng. Bởi người ta tin rằng khi sống Bà là thứ phi của vua, lại đoan trang đức hạnh, trung tiết, và khi mất thì gửi xác tại miền Côn Đảo này nên sẽ rất hiển linh.