Chi phí học tập hạch toán vào tài khoản nào năm 2024

Ngân sách nhà nước cấp bù học phí cho các đối tượng được miễn giảm, hưởng học phí đã được chuyển sang giá dịch vụ đào tạo

❖ Nhận dự toán cấp bù học phí - Vào Nghiệp vụ\ Kho bạc\ Nhận dự toán: hạch toán Nợ TK 00821 (TX) hoặc 00822(KTX) số tiền được cấp bù

Chi phí học tập hạch toán vào tài khoản nào năm 2024
Hỏi:

Kính thưa Bộ Tài chính. Tôi hiện là kế toán tại Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ tài chính miền Trung thuộc Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính - Bộ Tài chính, tôi có 1 vấn đề liên quan đến việc hạch toán chi Đào tạo bồi dưỡng qua Kho bạc NN, xin Bộ Tài chính giải đáp giúp : câu hỏi như sau: Đơn vị tôi trực thuộc Trường BDCB tài chính, hàng năm được Bộ Tài chính cấp kinh phí ( Nguồn 12-không thực hiện tự chủ) để thực hiện nhiệm vụ Đào tạo bồi dưỡng cho công chức, viên chức ngành Tài chính. Từ trước đến nay,tất cả các nội dung chi liên quan đến công tác Đào tạo bồi dưỡng như( chi tổ chức các lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, Lãnh đạo cấp phòng... đơn vị đều hạch toán vào Tiểu mục 6758( Thuê đào tạo lại cán bộ). Nhưng hiện nay KBNN Thừa Thiên Huế hướng dẫn đơn vị Hạch toán chi tiết theo Mục lục NSNN( ví dụ tiền giảng của giảng viên hạch toán vào tiểu mục (7012), tiền tàu xe, ăn, ngủ của giảng viên, hạch toán vào mục (6700 -công tác phí ), tiền văn phòng phẩm phục vụ lớp học hạch toán vào mục ( 6550)... không đồng ý thanh toán vào mục 6758 . Vậy xin hỏi KBNN TT Huế hướng dẫn đơn vị hạch toán như vậy có đúng không( trong khi các đơn vị trực thuộc Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính ở TP HCM, Hà Nội vẫn thanh toán theo TIỂU MỤC 6758 .Kính mong Bộ Tài chính giải đáp giúp để đơn vị thực hiện nhiệm vụ chi ĐTBD năm 2023 kịp thời, đúng quy định. Trân trọng.

24/04/2023

- Tại phần II Phụ lục 3Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ Tài chính quy định Hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước quy định: “Tiểu mục 6758 - Thuê đào tạo lại cán bộ” (mục 6750 – Chi phí thuê mướn)

- Tại gạch đầu dòng 4 mục 2.14 phần IV Mã mục, tiểu mục Công văn số 7080/BTC-KBNN ngày 30/5/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Mục lục NSNN hướng dẫn:

“- Tiểu mục 6758 “Thuê đào tạo lại cán bộ”:

Để phản ánh các khoản chi liên quan đến công tác đào tạo lại cán bộ như tiền thuê phòng học; thuê tài liệu, dụng cụ học tập; thuê giáo viên hoặc thanh toán chuyển trả tiền đào tạo cán bộ cho các trường đào tạo tập trung”

Như vậy, đối với trường hợp các khoản chi cho việc thuê đào tạo lại cán bộ theo hình thức thuê ngoài của Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ tài chính miền Trung thuộc Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính – Bộ Tài chính như (tiền giảng của giảng viên, tiền tàu xe, ăn, ngủ của giảng viên, tiền thuê tài liệu, dụng cụ học tập ...) được hạch toán vào tiểu mục 6758.

Đối với các khoản chi khác để tổ chức các lớp đào tạo không theo hình thức thuê ngoài nêu trên, (ví dụ: tiền công tác phí cho cán bộ coi thi, tiền vé máy bay, tàu, xe của cán bộ coi thi...) thì hạch toán vào tiểu mục tương ứng với nội dung chi.

Đề nghị độc giả trao đổi với KBNN TT Huế về trường hợp cụ thể của đơn vị mình để thực hiện theo đúng quy định nêu trên.

Theo khoản 3 điều 62 của Bộ Luật Lao động thì Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

Trong bài viết này, Công ty đào tạo Kế Toán Thiên Ưng xin được chia sẻ các quy định liên quan đến khoản tiền chi phí đào tạo khi cử nhân viên đi học, bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động: 1. Với thuế thu nhập doanh nghiệp: * Về chi phí khi tính thuế TNDN:

- Theo Khoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC sửa đổi Điểm này tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì: chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo là 1 trong những khoản chi có tính chất phúc lợi và được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

- Theo điểm a, khoản 10, điều 4 của Thông tư số 96/2015/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC thì: Các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ bao gồm: Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp.

- Theo khoản 2.30 điều 4 của Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì:

Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm:

+ Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học.

+ Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp

\=> Đều được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

* Hồ sơ ghi nhận chi phí:

- Quyết định cử nhân viên đi đi học, bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề - Hóa đơn tiền học phí và các khoản khác liên quan - Chứng từ thanh toán tiền học phí và các khoản liên quan đến việc học - Ngoài ra trong hồ sơ còn có thể có thêm:

+ Hợp đồng đào tạo giữa công ty và đơn vị đào tạo + Hợp đồng đào tạo nghề giữa giữa công ty và người lao động và các giấy tờ liên quan như cam kết làm việc cho doanh nghiệp sau đào tạo

2. Hạch toán chi phí đào tạo:

Theo điểm e khoản 1 điều 37 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì:

Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp gồm: chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí SXKD trong thời gian tối đa không quá 3 năm. Vậy là, doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 2 cách để hạch toán đối với khoản chi phí đào tạo nhân viên này như sau: Cách 1: Hạch toán ghi nhận luôn vào chi phí SXKD trong kỳ:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6428)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có và được khấu trừ thuế)

Có các TK 111, 112, 331,...

Cách 2: Phân bổ dần vào chi phí SXKD (trong thời gian tối đa không quá 3 năm) - Khi phát sinh chi phí hạch toán:

Chi phí học tập hạch toán vào tài khoản nào năm 2024

Nợ 242 Nợ 133 (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,...

- Hàng tháng, cuối mỗi tháng phân bổ vào chi phí:

Nợ 642

Có 242

3. Với Bảo hiểm bắt buộc: Theo điểm 1.9 Khoản 1 Điều 4 Quyết định 595/QĐ- BHXH thì Người lao động được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc 4. Với thuế thu nhập cá nhân:

Tại điểm đ.6 Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân:

“đ.6) Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động" \=> Vậy là khoản tiền doanh nghiệp chi trả hộ tiền đào tạo sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN cho người lao động.

Trên đây, Công ty đào tạo Kế Toán Thiên Ưng đã chia sẻ với các bạn những quy định liên quan đến khoản tiền chi phí đào tạo mà doanh nghiệp chi ra khi cử nhân viên đi học, bồi dưỡng, đào tạo nâng cao tay nghề trình độ

Còn các nội dung liên quan đến chi phí học việc, đào tạo do chính doanh nghiệp tự đào tạo người lao động để làm việc cho mình thì mời các bạn tham khảo tại đây: