Châu Âu dụng điện bao nhiêu vốn

Giá điện bán buôn đã tăng gấp hơn 10 lần trên thị trường châu Âu, một mức giá quá cao và không phản ánh đúng thực tế sản xuất điện năng.

Khi giá khí đốt tăng vọt, cơ chế tính giá điện bán buôn hiện tại ở châu Âu đang phản tác dụng, làm trầm trọng thêm khủng hoảng giá điện.

Ở châu Âu, điện năng được sản xuất từ sức gió, mặt trời, thủy điện, điện nguyên tử, nhiệt điện dùng than hay khí đốt. Từ 20 năm nay, Liên minh châu Âu áp dụng quy tắc tính giá điện bán buôn căn cứ theo nguồn nguyên liệu có chi phí cao nhất được huy động. Khi nhu cầu tiêu thụ điện tăng tới mức phải dùng điện nguyên tử, thì chi phí sản xuất điện nguyên tử là căn cứ tính giá điện. Nhu cầu cao hơn, phải khởi động nhiệt điện dùng than, thì giá bán điện căn cứ theo than. Các nguồn nguyên liệu rẻ hơn nghiễm nhiên được hưởng giá bán cao theo nhiệt điện.

Quy tắc này có lợi cho người tiêu dùng và thúc đẩy đầu tư vào năng lượng tái tạo. Nhưng khi nhu cầu điện cao tới mức phải khởi động cả các nhà máy điện dùng khí đốt và giá khí đốt tăng vọt, thì nảy sinh vấn đề. Giá bán buôn điện tăng quá nhiều, giúp các doanh nghiệp đầu tư vào điện gió, điện mặt trời thu lợi nhuận siêu ngạch: gió là gió trời, nắng là nắng trời, miễn phí, trong khi lại bán được điện với giá rất cao.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz: "Chúng tôi nhận thấy có hiện tượng đầu cơ trên thị trường điện bán buôn, khi mà giá khí đốt rất cao và giá điện vẫn neo vào giá khí đốt, nhiều doanh nghiệp sản xuất điện đang thu được lợi nhuận siêu ngạch. Do đó chúng tôi quyết tâm cải tổ thị trường điện để lợi nhuận của các nhà sản xuất điện về mức hợp lý".

Châu Âu dụng điện bao nhiêu vốn

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng, giá bán buôn trên thị trường điện châu Âu phải gắn với chi phí sản xuất điện. Ảnh: Reuters

Đức cũng như các nước châu Âu nhận thấy phải cải tổ thị trường bán buôn điện.

- Hoặc giữ nguyên mô hình, nhưng đánh thuế vào lợi nhuận siêu ngạch của năng lượng tái tạo và điện nguyên tử, dùng tiền đó để trợ giá điện bán lẻ, như đề xuất của Pháp.

- Hoặc tách giá điện khỏi giá khí đốt, theo đề xuất của Áo và căn cứ vào mức giá của nguyên liệu ngay sát sau, lúc này là than.

- Hoặc bãi bỏ cơ chế hiện có, áp đặt giá trần cho từng loại hình phát điện. Phương án này dễ làm mất động lực phát triển năng lượng tái tạo.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron: "Giá bán buôn trên thị trường điện châu Âu phải gắn với chi phí sản xuất điện. Ngày nay, giá bán buôn điện phụ thuộc quá nhiều vào giá khí đốt".

Đó là về giá điện bán buôn. Giá bán buôn không tỷ lệ với giá bán lẻ, vì người dùng điện còn phải trả thêm chi phí truyền tải điện và các loại thuế. Giá bán buôn điện có tăng, nhưng chi phí truyền tải vẫn vậy, nếu giảm thuế tương ứng thì vẫn kiềm chế được giá bán lẻ.

Tuy nhiên, khi mà giá bán buôn tăng gấp cả chục lần, thì giảm thuế không còn tác dụng, các nước châu Âu nay phải dùng công quỹ trợ giá điện bán lẻ. Nhờ giảm thuế và trợ giá mà giá điện bán lẻ tại Vương quốc Bỉ chẳng hạn không tăng tỷ lệ với giá điện bán buôn.

Các phương án khẩn cấp nhằm kéo giá điện đi xuống

Châu Âu dụng điện bao nhiêu vốn

Giá bán buôn không tỷ lệ với giá bán lẻ, vì người dùng điện còn phải trả thêm chi phí truyền tải điện và các loại thuế.

Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Liên minh châu Âu họp bất thường tại Bruxelles vào ngày 9/9 để tìm giải pháp cải tổ thị trường điện năng. Ủy ban châu Âu nghiêng về phương án áp đặt giá trần cho từng loại hình phát điện, điện sản xuất từ gió thì phải bán với giá thấp hơn điện sản xuất từ than.

Vấn đề rất khó là sản phẩm cuối đều là điện cả, nếu phân chia các loại điện tùy theo làm từ nguyên liệu gì, thì thị trường sẽ vận hành ra sao? Phương án đó cũng làm giảm động lực đầu tư cho năng lượng tái tạo. Chính cơ chế 20 năm qua đã thúc đẩy điện gió điện mặt trời, để tới bây giờ, năng lượng sạch đóng góp tới hơn một nửa trong cơ cấu năng lượng của nước Đức chẳng hạn. Tìm giải pháp khẩn cấp nhưng không gây hại cho lâu dài là bài toán khó của cuộc họp.

Ủy ban châu Âu khuyến khích trợ giá điện, tùy từng nước, có thể là phát tiền cho các hộ gia đình như cách nước Đức đang làm, hoặc giảm thuế đánh vào điện bán lẻ. Cách nữa là kêu gọi tiết kiệm điện, hoặc thưởng cho hộ gia đình và doanh nghiệp tùy theo mức độ tiết kiệm. Về lâu dài, ngoài việc thúc đẩy hơn nữa điện gió, điện mặt trời, bắt buộc phải mở lại dần một số nhà máy điện nguyên tử.

Các nhà máy điện nguyên tử đã đóng cửa dần dần do sức ép của phong trào sinh thái trước đây, nhưng nay không còn nhiều tiếng nói chống lại điện hạt nhân như trước. Hiện nay điện nguyên tử cung cấp tới 55% tổng lượng điện mà nước Pháp cần đến, một lợi thế hiển nhiên khi giá khí đốt cao như lúc này.

Báo cáo mới nhất của Goldman Sachs cho biết, hóa đơn năng lượng của EU sẽ tăng 2.000 tỷ USD cho tới năm 2023. Chi phí cho các loại năng lượng của EU sẽ tương đương 15% GDP khối này và đây sẽ là cuộc khủng hoảng sâu sắc hơn cả khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970. Việc chi phí cho năng lượng ngày càng gia tăng buộc chính phủ các quốc gia châu Âu cần nhanh chóng hành động để giảm bớt áp lực cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.

(KTSG Online) – Chi phí năng lượng ở châu Âu lên mức cao kỷ lục do nguồn cung khí đốt thiếu hụt và lượng gió giảm mạnh ở Biển Bắc, một vùng ngoài rìa của Đại Tây Dương, nơi đặt nhiều trang trại điện gió xa bờ khổng lồ.

Trong những tuần gần đây, sản lượng điện gió ở Biển Bắc đột ngột suy giảm, gây chao đảo các thị trường năng lượng trong khu vực. Các nhà máy điện than và điện khí được huy động để giúp bù đắp cho sản lượng điện gió đang thiếu hụt.

Châu Âu dụng điện bao nhiêu vốn
Trang trại điện gió Burbo Bank nằm ngoài khơi bờ biển Merseyside, Tây Bắc nước Anh. Ảnh: PA

Giá khí đốt ở châu Âu đang ở mức cao nhất trong lịch sử do nguồn cung khan hiếm. Than nhiệt lượng, vốn bị tẩy chay từ lâu vì phát ra khí thải nhà kính, trỗi dậy sau thời kỳ giảm giá kéo dài khi các công ty điện lực trong khu vực buộc phải sử dụng nguồn năng lượng dự phòng này.

Các diễn biến này cho thấy tình thế bất ổn mà các thị trường năng lượng châu Âu đang đối mặt khi bước vào một mùa đông dài sắp tới. Cú sốc giá điện được cảm nhận rõ nhất ở Anh, nước dựa vào các trang trại điện gió để giảm khí thải carbon. Giá các tín chỉ carbon, mà các nhà sản xuất điện cần phải mua để được phép đốt các nhiên liệu rắn, cũng đang ở mức cao kỷ lục.

“Thị trường năng lượng đang thay đổi hết sức bất ngờ. Nếu điều này xảy ra vào mùa đông khi chúng ta cần sử dụng nhiều năng lượng hơn, đó sẽ là một vấn đề thực sự đối với sự ổn định của hệ thống”, Stefan Konstantinov, nhà kinh tế năng lượng ở Công ty dữ liệu ICIS, nhận định về cú nhảy vọt của giá cả năng lượng.

Vào lúc đỉnh điểm, giá điện ở Anh tăng gấp đôi hồi tháng 9 và cao gấp 7 lần so với cùng kỳ vào năm 2020. Giá điện cũng tăng vọt ở Pháp, Hà Lan và Đức.

Giá điện bán cho ngày hôm sau ở Anh đã leo lên mức 285 bảng /MWh (tương đương 8.960 đồng cho mỗi kWh) khi tốc độ gió giảm vào tuần trước, theo ICIS. Đây là mức giá điện cao kỷ lục được ghi nhận từ trước đến nay ở Anh.

Trên các thị trường điện, chi phí sản xuất ở những nhà cung cấp đắt đỏ nhất quyết định giá cả. Điều này có nghĩa là khi các nước buộc phải sử dụng nguồn điện từ các nhà máy nhiệt điện than với chi phí vận hành tương đối cao, đồng nghĩa điện trên thị trường chung sẽ tăng cao hơn. Chi phí hoạt động của các nhà máy sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch đang ở mức cao sau đà tăng tăng giá không ngừng nghỉ của than, khí đốt và tín chỉ carbon.

Giá năng lượng ở châu Âu thậm chí có thể còn tăng cao nếu thời tiết lạnh khiến các kho dự trữ LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) nhanh chóng cạn kiệt trước khi nhu cầu lên đỉnh điểm trong những tháng mùa đông, Tom Lord, một nhà giao dịch carbon ở Công ty Redshaw Advisors (Anh), nhận định.

 “Thị trường khí đốt châu Âu đang cực kỳ căng thẳng” – Tom Lord, nhà giao dịch carbon ở Công ty Redshaw Advisors, nói

Các thị trường điện, khí đốt, than và carbon tác động qua lại lẫn nhau. Giá khí đốt đắt đỏ sẽ buộc các công ty điện lực đốt than nhiều hơn, vì vậy, họ phải mua nhiều tín chỉ carbon hơn. Và khi tín chỉ carbon đắt đỏ, họ lại chuyển sang sử dụng khí đốt để sản xuất điện, có thể khiến giá mặt hàng năng lượng này tăng tiếp vì nguồn cung đang thiếu.

Vòng tác động qua lại này có nguy cơ gây ảnh hưởng đến kinh tế rộng lớn hơn. Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Christine Lagarde, nói rằng sức nóng giá cả trên các thị trường năng lượng là một trong những nguyên nhân đẩy lạm phát trong khu vực tăng cao.

Điện gió đóng góp 25% tổng sản lượng của Anh vào năm ngoái. Sau khi lượng gió suy giảm trong tháng này, Cơ quan lưới điện quốc gia Anh đã đề nghị Tập đoàn điện lực Pháp (Électricité de France SA) tái khởi động một nhà máy nhiệt điện than của tập đoàn này ở Nottinghamshire (Anh).

Tuy nhiên, điều này sẽ không thể lặp lại trong tương lai vì chính phủ Anh đã đặt mục tiêu đóng cửa tất cả các nhà máy điện than trên toàn quốc vào cuối năm 2014.

Cũng cần phải nói thêm rằng, nhiều lúc, nguồn điện gió dồi dào giúp giá điện ở châu Âu trở nên rất rẻ, thậm chí giảm xuống mức âm. Tuy nhiên, trong tháng này, các trang trại điện gió xa bờ của Anh chỉ sản xuất chưa đến 1 GW vào một số ngày, thấp hơn nhiều so với mức công suất đầy đủ 24 GW. Các hoạt động bão dưỡng đường cáp điện ngầm dưới biển cũng hạn chế lượng điện mà Anh nhập khẩu từ Pháp.

Những bên tổn thương do giá điện cao bao gồm những công ty tiêu thụ lượng điện lớn và đang sắp ký lại các hợp đồng mua điện có thời hạn nhiều năm.

Hai công ty bán lẻ năng lượng PFP Energy và MoneyPlus ở Anh đã phá sản trong tháng này do giá điện tăng vọt.

Những bên được hưởng lợi là các công ty Mỹ và Nga đang xuất khẩu khí đốt sang châu Âu, cũng như các nhà cung cấp năng lượng tái tạo đang sản xuất điện với chi phí cực thấp.

Cổ phiếu của Công ty Cheniere Energy, một trong những nhà xuất khẩu LNG lớn của Mỹ, đã tăng giá 47% trong năm nay.

Mark Dickinson, Giám đốc Công ty tư vấn Inspired PLC, nói rằng cú tăng sốc của giá điện ở châu Âu cho thấy tầm quan trọng của các nguồn cung điện dự phòng cho những thời điểm gió ngừng thổi và trời không có nắng. Các phương án dự phòng bao gồm các nhà máy sản xuất điện địa nhiệt, các hệ thống pin trữ điện hoặc mạng lưới cáp ngầm nhập khẩu điện từ các thị trường khác.

Theo WSJ