Cây hoa sữa tiếng anh là gì

Cherry blossom : hoa anh đào Lilac : hoa cà Areca spadix : hoa cau

Carnation : hoa cẩm chướng

Daisy : hoa cúc Peach blossom : hoa đào Gerbera : hoa đồng tiền Rose : hoa hồng Lily : hoa loa kèn Orchids : hoa lan Gladiolus : hoa lay ơn Lotus : hoa sen Marigold : hoa vạn thọ Apricot blossom : hoa mai Cockscomb : hoa mào gà Tuberose : hoa huệ Sunflower : hoa hướng dương Narcissus : hoa thuỷ tiên Snapdragon : hoa mõm chó Dahlia : hoa thược dược Day-lity : hoa hiên Camellia : hoa trà Tulip: hoa uất kim hương Chrysanthemum: hoa cúc (đại đóa) Forget-me-not: hoa lưu ly thảo (hoa đừng quên tôi) Violet: hoa đổng thảo Pansy: hoa păng-xê, hoa bướm Morning-glory: hoa bìm bìm (màu tím) Orchid : hoa lan Water lily : hoa súng Magnolia : hoa ngọc lan Hibiscus : hoa râm bụt Jasmine : hoa lài (hoa nhài) Flowercup : hoa bào Hop : hoa bia Banana inflorescense : hoa chuối Ageratum conyzoides: hoa ngũ sắc Horticulture : hoa dạ hương Confetti : hoa giấy Tuberose : hoa huệ Honeysuckle : hoa kim ngân Jessamine : hoa lài Apricot blossom : hoa mai Cockscomb: hoa mào gà Peony flower : hoa mẫu đơn White-dotted : hoa mơ Phoenix-flower : hoa phượng Milk flower : hoa sữa Climbing rose : hoa tường vi

Marigold : hoa vạn thọ

Hoa sữa hay còn gọi là mò cua, mò cua (danh pháp khoa học: Alstonia scholaris) là một loài thực vật nhiệt đới thường xanh thuộc chi Hoa sữa, họ La bố ma (Apocynaceae).

Cây hoa sữa tiếng anh là gì
Alstonia scholaris

Cây hoa sữa (Alstonia scholaris)

Tình trạng bảo tồn

Cây hoa sữa tiếng anh là gì

Ít quan tâm (IUCN 2.3)[1]

Phân loại khoa họcGiới (regnum)Plantae(không phân hạng)Angiospermae(không phân hạng)Eudicots(không phân hạng)AsteridsBộ (ordo)GentianalesHọ (familia)ApocynaceaePhân họ (subfamilia)RauvolfioideaeTông (tribus)PlumeriaePhân tông (subtribus)AlstoniinaeChi (genus)AlstoniaLoài (species)A. scholarisDanh pháp hai phầnAlstonia scholaris
L. R. Br. Danh pháp đồng nghĩa[2]

  • Echites scholaris L.

Cây gỗ nhỡ, thường xanh, có thể cao tới 50m. Sinh trưởng nhịp điệu phân cành thành tầng tán. Thân cây thẳng, tròn, gốc có thể có khía nâu, vỏ nứt nẻ dọc mùn, nhựa màu trắng đục, thịt vỏ màu trắng. Lá đơn nguyên mọc chụm đầu cành từ 3-10 lá. Phiến lá hình trứng ngược, dài 10 – 25 cm, rộng 4 – 7 cm, đầu tù hoặc hơi lõm, đuôi nêm. Mặt trên phiến lá xanh bóng, mặt dưới màu xám bạc. Phiến lá có hệ gân lông chim, có từ 25-50 cặp gân thứ cấp, gân thứ cấp lệch góc so với gân chính từ 80-90o. Cuống lá từ 1–3 cm.

 

Hoa sữa nở vào tháng 10 năm 2014 ở Mumbai, Ấn Độ

 

Alstonia scholaris ở Viện công nghệ Ấn Độ - Kanpur

 

Hoa sữa

 

Cách sắp xếp của lá

Hoa tự tán, bông hoa nhỏ, màu trắng đến vàng nhạt, nở từ tháng 6 đến tháng 11, có mùi thơm như hoa Dạ lý hương. Quả 2 đại, dài 25 – 30 cm, thõng xuống, mùa quả từ tháng 10 đến tháng mười hai. Hạt nhiều, nhỏ, dẹp, dài 70mm, rộng 2,5mm, mang 2 túm lông ở hai đầu, màu trắng. Bộ nhiễm sắc thể 2n = 22.[3]

Cây phân bổ ở rừng hỗn giao, cũng thường được trồng quang thôn bản hoặc cây xanh dọc đường. Trong tự nhiên cây xuất hiện ở độ cao từ 200-1000m so với mực nước biển. Trên thế giới cây phân bổ ở Đông và Nam châu Á, châu Úc: Nam Trung Hoa, Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka,Campuchia, Myanma, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Úc(Queensland), Papua New Guinea.[4]

Cây cũng được nhập trồng tại nhiều nước khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới khác.

Trong Phật giáo tiểu thừa cây hoa sữa cũng được xem như là một loài cây của sự giác ngộ,[cần dẫn nguồn] nó cũng từng được Đức Phật gọi tên là Thanhankara - තණ්හංකර. Trong tiếng Sinhala nó là රුක් අත්තන.

Cây hoa sữa phát triển nhanh, ít sâu bệnh, cho bóng mát quanh năm, có thể sử dụng làm cây bóng mát một cách hạn chế. Gỗ của cây hoa sữa thường nhẹ và có màu trắng, có thể dùng đóng một số đồ gia dụng như làm bút chì,[5] quan tài, nút chai.[6]

Hoa sữa có mùi thơm nếu trồng với mật độ vừa phải và nồng nặc khi trồng với mật độ cao. Ở Việt Nam, một số tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, vào năm 1994, người dân đã gửi đơn "kiện" hoa sữa do nó được trồng dày đặc trên các đường phố, gây ảnh hưởng đến sức khỏe[7][8]

Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm. Có lẽ nào anh lại quên em, có lẽ nào anh lại quên em?...
Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, mùa hoa sữa về, thơm từng cơn gió...
...Nhớ phố Quang Trung, đường Nguyễn Du những đêm hoa sữa thơm nồng...
...Chỉ còn mùi hoa sữa nồng nàn trong căn phòng nhỏ, đêm cuối thu trăng lạnh mờ sương...
...Hương hoa sữa lan xa mềm như một lời ru/Như một lời tha thiết...
...Ta còn em, mùi hoàng lan. Ta còn em, mùi hoa sữa...
...Hoa sữa thôi rơi, ta bên nhau một chiều tan lớp...

Ngoài ra, hoa sữa còn được nhắc đến trong bài hát Hà Nội 12 mùa hoa của nhạc sĩ Giáng Son.

  • Hoa sưa
  • Hoa sữa Trung Bộ
  • Hoa sữa lá to
  • Hoa sữa lá bàng

  1. ^ World Conservation Monitoring Centre (1998). “Alstonia scholaris”. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2013.1. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2013.
  2. ^ “Alstonia scholaris (L.) R. Br. — The Plant List”. Truy cập 30 tháng 9 năm 2015.
  3. ^ Flora of China @ efloras.org: 糖胶树
  4. ^ http://www.ars-grin.gov/cgi-bin/npgs/html/taxon.pl?2688 Lưu trữ 2012-03-29 tại Wayback Machine Truy cập này 29 tháng 6, 2007
  5. ^ Tonanont, N. Wood used in pencil making. Vanasarn 1974 Vol. 32 No. 3 pp. 225-227
  6. ^ “retrieved on ngày 29 tháng 6 năm 2007”. Botanical.com. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2012.
  7. ^ Người miền Trung lại khổ vì… hoa sữa, truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2007
  8. ^ Lạng sơn khốn khổ vì hoa sữa

  • Hoa sữa Alstonia scholaris
  • Chăm sóc cây hoa sữa

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hoa_sữa&oldid=67994012”