Câu ghép là gì lớp 8

Câu ghép là một trong những mẫu câu được sử dụng nhiều nhất trong đời sống hàng ngày. Vậy câu ghép là gì? và được dùng như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giải thích cho bạn.

Thông báo: Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!
Câu ghép là gì lớp 8

Định nghĩa câu ghép là gì?

Nói một cách dễ hiểu, câu ghép nghĩa là nhiều vế câu ghép lại. Tối thiểu 2 vế câu ghép với nhau sẽ tạo thành 1 câu ghép đơn giản. Mỗi vế câu giống như một câu đơn, bao gồm đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ. Các vế của câu ghép phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về ý nghĩa. Khi được ghép với nhau, chúng mới tạo nên sự hợp lý.

Sách giáo khoa cũng đưa ra định nghĩa về câu ghép. Theo đó, câu ghép là những câu có từ 2 cụm chủ vị trở lên và không chứa nhau.

Các vế của câu ghép sẽ có 3 cách nối với nhau cơ bản. Đó là nối trực tiếp, nối bằng cặp từ hô ứng hoặc nối bằng quan hệ từ.

Quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép

Trong các cách nối vế câu ghép, phổ biến nhất là dùng quan hệ từ. Đó có thể là 1 quan hệ từ hoặc 1 cặp quan hệ từ. Dưới đây là các quan hệ từ cơ bản trong câu ghép:

Quan hệ từ chỉ nguyên nhân và kết quả

Vế đầu tiên trong câu sẽ nói đến nguyên nhân. Và vế kết thúc của câu sẽ nói về kết quả từ nguyên nhân trước đó. Những cặp quan hệ từ dùng để thể hiện quan hệ này là vì – nên, do – nên, bởi vì – cho nên… Còn các quan hệ từ dùng để thể hiện quan hệ này là bởi vì, do, vì, nên…

Ví dụ: Vì bạn My cao nên được chọn vào đội nghi thức của trường.

Quan hệ từ chỉ giả thiết và kết quả

Khác với nguyên nhân là sự khẳng định chắc chắn. Giả thiết là điều không xảy ra. Đó có thể là điều kiện khách quan hoặc chủ quan để dẫn đến kết quả đã xảy ra. Những cặp quan hệ từ dùng để thể hiện quan hệ này là giá như – thì, hễ – thì, nếu – thì… Còn các quan hệ từ dùng để thể hiện quan hệ này là giá như, giá, thì, hễ, nếu…

Ví dụ: Nếu em đạt điểm cao thì mẹ sẽ thưởng cho em một chuyến du lịch.

Đọc thêm bài viết: Tính từ là gì? Câu trả lời chính xác nhất!

Câu ghép là gì? Quan hệ đối nghịch giữa các vế câu

Hai vế trong câu ghép cũng có thể thể hiện quan hệ đối nghịch nhau. Những cặp quan hệ từ dùng để thể hiện quan hệ này là dù – nhưng, tuy – nhưng, mặc dù – nhưng… Còn các quan hệ từ dùng để thể hiện quan hệ này là nhưng, dù, tuy…

Ví dụ: Dù nhà nghèo nhưng bạn Minh vẫn nỗ lực lọt vào top 10 toàn khối.

Quan hệ mục đích giữa các vế câu

Những cặp quan hệ từ dùng để thể hiện quan hệ này là để – thì… Còn các quan hệ từ dùng để thể hiện quan hệ này là thì, để…

Ví dụ: Con mèo ngồi rình thật lâu để bắt được con chuột.

Ngoài các quan hệ trên, còn nhiều quan hệ khác giữa 2 vế câu ghép mà bạn có thể gặp. Tiêu biểu là quan hệ thăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ liệt kê…

Trên đây là định nghĩa câu ghép là gì và một số ý nghĩa của loại câu này. Sử dụng nhuần nhuyễn câu ghép sẽ giúp bài văn của bạn trở nên sáng tạo và độc đáo hơn. Do đó hãy tập luyện nhiều để áp dụng thành thục mẫu câu này trong văn viết của mình nhé.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

  • B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế của câu ghépcách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.

2. Kĩ năng

- Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.

- Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Giáo án, nghiên cứu bài, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng,đọc sách tham khảo, bảng phụ...

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

H: Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng của nói giảm, nói tránh?

- Là biện pháp tu từ dùng để diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu tế nhị

3. Bài mới

- Gv nêu vd: Vì Nam lười học nên Nam bị điểm kém.

Phân tích câu? -(có hai cụm chủ -vị.).

Câu trên là câu ghép. Vậy câu ghép là gì? Đặc điểm của loại câu này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. HDHS tìm hiểu đặc điểm của câu ghép:

HS đọc vd (sgk- 111), chú ý phần im đậm.

  1. Đặc điểm của câu ghép:

1. Bài tập

H: Tìm các cụm chủ vị trong các câu trên?

- Câu a có hai cụm C- V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn.

- Câu b: chỉ có một cụm C-V.

- Câu c: có ba cụm C-V không bao chứa nhau.

  1. Tôi/ quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy// nảy nở trong tôi như mấy cành hoa tươi/ mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. V

-> 2 cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn

-> câu phức.

  1. Buổi mai ôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi/ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp.

-> Câu có 1 cụm C-V-> câu đơn.

  1. Cảnh vật xung quanh tôi/ đều thay đổi, vì chính lòng tôi/ đang có sự thay đổi lớn: hôm nay, tôi/ đi học.

H: Trong ba câu trên, câu nào là câu đơn, câu ghép?

H: Em hiểu câu ghép là gì?

- Là câu do 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành.

HS đọc ghi nhớ SGK/112

* Nhận xét:

- Câu có nhiều cụm C-V không bao chứa nhau -> câu ghép.

2. Ghi nhớ 1( sgk112)

HĐ2.HDHS tìm hiểu cách nối các vế câu ghép:

- HS đọc bài tập sgk.

H: Tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích ở mục I ?

- Câu 1, 4.

H: Trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?

H: Qua bài tập trên em thấy có thể nối các vế của câu ghép bằng những cách nào?

- HS đọc ghi nhớ.

H: Đặt 1 câu ghép có dùng từ nối và một câu ghép không dùng từ nối?

- Mẹ đi chợ còn em đi học

- Mẹ đi chợ, em đi học.

II. Cách nối vế câu:

1. Bài tập/ 112

- Các câu ghép: Những ý tưởng ấy vì….không nhớ hết….

Con đường này…nhưng … tự nhiên thấy lạ.

- Câu 1,5 các vế nối với nhau bằng quan hệ từ: “vì”

- Câu 4 hai vế nối với nhau bằng quan hệ từ “nhưng”

- Các câu còn lại được nối với nhau bởi dấu phảy, dấu hai chấm...

* Nhận xét:

- Nối các vế câu ghép bằng: quan hệ từ, cặp quan hệ từ, chỉ từ, phó từ, đại từ...

- Vế câu không dùng từ nối: dấu phẩy, chấm phẩy, hai chấm...

2. Ghi nhớ 2(sgk/112)

HĐ3.HDHS luyện tập:

- HS đọc bài tập, nêu yêu cầu. Làm việc theo nhóm nhỏ theo bàn 5 phút.

- Báo cáo.

HS nhận xét.

GV sửa chữa, bổ sung.

III. Luyện tập:

1. Bài 1 (113) Tìm câu ghép trong đoạn trích sau:

  1. Chị con/ có đi u/ mới có tiền nộp sưu, thầy Dần/ mới được về với Dần chứ!

- Sáng ngày, người ta/ đánh trói thầy Dần như thế, Dần /có thương không.

- Nếu Dần/ không buông chị ra, chốc nữa ông lý/ vào đây, ông ấy/ trói nốt cả u, trói cả Dần nữa đấy.

  1. Cô tôi/ chưa dứt câu, cổ họng tôi/ đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.

- Giá những cổ tục/ đầy đoạ ...tôi/.. nát vụn mới thôi.

  1. Tôi/ lại im lặng cúi đầu xuống: lòng tôi/ càng thắt lại, khoé mắt tôi/ đã cay cay.
  1. Hắn/ làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa Lão Hạc vì lão/ lương thiện quá.

Đọc bài 2 (113) nêu yêu cầu.

HS làm bài, 2 em lên bảng trình bày.

HS và GV nhận xét

2.Bài tập 2 ( 113) Đặt câu.

- Vì trời mưa to nên đường lầy lội.

- Nếu anh không đến thì em cứ đi trước nhé!

- Tuy Lan học giỏi nhưng Lan không kiêu ngạo.

- Không những Hùng giỏi toán mà Hùng còn giỏi cả văn nữa.

Đọc bài 3, nêu yêu cầu, làm bài.

Gọi 3 em lên bảng giải.

HS nhận xét.

GV sửa chữa.

3. Bài tập 3( 113) Chuyển thành những câu ghép mới.

* Bỏ bớt quan hệ từ.

- Trời mưa to, đường lầy lội.

- Anh không đến, em cứ đi trước.

* Đảo vế câu.

- Đường lầy lội vì trời mưa to.

- Em sẽ đi trước nếu anh không đến.

- HS đọc, xác định yêu cầu, làm bài, trình bày.

- Gv sửa chữa bổ sung.

4. Bài tập 4( 113)

Đặt câu ghép với mỗi cặp từ hô ứng:

  1. Anh vừa đến nơi em đã đi trước rồi.
  1. Bạn đi đâu tôi đi đấy.
  1. Tôi càng nói bạn càng không tin.

- HS đọc, xác định yêu cầu, làm bài, trình bày.

- Gv sửa chữa bổ sung.

- Yêu cầu học sinh viết đoạn văn theo đề

5. Bài tập 5( 113)

Sử dụng bao bì ni lông là thói quen lợi bất cập hại. Nếu ngay từ bây giờ mọi người/ không thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông (thì) việc phá hoại môi trường trái đất/ sẽ càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy mọi người cần thay đổi thói quen của mình trước khi quá muộn.

4. Củng cố, luyện tập

H: Câu ghép có cấu tạo như thế nào? Chỉ ra cách nối các vếcâu trong câu ghép?

5. Hướng dẫn học ở nhà

Chuẩn bị Tìm hiêu chung về văn bản thuyết minh.

Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 hay khác:

  • Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
  • Câu ghép
  • Trả bài tập làm văn số 2
  • Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
  • Câu ghép là gì lớp 8
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee tháng 12:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

Quý phụ huynh và học sinh có thể đăng ký các khóa học tốt lớp 8 bởi các thầy cô nổi tiếng của vietjack tại Khóa học tốt lớp 8

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất - CHỈ TỪ 199K tại khoahoc.vietjack.com

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Câu ghép là gì lớp 8

Câu ghép là gì lớp 8

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Thế nào là câu ghép trong tiếng Việt?

Câu ghép là câu do được ghép lại từ nhiều vế (từ hai vế trở lên), mỗi một vế câu sẽ có đủ cấu trúc của câu tức là có một cụm chủ ngữ – vị ngữ, câu ghép thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các ý với nhau cũng như thể hiện mối quan hệ với các câu khác trong một đoạn hay một bài văn.

Thế nào là câu đơn và thế nào là câu ghép?

Theo GS-TS Hiệp, câu đơn là câu chỉ có một chủ ngữ và một vị ngữ. Còn câu ghép là câu có từ 2 chủ ngữ-vị ngữ trở lên nhưng không bao hàm nhau.

Như thế nào được gọi là câu ghép?

Câu ghép (Compound Sentence) là câu được tạo ra bằng cách kết hợp hai hoặc nhiều câu đơn lại với nhau nhằm truyền đạt ý nghĩa phức tạp hơn. Các câu đơn trong câu ghép có thể được kết hợp bằng các liên từ (conjunctions) hoặc dấu câu phù hợp như dấu phẩy hoặc chấm phẩy.

Thế nào là câu ghép chính phụ?

Câu ghép chính phụ là câu được nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc được kết nối bằng một cặp từ hô ứng. Trong đó, các mệnh đề của câu lại phụ thuộc lẫn nhau, kết nối bằng quan hệ từ chính phụ nên mối quan hệ thường rất chặt chẽ.