Không vì lợi nhuận lợi nhuận nghĩa là gì

Một trường ĐH đứng trước nguy cơ giải thể vì không được phép tuyển sinh. Thực tế không phải trường này không có đủ “năng lực” mà bởi những lục đục, mâu thuẫn trong nội bộ kéo dài, dẫn đến bất đồng trong quản lý và các bên dường như không muốn “đội trời chung”.

Tương tự, nhiều trường ĐH tư thục khác cũng liên tiếp xảy ra những tranh chấp nội bộ, vênh nhau trong quản lý, thậm chí còn có hiện tượng tố nhau “tiếm (chiếm) quyền”… là một trong những mảnh ghép trong bức tranh giáo dục ĐH ở Việt Nam!

Sở dĩ tồn tại tình trạng này là do những năm trở lại đây, khái niệm, giáo dục lợi nhuận và phi lợi nhuận bắt đầu xuất hiện.

Khái niệm này từ khi manh nha đã gây nhiều tranh cãi.

Không vì lợi nhuận lợi nhuận nghĩa là gì
Ảnh minh họa trên Giaoduc.net.vn

Nền giáo dục Việt Nam từ khi thống nhất đất nước năm 1975, toàn hệ thống chỉ rập theo khuôn mẫu giáo dục từ Liên Xô, nghĩa là chỉ có trường công.

Khi đất nước buộc phải “đổi mới” sau năm 1986, nhà nước mới nói lỏng các chính sách kinh tế, cho phép lập thương mại tư, gây vốn tư... Đến năm 1993, mảng giáo dục được ban hành qui chế về đại học tư thục.

Năm 2012, Quốc hội thông qua Luật Giáo dục ĐH, lần đầu tiên phân biệt “vì lợi nhuận” và “phi lợi nhuận”. Thế nhưng đến tận bây giờ thì lằn ranh giữa hai khái niệm này vẫn còn chưa rõ ràng.

Từ đó xuất hiện những chiêu bài “núp bóng” phi lợi nhuận để chuộc lợi cá nhân.

Thực tế, hệ thống văn bản hiện hành có dùng cụm từ “không vì lợi nhuận” và định nghĩa là “phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học; các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ”.

Điều này có nghĩa là trường tư do các cá nhân hay nhóm góp tiền vốn để lập ra và sau đó được chia một phần lợi nhuận của trường, vẫn được tự xưng là “không vì lợi nhuận”.

Tuy nhiên, lợi nhuận ở đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Trong khi luật giáo dục ĐH của Việt Nam hiện nay thì: Cổ đông là sở hữu chủ và hội đồng quản trị, do cổ đông bầu hay chỉ định, có toàn quyền điều hành nhà trường qua trung gian là hiệu trưởng và ban giám hiệu.

Nói cách khác một ĐH tư thục hiện nay ở Việt Nam, hành xử như một “doanh nghiệp vì lợi nhuận”, dù ĐH đó có tự xưng là “phi lợi nhuận”, và các giảng viên, nhân viên từ cấp hiệu trưởng trở xuống đều là nhân viên của doanh nghiệp, như ở bất cứ một doanh nghiệp nào khác.

Chính vì còn nhiều điều chưa được rõ ràng nên lãnh đạo nhiều trường ngang nhiên lách luật, tự phong “Trường đại học tư thục không vì lợi nhuận” để chuộc lợi.

Thực tế, trên thế giới thì mô hình giáo dục phi lợi nhuận là tốt nhưng nó khó mà xuất hiện ở Việt Nam. Bởi nhiều chuyên gia giáo dục đã nhận định, điều kiện chưa cho phép.

Thông thường dấu hiệu cơ bản của mô hình trường không vì lợi nhuận là những người đầu tư vào trường mà không lấy lãi. Tiêu chí để phân biệt là những người góp vốn không được hưởng cổ tức cao hơn trái phiếu Chính phủ.

Lúc này đồng tiền cũng giống như gửi tiết kiệm, tiền lãi sẽ được đầu tư để phát triển đội ngũ và cơ sở vật chất, quan tâm tới lợi ích của sinh viên.

Tuy nhiên, tiêu chí này thậm chí còn bị nhiều chuyên gia phản đối. Bởi có trường dù chia cổ tức thấp với mức xấp xỉ lãi suất ngân hàng thì cũng không hẳn là phi lợi nhuận. GS, Phạm Phụ từng cho rằng: Ngay cả đối với một công ty có lãi suất hàng năm đạt khoản 30%, nhưng chỉ chia 5%, còn lại 25% tái cấu trúc và như vậy công ty vẫn là siêu lợi nhuận.

Thế mà nhiều trường tuyên bố hoạt động giáo dục không vì lợi nhuận nhưng trên thực tế lại chia cổ tức cao ở mức ngất ngưởng, ban điều hành nhận lương thưởng rất cao và điều đặc biệt là không có sự minh bạch trong điều hành quản lý, chi tiêu tài chính,..

Đến nay, Việt Nam chưa có trường tư thục không vì lợi nhuận đúng nghĩa theo cách hiểu phổ biến trên thế giới hay theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tất cả những tuyên bố “phi lợi nhuận” của một vài lãnh đạo trường tư thục ở Việt nam gần đây đều mâu thuẫn với cơ sở pháp luật cũng như theo cơ cấu tổ chức và thực tiễn hoạt động của nhà trường.

Mới nói, hiệnv nay có nhiều trường đại học tuyên bố không vì lợi nhuận nhưng trên thực tế hoạt động là vì lợi nhuận, thậm chí còn siêu lợi nhuận!

Phi lợi nhuận là không chia chác

Theo PGS. Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, hiện nay chúng ta có khoảng 450 các trường đại học cao đẳng, chưa kể các trường dạy nghề, số trường ngoài công lập chỉ có 90 trường thôi còn ngoài ra là trên 350 trường do nhà nước.

Nhưng nhà nước lại không có đủ tiền để cung ứng cho tất cả các trường nên các trường ngoài công lập họ phải tìm mọi cách để kiếm tiền. Vậy nên đối với các trường ngoài công lập, nhà nước cũng cần một chế độ chính sách riêng.

PGS. Nhĩ cho rằng, nói là hoạt động phi lợi nhuận không hẳn là đúng vì không lợi nhuận thì trường không phát triển được!

“Phi lợi nhuận ở đây tức là phần lời của một trường không bỏ vào túi trường đó mà lại tiếp tục đầu tư vào trường. Ví dụ trường Thăng Long, theo tôi đây là trường phi lợi nhuận. Nếu trường làm ra bao nhiêu lợi nhuận, nếu ăn chia hết thì cuối cùng trường làm gì có cơ sở vật chất như vậy” PGS. Nhĩ nhận định.

Không vì mục đích lợi nhuận là gì?

Khởi sự không vì mục tiêu lợi nhuận là khởi sự doanh nghiệp không vì lợi nhuận mà vì xã hội. Những doanh nghiệp này phát triển kinh doanh các sản phẩm/dịch vụ nhưng không vì lợi ích cá nhân mình mà nhằm mục đích nhân đạo - các doanh nghiệp này được gọi là các doanh nghiệp xã hội.

Phi lợi nhuận có nghĩa là gì?

Phi lợi nhuận hay còn gọi là Nonprofit chỉ những hoạt động hay các tổ chức không vì mục đích tạo ra giá trị thặng dư hay thu về các lợi nhuận, không phân phối các quỹ thặng dư cho các cổ đông mà sử dụng quỹ này để tài trợ cho các mục đích ban đầu, mang đến những giá trị cộng đồng cao và có ý nghĩa cho xã hội.

Lợi nhuận có nghĩa là gì?

Lợi nhuận, trong kinh tế học, là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.

Doanh thu và lợi nhuận khác nhau như thế nào?

Doanh thu được thu về thông qua tất các hoạt động buôn bán, kinh doanh hoặc các hoạt động phát sinh khác của một nhà hàng hay quán ăn. Trong khi đó, lợi nhuận lại chỉ là số tiền sau khi đã lấy doanh thu trừ đi tất cả các loại chi phí và chi phí.