Nuôi cá bán thâm canh là gì

(TSVN) – Ao nuôi TTCT thâm canh được phát triển như một phương tiện để tăng năng suất nuôi. Tuy nhiên, mặt khác, các ao nuôi thâm canh cũng tạo ra nhiều chất thải hơn do mật độ thả nuôi cao. Ngoài chất thải còn lại, việc tính toán và bố trí ao nuôi tôm thâm canh phức tạp hơn so các loại ao nuôi khác.

Ưu điểm

Nuôi tôm theo hình thức thâm canh ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở nhiều địa phương. Lý do là bởi hình thức này mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như:

– Hoàn toàn chủ động và kiểm soát được quá trình nuôi tôm, không lo bị thụ động;

– Giúp tăng năng suất nuôi tôm, tôm phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao;

– Hạn chế được dịch bệnh cho tôm, phòng tránh bệnh dịch tốt hơn;

– Dễ dàng kiểm soát được lượng thức ăn, nguồn thức ăn nên đảm bảo tôm có thể sinh trưởng phát triển tốt nhất có thể;

– Không lo bị tác động, ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, thời tiết;

– Đặc biệt còn tối giản được diện tích nuôi tôm, cùng một diện tích có thể nuôi được số lượng tôm nhiều hơn, năng suất sẽ cao hơn và lợi nhuận tăng thêm;

– Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn cho môi trường sống, không gây độc hại và ô nhiễm nên rất thân thiện với môi trường;

– Ngoài ra còn làm giảm sức lao động của người nuôi, rút ngắn thời gian nuôi trồng.

Nuôi cá bán thâm canh là gì

Đặc điểm ao nuôi

Các ao nuôi thâm canh TTCT có những đặc điểm độc đáo khác với các loại ao nuôi khác. Điều này bị ảnh hưởng bởi mật độ thả của loại ao này. Đặc điểm ao nuôi như sau:

Không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ thủy triều: Nguồn nước trong ao nuôi thâm canh không phụ thuộc vào dòng chảy lên xuống của nước biển. Vì vậy, kể cả khi nước biển rút, nước trong ao cũng không bị ảnh hưởng.

Ô ao nuôi có hình dạng đều đặn: Ao thâm canh có hình dạng ao đều đặn. Thông thường, nó là một hình vuông, hình chữ nhật với diện tích 0,2 – 0,5 ha mỗi ô. Độ sâu mực nước ao 1,5 – 1,8 m, bờ cao hơn mực nước cao nhất 0,5 m. Hình dạng ao thường có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, mục đích để máy quạt nước dễ thu gom chất thải vào giữa ao. Đáy ao bằng phẳng, có độ dốc khoảng 150 nghiêng về phía cống thoát nước.

Sử dụng hệ thống sục khí: Một đặc điểm khác của ao nuôi thâm canh là sự tồn tại của hệ thống sục khí trong ao rất hữu ích để tăng lượng ôxy hòa tan trong nước ao. Hệ thống sục khí này thường được hỗ trợ bởi bánh xe quạt nước, máy thổi, máy bơm nguồn và các thiết bị khác.

Mật độ thả cao: Trong hệ thống thâm canh, cần điều chỉnh mật độ nuôi sao cho đạt kết quả sản xuất tối đa với chi phí tối thiểu. Mật độ thả nuôi quyết định trình độ kỹ thuật cần thiết trong hệ thống canh tác.

Dựa vào thức ăn nhân tạo: Do mật độ thả tôm giống cao trong các loại ao nuôi thâm canh, nhu cầu về thức ăn cũng cao. Vì vậy, từ khi thả tôm giống, nhu cầu thức ăn được đáp ứng ngay bằng thức ăn nhân tạo.

Các yếu tố kỹ thuật

Nuôi tôm thâm canh là một quy trình áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến đòi hỏi phải có đầy đủ các yếu tố bảo đảm nuôi bền vững. Những yếu tố cần phải có:

– Nuôi tôm phải là nơi được quy hoạch cơ sở hạ tầng đủ điều kiện nuôi như: Thủy lợi, cung cấp nước thoát nước an toàn (không bị ô nhiễm);

– Phải được tiếp thu quy trình nuôi đúng theo cơ quan chuyên ngành quy định;

– Phải có diện tích đất đủ theo quy định, quy trình kỹ thuật nuôi cho phép;

– Phải có lao động có trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật vận dụng vào nuôi tôm;

– Phải có vốn đủ đảm bảo cho nuôi theo quy trình (nhất thiết phải có sự hỗ trợ vốn, ngân hàng và doanh nghiệp), bản thân người nuôi ít có người đủ vốn;

– Phải có lưới điện an toàn và ổn định;

– Cần có con tôm giống chất lượng, vì loại hình này con giống rất quan trọng, quyết định cho kết quả;

– Phải có thức ăn chất tôm lượng, thuốc thú y, thủy sản tốt để sử dụng trong quá trình nuôi;

– Khi nuôi thành công thì cần có đầu ra, giá cả ổn định mới yên tâm sản xuất.

Từ những yếu tố trên, cần thiết phải có sự hợp tác liên kết thì nuôi tôm thâm canh mới có thể phát triển bền vững, bởi nuôi thâm canh vốn đầu tư lớn, quy trình kỹ thuật cao và các yếu tố bảo đảm cho nuôi tôm. Trong đó liên kết 4 nhà, nhà nước – hộ nuôi – doanh nghiệp và nhà khoa học là xu hướng của thời đại, nếu không liên kết hợp tác thì hiệu quả thành công sẽ không như mong đợi.

Nếu bạn là người sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nông thôn quanh năm gắn bó với ruộng đồng,trồng trọt thì hẳn đã không còn quá xa lạ với khái niệm thâm canh, xen canh. Vậy thâm canh là gì mà lại được nhắc nhiều trong nông nghiệp đến vậy? Bài viết này hãy cùng với mayruaxe.org tìm hiểu về thâm canh nhé!

Thâm canh là phương thức áp dụng khoa học – kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, giúp đất đai được cải tạo và năng suất thu hoạch tăng lên đáng kể.

Do xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà tỷ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp của nước ta hiện nay đang ngày càng có xu hướng giảm. Nhu cầu nông sản ngày một tăng cao trong khi diện tích đất đai ngày càng bị thu hẹp. Do đó, giải pháp thâm canh tăng vụ được cho là giúp tối ưu của nền nông nghiệp nước ta.

Ví dụ: thông qua phương pháp thâm canh lúa nước, người nông dân có thể nâng cao năng suất thu hoạch mà không cần phải mở rộng thêm diện tích đất.

Nuôi cá bán thâm canh là gì
Thâm canh là gì cho ví dụ?

Bản chất của thâm canh

Bản chất của thâm canh trong nông nghiệp là đầu tư trên một đơn vị diện tích đất đai các yếu tố như: vốn, lao động, công nghệ… để thu được nhiều sản phẩm hơn với chi phí thấp nhất.

Về cơ bản thì thâm canh sẽ tăng cường đầu tư các nguồn lực cho một diện tích đất canh tác, để tăng sản lượng, nhằm đem lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Vậy nên Nhà nước ta luôn khuyến khích phát triển thâm canh với các biện pháp khác như: quy hoạch các vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm, dựa trên thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu của từng địa phương. Nhằm đẩy mạnh và phát triển hạ tầng nông thôn.

Vai trò của thâm canh trong trồng trọt

Trái ngược với phương pháp quảng canh (tăng diện tích đất sử dụng, lợi dụng độ phì nhiêu của đất để tạo ra nhiều sản phẩm). Điểm đặc biệt của phương pháp thâm canh là giúp cho sản lượng thu hoạch trên một diện tích đất canh tác tăng lên mà không cần phải mở rộng diện tích đất

Mục đích của nuôi trồng thâm canh tăng vụ là gì?

Phương pháp nuôi trồng thâm canh tăng vụ được ra đời và áp dụng vào nông nghiệp nhằm những mục đích sau:

Nuôi cá bán thâm canh là gì
Thâm canh tăng vụ mục đích là gì?

– Giúp con người không cần phải khai hoang, chặt phá rừng hay cải tạo những vùng đất chua phèn để mở rộng diện tích đất sản xuất nữa

– Trong bối cảnh đất nước ta đang phấn đấu hướng đến một nền kinh tế công nghiệp hóa như hiện nay, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Thêm vào đó là diện tích đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn đang có xu hướng tăng thì thâm canh tăng vụ sẽ giúp tình trạng thiếu đất canh tác được giải quyết, sản lượng được tối ưu.

– Phương pháp này cũng đồng thời giúp người nông dân tận dụng được nhiều nguồn lực sản xuất khác nhau. Trong đó đặc biệt là áp dụng thành tựu khoa học – Kỹ thuật hiện đại giúp gia tăng năng suất và tiết kiệm được sức người. Do đó, kỹ thuật này cũng đang dần được áp dụng vào chăn nuôi và đã thu về những hiệu quả nhất định.

Thâm canh giúp đáp ứng được lượng nhu cầu ngày càng tăng về nông sản của con người, nhờ sản lượng nông sản ngày càng được tăng cao.

Xem thêm: Giải ngân là gì? Các hình thức và quy trình giải ngân như thế nào?

Một số lưu ý khi thực hiện mô hình thâm canh trong nuôi trồng

Nuôi tôm siêu thâm canh – bán thâm canh

Nuôi tôm siêu thâm canh là phương pháp đòi hỏi người nuôi phải luôn đảm bảo được yếu tố môi trường an toàn cho tôm, bằng cách xử lý nước thải và tránh không để tôm bị bệnh. Đồng thời tránh làm ô nhiễm môi trường xung quanh thì nguồn thải trong đầm phải được xử lý trước khi thải ra môi trường xung quanh.

Nuôi cá bán thâm canh là gì
Nuôi tôm siêu thâm canh

Nuôi Tôm bán thâm canh là quá trình nuôi tôm trong điều kiện kiểm soát được một phần sản lượng tôm nuôi cũng như quá trình tăng trưởng của tôm. Sản lượng của tôm cũng sẽ phụ thuộc vào nguồn thức ăn thủy sản và tự nhiên.

Mật độ nuôi tôm thâm canh lý tưởng là 15 đến 20 con/m2 ; mật độ nuôi bán thâm canh phù hợp là 8-14 con/m2.

Thâm canh lúa nước

Là phương pháp canh tác lúa bằng hình thức sinh thái dựa trên những động tác kỹ thuật giúp giảm đi chi các chi phí đầu tư vào giống , phân bón. Giúp mang lại hiệu quả năng xuất cao. Để phương pháp thâm canh lúa thành công, người nông dân cần chú ý đến một số yếu tố sau:

– Khoảng cách giữa các cây mạ phải được cách đều 25cm. Hàng cách hàng cũng là 25cm, lưu ý cấy nông tay.

– Làm cỏ ít nhất 2 lần trong 1 vụ.

– Điều tiết nước: Sau khi bón phân lần đầu cần tiến hành rút nước xen kẽ 3-4 lần/vụ, nhất là sau khi bón phân lần đầu.

– Với phương pháp thâm canh lúa, các chuyên gia luôn khuyến khích người dân sử dụng các loại phân bón hữu cơ.

Nuôi cá thâm canh – bán thâm canh

Nuôi cá thâm canh là phương pháp nuôi cá hoàn toàn bằng thức ăn được chế biến. Vẫn có đan xen nguồn thức ăn tự nhiên nhưng không đáng kể. Nhờ vậy, dù cho diện tích ao nuôi nhỏ nhưng vẫn sẽ đem lại năng suất cao.

Với phương pháp nuôi cá này, người nuôi cần lưu ý sử dụng nguồn thức ăn chế biến sẵn từ các nguyên liệu như tôm, cua, cá kết hợp với một số phụ phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, cũng có thể bổ sung thêm thức ăn công nghiệp cho cá khi nuôi, tuy nhiên người nuôi sẽ cần điều chỉnh lại giá bán nếu như sử dụng thức ăn nuôi.

Nuôi cá bán thâm canh là hình thức gia tăng thức ăn tự nhiên trong ao bằng cách dùng phân bón, kết hợp với việc bổ sung thêm một số thức ăn bên ngoài như: cỏ voi, ngô, sắn…

Vậy là mayruaxe.org vừa cùng bạn đọc tìm hiểu khái niệm thâm canh là gì cũng như mục đích của thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp. Hy vọng rằng qua đây, bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức mới về lĩnh vực nông nghiệp.

Nuôi cả thâm canh là gì?

Nuôi trồng thủy sản thâm canh là nuôi trồng thủy sản trong điều kiện kiểm soát được quá trình tăng trưởng, sản lượng của loài thủy sản nuôi và sự tăng trưởng của loài thủy sản nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thức ăn thủy sản.

Nuôi cả quảng canh cải tiến là gì?

– Nuôi quảng canh cải tiến là nuôi thủy sản ở trình độ kỹ thuật thấp hơn nuôi bán thâm canh nhưng cao hơn so với nuôi quảng canh: mật độ thả giống thấp; cho ăn thức ăn công nghiệp hoặc kết hợp với thức ăn tự nhiên với mức độ thường xuyên nhưng cường độ thấp.

Nuôi siêu thâm canh là gì?

Người nuôi thấy rằng nuôi siêu thâm canh là hình thức nuôi khép kín từ khâu đầu đến khâu cuối, quản lý được qui trình nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, quản lý chặt chẽ được môi trường, nước thải, nhưng cũng không ít khó khăn cơ sở hạ tầng, đồng vốn kỹ thuật cao.

Bán thâm canh là gì?

Nuôi bán thâm canh: Là hình thức nuôi dùng phân bón để gia tăng thức ăn tự nhiên trong trong ao và bổ sung thức ăn từ bên ngoài như thức ăn tươi sống, cám gạo... giống được thả nuôi ở mật độ tương đối cao (10 - 15 con/m2) trong diện tích ao nuôi nhỏ (2000 - 5000 m2).