Cần bao nhiêu gam oxi để đốt cháy hoàn toàn 4 mol lưu huỳnh

Trong giờ thực hành thí nghiệm, một em học sinh đốt cháy 3,2g lưu huỳnh trong 1,12 lit oxi (đktc). Vậy theo em lưu huỳnh cháy hết hay còn dư?

Cần bao nhiêu gam oxi để đốt cháy hoàn toàn 5 mol cacbon? 5mol lưu huỳnh?

a) Cần bao nhiêu gam oxi để đốt cháy hoàn toàn 5 mol cacbon? 5mol lưu huỳnh?

   b) Trong giờ thực hành thí nghiệm, một em học sinh đốt cháy 3,2g lưu huỳnh trong 1,12 lit oxi (đktc). Vậy theo em lưu huỳnh cháy hết hay còn dư?

a Cần bao nhiêu gam oxi để đốt...

0

Chương 4: Oxi - Không Khí

a) Cần bao nhiêu gam oxi để đốt cháy hoàn toàn 5 mol cacbon? 5mol lưu huỳnh?

b) Trong giờ thực hành thí nghiệm, một em học sinh đốt cháy 3,2g lưu huỳnh trong 1,12 lit oxi (đktc). Vậy theo em lưu huỳnh cháy hết hay còn dư?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Cần bao nhiêu gam oxi để đốt cháy hết 2 mol lưu huỳnh?”cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Hóa học 9 do Top lời giảibiên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm:Cần bao nhiêu gam oxi để đốt cháy hết 2 mol lưu huỳnh?

A. 16 gam

B. 32 gam

C. 64 gam

D. 48 gam

Trả lời:

Đáp ánđúng: C. 64 gam

Cần 64 gam Oxi để đốt cháy hết 2 mol lưu huỳnh

Giải thích

Phương trình phản ứng:

S + O2 →SO2

1 mol→ 1 mol

2 mol→ ? mol

Số mol oxi cần cho phản ứng là: 2 mol

Khối lượng oxi cần để đốt cháy hết 2 mol lưu huỳnh là:

mO2=nO2.MO2= 2.(16×2) = 64(gam)

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu vềTính chất của Oxidưới đây nhé

Kiến thức tham khảo về Tính chất của Oxi

1. Sơ lược về Oxi

- Kí hiệu hóa học : O

- CTHH : O2

- Nguyên tử khối: 16. Phân tử khối: 32

2. Tính chất vật lí của Oxi

- Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí

- Oxi hóa lỏng ở -183°C

- Oxi lỏng có màu xanh nhạt

3. Tính chất hóa học của Oxi

a.Tác dụng với phi kim

- Với lưu huỳnh

+ Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt; cháy trong khí oxi manh liệt hơn, tạo thành khí lưu huỳnh dioxit SO2(còn gọi là khí sunfuro) và rất ít lưu huỳnh trioxitSO3

- Với photpho:

+ Photpho cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột tan được trong không khí. Bột trắng đó là điphotpho pentaoxit có CTHH là P2O5

⇒ Vậy oxi có thể tác dụng với phi kim khi ở nhiệt độ cao. Trong hợp chất oxi hóa trị II

b.Tác dụng với kim loại

Cho dây sắt cuốn một mẩu than hồng vào lọ khí oxi, mẩu than cháy trước tạo nhiệt độ đủ cao cho sắt cháy. Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là sắt (II, III) oxit, công thức hóa học là Fe3O4, thường được gọi là oxit sắt từ

c.Tác dụng với hợp chất

Khí metan (có trong khí bùn, ao, bioga) cháy trong không khí do tác dụng với oxi, tỏa nhiều nhiệt

⇒ Oxi có thể tác dụng với kim loại, phi kim và các hợp chất ở nhiệt độ cao. Trong các hợp chất hóa học oxi hóa trị II

4.Bài tập về Oxi

a. Bài tậptrắc nghiệm

Câu 1:Nhận xét nào sau đây đúng về Oxi

A. Oxi là chất khí tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí.

B. Oxi là chất khí ít tan trong nước và nặng hơn không khí.

C. Oxi là chất khí không duy trì sự cháy, hô hấp.

D. Oxi là chất khí không tan trong nước và nặng hơn không khí.

Câu 2:Oxi có thể tác dụng được với tất cả các chất nào sau đây.

A. Ca, CO2, SO2

B. K, P, Cl2

C. Ba, CH4, S

D. Au, Ca, C

Câu 3:Khi cho dây sắt cháy trong bình kín đựng khí Oxi. Hiện tượng xảy ra đối với phản ứng trên là:

A. Sắt cháy sáng, có ngọn lửa màu đỏ, không khói, tạo các hạt nhỏ nóng đỏ màu nâu.

B. Sắt cháy sáng, không có ngọn lửa, tạo khói trắng, sinh ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu.

C. Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu.

D. Sắt cháy từ từ, sáng chói, có ngọn lửa, không có khói, tạo các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu.

Câu 4:Phương trình hóa học nào dưới đây không xảy ra phản ứng.

A. 4P + 5O2→2P2O5

B. 4Ag + O2→2Ag2O

C. CO + O2→CO2

D. 2Cu + O2→2CuO

Câu 5:Khí Oxi không phản ứng được với chất nào dưới đây.

A. CO

B. Cl2

C. Fe

D. C2H4

b. Bài tập tự luận

Câu 1:Hỗn hợp khí B gồm O2và O3có tỉ khối hơi so với H2là 19,2. Tính % về thể tích mỗi khí trong B.

DB/H2= 19,2 → MB= 19,2. 2 = 38,4

Áp dụng quy tắc đường chéo

Giả sử nO3= y = 2 mol thì nO2= x = 3 mol → nB= 2 + 3 = 5 mol

% về thể tích = % về số mol

Câu2:Có hỗn hợp khí oxi và ozon. Sau một thời gian, ozon bị phân hủy hết, ta được một chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%. Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí ban đầu. Biết các thể tích khí đo được ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.

Hướng dẫn:

Cách 1:Đặt x và y lần lượt là số mol O2và O3trong hỗn hợp:

Ta có 0,5y ứng với 2% nên y ứng với 4%.

Vậy O3chiếm 4% và O2chiếm 96%.

Cách 2:Theo phương pháp tăng – giảm thể tích:

Theo phản ứng: 2O3→ 3O2

Nhận thấy: Cứ 2 mol O3phản ứng, làm hỗn hợp tăng 1 mol khí. Vậy khi hỗn hợp tăng 2% thì %VO3 là 4% → %VO2chiếm 96%.

Câu3:Hỗn hợp khí X gồm O2và O3có tỉ khối hơi so với Oxi là 1,3. Tính % về khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp. Cho 20,8 gam hỗn hợp X có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu gam benzen (C6H6)

Hướng dẫn:

a) Gọi a, b lần lượt là số mol O2và O3

Theo đề bài:

Suy ra: mO 2= 32a(gam); mO3= 48b = 48.1,5a = 72a(gam)

Thành phần % khối lượng mỗi khí:

%O2 =

b) Phương trình phản ứng đốt cháy:

Câu4:Dẫn 2,688 lít hỗn hợp oxi và ozon (đktc) vào dung dịch KI dư thì thu được 20,32 gam iot kết tủa màu tím đen. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu?

Hướng dẫn:

Ta có: nI2 = 0,08(mol) và nhỗn hợp= 0,12(mol)

O3+ 2KI + H2O → 2KOH + I2+ O2↑ (1)

(mol) 0,08 ← 0,08

Từ (1)⇒nO3=0.08(mol)⇒ nO2=0,12 - 0,08 = 0,04(mol)

Vì là chất khí nên %V = %n

Vậy:

%VO3= %nO3= (0,08/0,12).100% = 66,67%

%VO2= %nO2= 100% - 66,67% = 33,33%