Cách ăn uống của người bị hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì là câu hỏi không khó trả lời nếu bạn nắm vững quy tắc thực dưỡng khi có bệnh. Nếu vẫn còn hoang mang và không biết nên ăn uống như thế nào, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Trước hết, một trong những nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích là chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh (nhiễm khuẩn, nhiễm độc…).

Để cải thiện tình trạng bệnh cần  thay đổi chế độ ăn uống. Vì thế, người bệnh cần nắm rõ hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì. Nguyên tắc là nên nạp vào cơ thể thực phẩm hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh. Đồng thời, tránh những loại thức ăn khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng nhưng không nên kiêng khem hoàn toàn để tránh cơ thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.

Thêm vào đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng suy nhược, kém hấp thu của cơ thể do các triệu chứng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy, táo bón… của bệnh gây ra.  Đồng thời tạo dựng nền tảng sức khỏe tốt, tăng cường hệ miễn dịch.

Cách ăn uống của người bị hội chứng ruột kích thích

Cách ăn uống của người bị hội chứng ruột kích thích

Cách ăn uống của người bị hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Việc xây dựng thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích không phải đơn giản. Hãy tham khảo danh sách những loại thực phẩm người bệnh nên ăn ngay dưới đây.

Thịt trắng nạc bao gồm thịt lợn nạc, thịt gà… là nguồn cung cấp protein tốt cho cơ thể. Dạng protein này dễ tiêu hóa và không bị lên men do vi khuẩn đường ruột nên không gây đầy hơi như các loại thịt mỡ.

Omega-3 có tác dụng chống viêm cũng như kích thích quá trình phục hồi niêm mạc đường ruột. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ cơ quan tiêu hóa khỏi sự tấn công của các gốc tự do.

Omega-3 được tìm thấy nhiều trong các loại cá như: cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi…

Cách ăn uống của người bị hội chứng ruột kích thích

Omega-3 được tìm thấy nhiều trong các loại cá như: cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi

Có nhiều loại rau củ chứa các carbohydrate chuỗi ngắn gây đầy hơi. Tuy nhiên, rau củ chứa nhiều chất xơ, vitamin, dưỡng chất tốt cho cơ thể.

Do đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng một số loại rau củ chứa các carbohydrate chuỗi ngắn thấp, dễ hấp thu bao gồm: Cà chua, bí đao, cải thìa, cải xoăn, cải bó xôi khoai lang, khoai tây…

Tùy thuộc vào biểu hiện của ruột kích thích mà bạn có thể lựa chọn loại rau phù hợp. Nếu thấy khó tiêu, táo bón nên bổ sung rau mồng tơi, rau đay, giá hẹ… Nếu bị tiêu chảy thì bạn có thể sử dụng khoai tây, khoai lang…

Đây là một trong những nguồn cung cấp năng lượng tốt nhất cho cơ thể. Thành phần khoáng chất trong ngũ cốc nguyên cám giúp đường ruột hoạt động ổn định. Bên cạnh đó, chất xơ trong ngũ cốc vừa hỗ trợ hệ tiêu hóa, vừa tái tạo lớp màng bảo vệ dạ dày, ruột khỏi sự kích thích.

Bạn nên lựa chọn những loại ngũ cốc nguyên hạt như: yến mạch, gạo lứt, ngô, hạt kê…

Cách ăn uống của người bị hội chứng ruột kích thích

Khoáng chất trong ngũ cốc nguyên hạt giúp đường ruột hoạt động ổn định

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn giúp bảo vệ niêm mạc đường ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, làm cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Sữa chua cũng giúp điều hòa nhu động ruột.

Nước là thành phần không thể thiếu đối với sức khỏe, nhất là cơ quan tiêu hóa. Nước có tác dụng thải độc, hỗ trợ quá trình chuyển hóa, vận chuyển oxy cũng như dưỡng chất đến tế bào. Người bị hội chứng ruột kích thích, nếu thiếu nước sẽ dễ bị táo bón.

Mỗi ngày, bạn nên bổ sung cho cơ thể từ 2 – 2,5 lít nước. Ngoài nước lọc, người bệnh có thể uống nước ép trái cây, nước canh hoặc ăn hoa quả mọng nước.

Ăn những loại thực phẩm sống như: rau sống, tiết canh, gỏi cá… có nguy cơ chứa các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại. Dù chúng có thể là những món khoái khẩu thì bạn vẫn nên loại bỏ chúng ra khỏi bữa ăn hàng ngày.

Cách ăn uống của người bị hội chứng ruột kích thích

Tiết canh có nguy cơ chứa các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại

Thực phẩm nhiều dầu mỡ là các chất béo không bão hòa làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa, khiến ruột phải co bóp thường xuyên gây cảm giác khó chịu ở vùng bụng. Bạn nên thay mỡ động vật bằng chất béo có nguồn gốc thực vật

Theo healthline.com, nghiên cứu năm 2019 đã chỉ ra rằng ăn 4 phần thức ăn nhanh mỗi ngày làm tăng nguy cơ bị hội chứng ruột kích thích, béo phì, cao huyết áp, ung thư. Bởi trong xúc xích, pate, pizza…chứa nhiều muối, đường, chất phụ gia, chất bảo quản.

Cách ăn uống của người bị hội chứng ruột kích thích

Thực phẩm chiên rán làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa

Người bệnh nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường như: siro, mứt, bánh kẹo… Vì dung nạp nhiều đường gây ra hiện tượng táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng.

Thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng sẽ kích thích đường ruột co thắt quá mức. Thêm vào đó, các loại thức ăn này còn tăng tiết axit dạ dày.

Ngoài sữa chua, hàm lượng chất béo cao trong sữa và các chế phẩm từ sữa khác có thể gây đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy. Một số trường hợp mắc chứng không dung nạp lactose sẽ gặp phải những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích khi sử dụng sữa.

Bạn có thể thay thế loại thực phẩm này bằng sữa thực vật, pho mát làm từ đậu nành.

Lượng đạm trong các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt dê… quá cao. Tiêu thụ loại thịt này sẽ khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn, làm đại tràng co thắt mạnh. Điều này khiến các triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng.

Cách ăn uống của người bị hội chứng ruột kích thích

Lượng đạm trong các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt dê… quá cao

Bia rượu làm ảnh hưởng tới lớp nhầy bảo vệ niêm mạc đại tràng, ức chế sự bài tiết của các enzyme, làm mất trạng thái cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Sự rối loạn nhu động ruột do bia rượu sẽ dẫn đến đau bụng, ợ hơi, ợ chua, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.

Sau khi đã nắm rõ hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì, bạn cũng cần lưu ý những điều sau:

– Ăn đúng giờ, tuyệt đối không bỏ bữa.

– Chia nhỏ bữa ăn thay vì tập trung ăn một bữa quá no dẫn tới đầy bụng, khó tiêu.

– Ăn chín, uống sôi.

– Ăn chậm, nhai kỹ sẽ giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, hạn chế nuốt hơi, giảm đầy bụng, chướng bụng.

– Chọn thực phẩm an toàn, không chứa chất bảo quản

– Ưu tiên chế biến thực phẩm dưới dạng luộc, hấp, tránh chiên xào.

– Đa dạng các thành phần dưỡng chất. Không nên ăn uống kiêng khem thái quá. Mặt khác cũng không được ăn quá nhiều loại thực phẩm dù được khuyến cáo là giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Bài viết trên đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì. Hy vọng, đây sẽ là thông tin bổ ích giúp bạn và người thân sớm thoát khỏi căn bệnh phiền toái này. Đừng quên theo dõi tambinh.vn để bổ sung những thông tin hữu ích về sức khỏe nhé.

XEM THÊM:

Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn chức năng đường tiêu hóa, tuy không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người mắc. Vậy người mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn và kiêng gì để hạn chế tối đa sự khó chịu của bệnh?

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là IBS (Irritable bowel Syndrome) (đại tràng co thắt). Đây được xem là căn bệnh tương đối phổ biến của con người liên quan đến phần ruột. Theo thống kê cho biết, có từ 10 - 20% dân số bị mắc phải căn bệnh này.

Thực tế, đây là căn bệnh liên quan trực tiếp đến đường ruột, rối loạn chức năng của ống tiêu hóa nhưng biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng của đại tràng. Tuy nhiên, khi người bệnh đi thăm khám thì không thấy có sự tổn thương ở bộ phận này của cơ thể.

Đọc thêm: Hội chứng ruột kích thích

Cách ăn uống của người bị hội chứng ruột kích thích

Ảnh minh họa: Hội chứng ruột kích thích là gì?

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc hội chứng ruột kích thích

Chế độ dinh dưỡng là một nhân tố rất quan trọng trong việc quyết định hội chứng ruột kích thích có tái phát hoặc trở nên nặng hơn không. Dưới đây là một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc hội chứng ruột kích thích.

Đọc thêm: Hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Người mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

  • Chọn thực phẩm sạch, an toàn, không chứa hóa chất và chất bảo quản.
  • Tăng cường bổ sung các món ăn chứa nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả, trái cây (đặc biệt hoa quả giàu kali như chuối, đu đủ,...). Chất xơ có thể cải thiện triệu chứng táo bón ở những người bị hội chứng ruột kích thích táo bón. Chất xơ làm mềm phân, giúp phân di chuyển thuận lợi thông qua đại tràng.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng trong tháp dinh dưỡng.
  • Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa không nên ăn quá no.
  • Khi ăn phải ăn chậm, nhai kỹ để hạn chế đầy bụng, chướng hơi, giảm sự căng giãn đột ngột ống tiêu hóa. Nhờ đó, việc này giúp hạn chế kích kích co bóp của ruột, giảm số lần đi ngoài và giảm đau hiệu quả.

Cách ăn uống của người bị hội chứng ruột kích thích

Ảnh minh họa: Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì, kiêng gì?

Người mắc hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì?

  • Thực phẩm sống như rau sống, tiết canh, gỏi cá.
  • Rau củ quả muối, đồ ăn quá chua hoặc quá cay.
  • Trái cây sấy, trái cây đóng hộp vì chúng có hàm lượng đường cao, dễ gây táo bón, tiêu chảy và đầy hơi ở người mắc hội chứng ruột kích thích.
  • Thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món chiên, xào. Những thực phẩm giàu chất béo động vật có thể khiến ruột co thắt nhiều hơn, gây đau và khó chịu vùng bụng. Nên thay mỡ động vật bằng dầu thực vật. Người bệnh nên tránh các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, pate hay bánh quy, mayonnaise, phomai,...
  • Thực phẩm dễ sinh hơi như đậu, bắp cải, cảnh xanh, hành…
  • Chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê…
  • Hạn chế các sản phẩm từ sữa.
  • Hoa quả chua vì chúng có nhiều axit, không tốt cho đường tiêu hóa.
  • Không ăn quá no vào buổi tối, không ăn thực phẩm có quá nhiều chất dinh dưỡng vì sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động quá tải, gây đau bụng và tiêu chảy.
  • Khi bị tiêu chảy người mắc hội chứng ruột kích thích nên tránh hoàn toàn chất xơ dạng không tan như cellulose để không làm cọ xát thành ruột.
  • Thức ăn mà người bệnh bị dị ứng.

Ngoài chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng cần xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý.

  • Tránh làm việc quá sức, lo âu, mất ngủ, căng thẳng thần kinh kéo dài.
  • Luôn vui vẻ, thoải mái, sống lành mạnh, không cần quá lo lắng về bệnh lý của mình.
  • Nên thực hiện các phương pháp giảm stress như tập thể dục, ngồi thiền, tập yoga hoặc lựa chọn các hình thức tập luyện phù hợp, dễ thực hiện.
  • Giữ thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ đúng giờ. Người bệnh nên lấy lòng bàn tay xoa nhẹ quanh vùng thượng vị - rốn theo chiều kim đồng hồ vài lần mỗi ngày để kích thích nhu động ruột.
  • Luyện tập đi ngoài ngày một lần vào buổi sáng hoặc vào một thời điểm thích hợp, nên xoa bụng trước khi đi ngoài.

Và một việc hết sức quan trọng đó là tầm soát sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần đặc biệt là tầm soát sức khỏe đường tiêu hóa để kịp thời phát hiện ra những bất thường ngay từ giai đoạn sớm nhất. Từ đó có thể phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Khám tiêu hóa ở đâu tốt nhất?

Cách ăn uống của người bị hội chứng ruột kích thích

Ảnh: Hệ thống nội soi hiện đại tại PKĐK Hoàng Long

Phòng khám đa khoa Hoàng Long tự hào là đơn vị y tế uy tín được hàng trăm nghìn bệnh nhân trên khắp cả nước tin tưởng lựa chọn để thăm khám và điều trị các bệnh lý về tiêu hóa.

Phòng khám đã trang bị hệ thống nội soi hiện đại ở cả 2 cơ sở như hệ thống nội soi dây Laser, dây Fujifilm 7000,… hiện đại nhất hiện nay với dây soi mềm gắn camera quan sát tối đa, cho hình ảnh phóng đại lên đến 300 lần, giúp phát hiện những tổn thương dù là nhỏ nhất mà kỹ thuật nội soi thường không thể làm được. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chuyên sâu về tiêu hóa của bệnh nhân một cách tốt nhất. 

Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm đến từ các bệnh viện lớn trên cả nước như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đại học Y, bệnh viện E,… sẽ mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người bệnh.

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.

- Hotline: 19008904| 024 628 11 331

- Nhắn tin Zalo: 0986954448

- Fanpage:  https://www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong