Các truyện dân gian đã học ở lớp 6

Soạn Văn lớp 6 ngắn nhất tập 1 bài Ôn tập truyện dân gian. Câu 4: Trao đổi ý kiến ở lớp: Một số đặc điểm tiêu biểu của thể loại truyện dân gian

Quảng cáo

Xem thêm:

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 135 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Khái niệm thể loại:

- Truyền thuyết là: loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với cấc sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

- Truyện cổ tích: loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật:

+, Nhân vật bất hạnh

+, Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng

+, Nhân vật là động vật

+, Nhân vật thông minh và ngốc nghếch.

   Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

- Truyện ngụ ngôn: loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

- Truyện cười: loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 135 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Thể loại

Tác phẩm

1. Truyền thuyết

- Con Rồng cháu Tiên

- Thánh Gióng

- Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Bánh chưng, bánh giầy.

- Sự tích Hồ Gươm.

2. Truyện cổ tích

- Sọ Dừa

- Thạch Sanh

- Em bé thông minh

- Cây bút thần

- Ông lão đánh cá và con cá vàng

3. Truyện ngụ ngôn

- Ếch ngồi đáy giếng

- Thầy bói xem voi

- Đeo nhạc cho mèo

- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

4. Truyện cười

- Lợn cưới, áo mới

- Treo biển

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 (trang 135 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Trao đổi ý kiến ở lớp: Một số đặc điểm tiêu biểu của thể loại truyện dân gian

Thể loại

Đặc điểm

1. Truyền thuyết

Nhân vật : Thần, thánh, nhân vật lịch sử.

- Yếu tố kì ảo: Hoang đường, phi thường.

- Cốt truyện: Đơn giản, hứng thú.

- Nội dung, ý nghĩa: Giải thích nguồn gốc, phong tục, tập quán, hiện tượng thiên nhiên. Mơ ước chinh phục thiên nhiên và chiến thắng giặc ngoại xâm.

2. Truyện cổ tích

Người bất hạnh, người thông minh, ngốc nghếch, người dũng sĩ, có tài năng lạ và nhân vật là động vật.

- Có yếu tố hoang đường.

- Phức tạp, gây hứng thú cho người đọc.

- Ca ngợi những dũng sĩ, anh hùng vì dân diệt ác. Người nghèo, thông minh, tài trí ở hiền gặp lành. Kẻ ác bị trừng trị.

3. Truyện ngụ ngôn

Vật, đồ vật, bộ phận cơ thể…

- Không có yếu tố kì ảo.

- Ngắn gọn, triết lí sâu xa.

- Những bài học đạo đức, lẽ phải. Phê phán những cách nhìn thiển cận, hẹp hòi.

4. Truyện cười

Người

- Không có yếu tố kì ảo.

- Ngắn gọn, tình huống bất ngờ,

mâu thuẫn gây cười

- Chế giễu, châm biếm, phê phán những tính xấu: tính khoe mẽ, keo kiệt…

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 5 (trang 135 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Trao đổi ý kiến ở lớp:

Đối sánh truyện truyền thuyết với truyện cổ tích:

- Giống nhau: đều thuộc văn học dân gian có sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo.

Khác nhau:

     + Truyền thuyết kể về các nhân vật lịch sử, thể hiện cách đánh giá của nhân dân với những nhân vật đó (có thể tin được khi sử dụng sự thật lịch sử)

     + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật, phản ánh ước mơ của nhân dân về công bằng xã hội

So sánh truyện ngụ ngôn với truyện cười

- Giống: đều được xây dựng nhằm tạo ra tiếng cười, có tính giáo dục

- Khác:

     + Truyện ngụ ngôn: mượn câu chuyện về loài vật để răn dạy con người lối sống, đạo đức…

     + Truyện cười: Tạo ra tiếng cười mỉa mai, giải trí nhằm phê phán thói hư tật xấu của con người

Loigiaihay.com

Các truyện dân gian đã học ở lớp 6
Chia sẻ

Các truyện dân gian đã học ở lớp 6
Bình luận

Bài tiếp theo

Các truyện dân gian đã học ở lớp 6

Quảng cáo

Báo lỗi - Góp ý

Hay nhất

- Truyện cổ dân gian đã học ở lớp 6: Thánh Gióng, Thạch Sanh, Sơn tinh thủy tinh,...
- Tả hình ảnh nhân vật truyện cổ dân gian (Thạch Sanh)
Bài làm:
“Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm cô Tấm rất hiền…”
Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú, trong đó có những truyện cổ tích mang vẻ đẹp nhân văn kỳ diệu, là nét truyền thống và đặc trưng không thể thiếu của người Việt Nam ta. Tuổi thơ em đắm chìm trong thế giới cổ tích màu nhiệm, những cuộc đời, số phận của nhân vật hiện lên sống động qua lời kể của bà. Bởi thế từ khi còn nhỏ, trong tâm trí hồn nhiên của em đã đầy những hình ảnh của các nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam: chàng Thạch Sanh tài ba mà nhân hậu thật thà, hai mẹ con Lý Thông độc ác nham hiểm, những ông Bụt, bà Tiên hiền từ với phép thuật nhiệm màu luôn giúp đỡ mọi người, hay cô Tấm xinh đẹp nết na thùy mị… Trong cái thế giới bao la với những con người xấu có, đẹp có, thiện có, ác có ấy hình ảnh của em bé thông minh trong câu chuyện cùng tên vẫn luôn để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất.
Em bé thông minh hiện lên trong tâm trí em là một cậu vô cùng lanh lợi, hồn nhiên và đáng yêu. Cậu có gương mặt tròn trĩnh phúc hậu làm toát lên sự trong sáng của tuổi thơ. Trên người em bé chỉ để mình trần, đóng khố, bởi thế nước da của cậu có phần hơi rám nắng thể hiện sự khỏe khoắn của con nhà nông dân. Mái tóc đen nhánh, mềm mại như tơ của cậu bé nhìn như trái đào, chẳng khác mái tóc của những chú tiểu. Đôi môi xinh xắn, cùng với giọng nói thánh thót như tiếng chim hót buổi sớm mai, mỗi khi cậu nói điều gì cũng khiến mọi người cảm thấy rất thuyết phục. Đặc biệt, đôi mắt của cậu bé trong veo, tròn xoe và đen láy, lại long lanh và sáng như hai viên ngọc nước, lộ rõ vẻ thông minh hiếm có, nhưng đôi lúc đôi mắt ấy lại hơi trầm tư nghĩ ngợi về điều gì đó trông rất người lớn.
Cậu bé không chỉ có vẻ ngoài lanh lợi mà bên trong con người ấy còn là một đứa con hiếu thảo, lễ phép. Cậu hay cùng với ba đi cày, giúp mẹ làm những công việc nhà... Cậu thường ra ngoài đồng rủ các bạn chơi những trò chơi dân gian thú vị, nhờ sự khôn lanh của mình nên cậu bé thường là người giành chiến thắng. Cách nói chuyện của cậu rất vui nhộn, vì vậy mỗi khi cậu bé nói lên ai cũng phải bật cười khen ngợi sự dễ thương của cậu. Thông minh là thế, nhưng đôi lúc cậu bé này lại đặt ra những câu hỏi vô cùng ngộ nghĩnh, ngây thơ khiến cho bà con làng xóm cảm thấy thật gần gũi đến kì lạ. Em rất yêu mến cậu bởi sự hồn nhiên và lém lỉnh mà bất cứ đứa trẻ nào cũng không thể thiếu được.
Tuy cậu bé chỉ khoảng chừng bảy, tám tuổi nhưng lại rất mạnh dạn và nhanh trí. Cậu không hề rụt rè, nhút nhát như những đứa trẻ khác cùng tuổi mà còn dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua. Khi viên quan đang trên đường tìm nhân tài cứu nước, bắt gặp hai cha con cậu bé, ông liền đi đến ra lời thách đố hóc búa rằng trâu của cha cậu bé một ngày cày được mấy đường, trong lúc cha mình đang ngơ người ra chưa biết trả lời thế nào thì cậu bé đã nhanh nhẹn hỏi ngược lại rằng ngựa của viên quan ấy một ngày đi được mấy bước, điều đó khiến cho viên quan ngạc nhiên vô cùng không biết đáp sao thì được. Có thể thấy, câu đố tưởng chừng khó khăn đến thế nhưng không ngờ cậu lại có thể đáp lại một cách đơn giản vô cùng. Những lần nhà vua thử thách khó hơn rằng bắt trâu đực đẻ con hay làm con chim sẻ thành ba mâm cỗ, cậu bé cũng vận dụng trí khôn dân gian của mình mà đáp lại rất hợp tình hợp lý. Trong những lần thử thách của cậu bé, em ấn tượng nhất là lần thử thách của sứ giả bên nước láng giềng rằng phải xâu được một sợi chỉ mảnh xuyên qua một đường ruột ốc vặn thật dài. Câu đố vô cùng hiểm hóc, có liên quan đến sự tự tôn của dân tộc. Trong khi các ông trạng, đại thần, nhà thông thái đều lắc đầu bó tay, ấy thế mà cậu lại giải đố một cánh dễ dàng bằng việc hát đồng dao, khiến cho sứ thần bên nước láng giềng vô cùng khâm phục trước sự thông minh của nhân tài nước ta. Để cảm ơn em bé, vua đã phong cho em làm trạng nguyên và xây hẳn một dinh thự hoành tráng ngay bên cạnh hoàng cung để tiện thăm hỏi. Đây là phần thưởng xứng đáng với sự thông minh, nhanh trí và đầy bản lĩnh của em bé. Em cảm thấy rất khâm phục em bé vì tuy còn nhỏ nhưng em ấy đã góp công cứu nước nhà, giữ được sự tự trọng cho đất nước, dân tộc.
Mỗi khi đọc truyện Em bé thông minh, em lại thấy hiện lên trước mắt mình hình ảnh một cậu bé nhỏ nhắn thông minh lanh lợi…Cậu bé ấy thật đáng ngưỡng mộ làm cho em có cảm giác như cậu là một người tài giỏi mà ông trời đã phái xuống để giúp đỡ mọi người khỏi những khó khăn trong cuộc sống vậy. Tuy thông minh hơn người nhưng em bé vẫn là một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ và đáng yêu. Em mong sau này nước ta sẽ có được nhiều nhân tài như nhân vật Em bé thông minh. Qua đây chúng ta có thể thấy, kỹ năng ứng xử thông minh là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng trong thế kỷ hai mươi mốt. Nó được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp chúng ta thành công hơn trong cuộc sống. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy học hỏi và rèn luyện các kỹ năng sống để có thể xử lí các tình huống khó khăn thường nhật một cách lạc quan và thông minh nhất nhé!