Các cổng của Đại học Bách Khoa

Các cổng của Đại học Bách Khoa

Show

Bài viết này có nhiều vấn đề. Xin vui lòng giúp đỡ cải thiện nó hoặc thảo luận về những vấn đề này trên trang thảo luận.

Các cổng của Đại học Bách Khoa

Người có đóng góp chủ yếu cho bài viết này có vẻ có quan hệ mật thiết với chủ thể của bài viết. Có thể cần phải biên tập lại bài để tuân thủ chính sách nội dung của Wikipedia, đặc biệt là thái độ trung lập. Xin hãy tiếp tục thảo luận tại trang thảo luận. (tháng 6/2021)

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Bách khoa

Ho Chi Minh City University of Technology

Các cổng của Đại học Bách Khoa
Địa chỉ
Các cổng của Đại học Bách Khoa

268 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10

,

Thành phố Hồ Chí Minh

,

Các cổng của Đại học Bách Khoa
Việt Nam

Tọa độ10°46′24″B 106°39′34″Đ / 10,7732674°B 106,659466°Đ
Thông tin
Tên khácQSB (mã trường)
LoạiĐại học kỹ thuật hệ công lập
Khẩu hiệuGiáo dục khai phóng, tiên phong trong chất lượng, sáng tạo và hội nhập
Thành lập29 tháng 6 năm 1957; 65 năm trước
Hiệu trưởngPGS. TS. Mai Thanh Phong
MàuXanh da trời     , Xanh nước biển      [1]
Linh vậtCá mập xanh
Websitewww.hcmut.edu.vn
Thông tin khác
Viết tắtTrường ĐHBK (tiếng Việt)
HCMUT (tiếng Anh)
Thành viên củaĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thống kê
Xếp hạng
Xếp hạng quốc gia
QS(2020)1[2]
uniRank(2020)3[3]
Xếp hạng châu Á
QS(2020)143[4]
Xếp hạng thế giới
QS(2020)701 - 750[4]

Trường Đại học Bách khoa (Ho Chi Minh City University of Technology) là trường đại học chuyên ngành kỹ thuật lớn của Việt Nam, thành viên của hệ thống Đại học Quốc gia, được xếp vào nhóm đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Tiền thân là Trung tâm Kỹ thuật Quốc gia được thành lập từ năm 1957, đến ngày 27/10/1976, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Quyết định số 426/TTg đổi tên trường Đại học Kỹ thuật Phú Thọ thành trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1957: Trung tâm Kỹ thuật Quốc gia được thành lập theo sắc lệnh số 213/GD ngày 29/6/1957 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, gồm 4 trường thành viên: Cao đẳng Công Chánh, Cao đẳng Điện lực, Quốc gia Kỹ sư Công nghệ và Việt Nam Hàng hải.

Năm 1972: Trung tâm được đổi tên thành Học viện Kỹ thuật Quốc gia. Khoa Kỹ thuật và Khoa Khoa học Cơ bản được thành lập.

Năm 1973: Học viện được đổi tên thành Trường đại học Kỹ thuật.

Năm 1976: Trường được mang tên Đại học Bách khoa với 5 khoa chuyên ngành: Xây dựng, Điện-Điện tử, Thủy lợi, Cơ khí và Hóa học.

Năm 1978: Khoa Địa chất được thành lập.

Năm 1980: Trường bắt đầu đào tạo bậc Tiến sĩ theo quyết định số 319-TTg ngày 17/12/1980 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Giao nhiệm vụ đào tạo trên đào tạo trên đại học cho trường Đại học Bách Khoa TP.HCM” với 20 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ.

Năm 1991: Bắt đầu đào tạo cao học.

Năm 1991: Khoa Kỹ thuật Thủy lợi và Xây dựng được sáp nhập thành khoa Kỹ thuật Xây dựng.

Năm 1992: Khoa Quản lý Công nghiệp được thành lập.

Năm 1993: Hệ thống đào tạo theo tín chỉ được áp dụng. Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính được thành lập. Bộ môn Mỹ thuật Công nghiệp trực thuộc BGH đầu tiên ở phía Nam được thành lập.

Năm 1996: Trường Đại học Bách Khoa trở thành thành viên của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Bộ môn Mỹ thuật Công nghiệp chuyển về Trường Đại học Kiến Trúc do cấu trúc tổ chức Đại học Quốc gia TpHCM.

Năm 1999: Khoa Kỹ thuật Môi trường được thành lập.

Năm 2000: Khoa Kỹ thuật Giao thông được thành lập.

Năm 2001: Khoa Công nghệ Vật liệu được thành lập.

Năm 2003: Khoa Khoa học Ứng dụng được thành lập.

Năm 2005: Trường Đại học Bách khoa được Chính phủ trao tặng danh hiệu "Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới"

Năm 2007: Trường Đại học Bách khoa được Chính phủ trao tặng "Huân chương độc lập"

Tiềm lực[sửa | sửa mã nguồn]

Đội ngũ giảng viên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến năm 2020, trường trên 930 giảng viên. Trong đó có 09 giáo sư, 103 phó giáo sư, trên 388 tiến sĩ, trên 443 thạc sĩ và 99 giảng viên có trình độ đại học.[5]

Cơ sở vật chất[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tổng diện tích đất sử dụng của Trường (02 cơ sở): 41,23 ha
  • Diện tích sử dụng cho các hạng mục: Nơi làm việc (14.443), Nơi học (63.480), Nơi vui chơi giải trí (12.675)
  • Số phòng học (phòng): 240; Tổng diện tích (m2): 26.270
  • Phòng thí nghiệm (phòng): 180; Tổng diện tích (m2): 21.976
  • Xưởng thực tập, thực hành (phòng): 11; Tổng diện tích (m2): 7.546

Quan hệ hợp tác[sửa | sửa mã nguồn]

a. Hợp tác quốc tế về đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thống kê số lượng các MOU (Bản ghi nhớ) đã ký: 68
  • Số lượng các chương trình hợp tác, liên kết đào tạo với nước ngoài: 12
  • Số lượng GV được trao đổi và học tập tại nước ngoài: 78
  • Số lượt GV, chuyên gia nước ngoài/Việt kiều làm việc, giảng dạy tại trường: 109
  • Số sinh viên quốc tế học tại trường: 193
  • Số sinh viên trường đi học tập, trao đổi ở nước ngoài: 27

b. Hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

  • Số lượng Hội nghị, Hội thảo quốc tế: 25
  • Số lượng các dự án quốc tế đã và đang thực hiện: 16

Chương trình đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Đại học[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình đại trà[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là chương trình chung bao gồm Đại học, Cao đẳng chính quy; Đại học chính quy văn bằng 2; Đại học chính quy liên thông; Đại học vừa làm vừa học; Đại học từ xa qua mạng.[6]

Chương trình Kỹ sư chất lượng cao Việt – Pháp (PFIEV) [7][sửa | sửa mã nguồn]

Đây là một chương trình đào tạo đại học được quản lý bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Đại sứ quán Pháp. Chương trình mở khóa đầu tiên vào năm học 1999–2000 ở 4 trường đại học hàng đầu Việt Nam: Đại học Bách khoa Hà nội , Đại học Xây dựng Hà nội, Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng, Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP HCM, với sự cộng tác của 8 trường Pháp. Hiện nay, chương trình đang có 12 ngành đào tạo.

Khác với các chương trình khác của Trường, chương trình PFIEV đào tạo với thời gian là 5 năm có số lượng ngành và sinh viên PFIEV nhiều nhất cả nước. Sinh viên muốn theo chương trình PFIEV phải đăng ký ngay sau khi trúng tuyển vào trường và được tuyển chọn dựa vào kết quả thi đại học (Toán x3, Lý x2, Hóa x1). Kết quả đầu vào không yêu cầu tiếng Pháp nhưng trong quá trình học sinh viên phải học cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp. Chương trình PFIEV rất nặng so với chương trình đào tạo thông thường nên nếu sinh viên không thích nghi được với chương trình có thể xin rời khỏi lớp sau năm I và trở lại chuyên ngành đã đăng ký lúc tuyển sinh.

Hiện nay chương trình PFIEV tại trường ĐH Bách khoa TPHCM đào tạo 7 chuyên ngành với các trường đối tác Pháp như sau: Kỹ thuật điện (Viễn thông), Kỹ thuật điện (Hệ thống năng lượng), Kỹ thuật Cơ khí (Cơ điện tử), Kỹ thuật Cơ khí (Hàng không), Kỹ thuật Cơ khí (Vật liệu tiên tiến), Kỹ thuật Cơ khí (Vật liệu Polymer và Composite), Kỹ thuật Xây dựng (Xây dựng dân dụng - công nghiệp và hiệu quả năng lượng).

Chương trình Kỹ sư tài năng[sửa | sửa mã nguồn]

Các sinh viên trong chương trình kỹ sư tài năng được tuyển chọn từ những sinh viên có điểm số cao nhất có nguyện vọng ở chương trình đào tạo chính quy bình thường sau năm I hoặc năm II và được sàng lọc qua từng học kỳ. Những sinh viên thuộc chương trình Tài năng được tách riêng thành 1 lớp (sĩ số khoảng 35 sinh viên/lớp) với điều kiện học tập tốt hơn lớp thường, do giảng viên đầu ngành trong Khoa giảng dạy, bài tập và đề thi đòi hỏi cao hơn, một số môn học và thi hoàn toàn bằng tiếng Anh. Bằng tốt nghiệp của các lớp này khác với chương trình chính quy thông thường.

Hiện nay chương trình đào tạo kỹ sư tài năng bao gồm các ngành: Điều khiển tự động, Kỹ thuật Điện và Điện tử - Viễn thông (Khoa Điện-Điện tử); Cơ khí chế tạo máy, Cơ điện tử (Khoa Cơ khí); Khoa học và Kỹ thuật Máy tính (Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính); Xây dựng dân dụng công nghiệp, Xây dựng Cầu- Đường (Khoa Kỹ thuật Xây dựng); Kỹ thuật Hóa học (Khoa Kỹ thuật Hóa học).

Nhưng từ sau khóa 2017, chương trình kĩ sư tài năng không còn nhiều khác biệt với chuơng trình đại trà. Sinh viên tài năng không còn được học lớp riêng mà phải học chung với chương trình đại trà và không còn được hưởng học bổng mỗi kì. Điểm khác biệt duy nhất so với chương trình đại trà là học phần mở rộng. Sinh viên tài năng phải làm nhiều bài tập hơn với độ khó nâng cao so với sinh viên đại trà. Sinh viên tài năng muốn ở lại chương trình phải thỏa mãn điều kiện trung bình môn trên 7.5 và trung bình học kì trên 7.

Chương trình đào tạo quốc tế bậc Đại học và Sau Đại học (OISP) [8][sửa | sửa mã nguồn]

OISP là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM, chuyên trách quản lý và vận hành các chương trình đào tạo chính quy quốc tế bậc Đại học và Sau Đại học của nhà trường.Hoạt động đào tạo quốc tế của Trường Đại học Bách khoa đã bắt đầu từ hơn hai thập niên trước, năm 1994. Từ đó đến nay, nhà trường liên tục mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo quốc tế thông qua các hoạt động chiến lược. Hình thức đào tạo phong phú. Sinh viên có thể chọn học tại Trường Đại học Bách khoa 4 năm (Chất lượng cao, Tiên tiến, Chất lượng cao Tăng cường Tiếng Nhật) hoặc chuyển tiếp sang các trường đối tác nước ngoài theo mô hình bán du học 2+2 (Liên kết Quốc tế). Ngoài ra, trường còn có các chương trình đào tạo bậc Sau ĐH như Thạc sĩ Chất lượng cao, đào tạo Song bằng – Liên thông, đào tạo và hướng nghiệp trọn gói với Kỹ sư Việt – Nhật, Phát triển Nguồn Nhân lực Việt – Nhật… đáp ứng nhu cầu học tập chất lượng cao của xã hội. Các chương trình đào tạo Chất lượng cao, Tiên tiến, Liên kết Quốc tế được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, do đội ngũ giảng viên giỏi của Trường Đại học Bách khoa và các đại học đối tác cùng tham gia giảng dạy. Mặt khác, thế mạnh đào tạo tiếng Nhật của nhà trường còn được phát huy qua các chương trình Tăng cường Tiếng Nhật, Chất lượng cao Tăng cường Tiếng Nhật, Kỹ sư Việt – Nhật, Phát triển Nguồn Nhân lực Việt – Nhật.

Các chương trình đào tạo quốc tế đang vận hành:[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chương trình Chất lượng cao
  • Chương trình Tiên tiến
  • Chương trình Liên kết Quốc tế
  • Chương trình Tăng cường Tiếng Nhật
  • Chương trình Kỹ sư Việt - Nhật (VJEP)
  • Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao
  • Chương trình Bằng kép

Sau đại học:[9][sửa | sửa mã nguồn]

Đào tạo thạc sĩ[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình đào tạo thạc sĩ được thiết kế trên 2 hình thức, gồm hình thức nghiên cứu - research và hình thức ứng dụng - coursework. Có 2 hình thức đào tạo, gồm

  • Hình thức đào tạo thạc sĩ hệ nghiên cứu (research), chương trình đào tạo sẽ gồm 5 tín chỉ cho các khối kiến thức chung (Triết học và Phương pháp Nghiên cứu Khoa học Nâng cao), 10 tín chỉ các môn học tự chọn và 30 tín chỉ thực hiện luận văn thạc sĩ.
  • Hình thức ứng dụng (coursework), chương trình đào tạo gồm 7 tín chỉ cho khối kiến thức chung (Triết học, Kỹ năng lãnh đạo -Leadership và Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp -Innovation & Entreupreunership), 12 tín chỉ cho khối kiến thức bắt buộc và 13 tín chỉ khối kiến thức tự chọn và luận văn tốt nghiệp - 15 tín chỉ.

Đào tạo Tiến sĩ[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Bách Khoa được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ từ năm 1981. Hiện nay, trường có 41 chuyên ngành. Để được tuyển vào chương trình, ứng viên phải đạt yêu cầu kỳ thi tuyển sinh đầu vào của trường.

Chương trình đào tạo tiến sĩ được thực hiện theo phương thức nghiên cứu. Để hoàn thành chương trình đào tạo, nghiên cứu sinh thực hiện đề tài nghiên cứu trong thời gian tối thiểu là 3 năm và bảo vệ trước hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ. Chương trình đào tạo tiến sĩ đảm bảo cho nghiên cứu sinh nâng cao và có hiểu biết sâu về kiến thức nghiên cứu để có đủ năng lực làm việc độc lập và sáng tạo trong hoạt động chuyên môn.

Sau khi tốt nghiệp, tiến sĩ có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học, phát hiện và giải quyết được những vấn đề khoa học – công nghệ.

Các Khoa/Trung tâm đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính [10]

Các cổng của Đại học Bách Khoa

Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính

Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính (KH&KT MT) là một trong 07 Khoa quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam. Khoa KH&KT MT cung cấp các chương trình đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu và cấp bằng đại học, thạc sĩ và tiến sĩ về Khoa học và Kỹ thuật Máy tính với nhiều hướng chuyên sâu như Kỹ thuật Phần mềm, Hệ thống Thông tin, Bảo mật và An ninh Hệ thống, Trí tuệ Nhân tạo, Đồ hoạ& Thị giác Máy tính, Mạng Máy tính, Phân tích Dữ liệu lớn, Tính toán Hiệu năng cao, Internet vạn vật, Hệ thống nhúng và Thiết kế mạch.

Khoa KH&KT MT có sứ mệnh bồi dưỡng và đào tạo kỹ sư, chuyên gia và các nhà nghiên cứu theo các chuẩn mực của quốc tế và khu vực, cung cấp kỹ sư và nhà nghiên cứu chất lượng cao cho cả nước và khu vực phía Nam trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật máy tính làm việc cho doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo, góp phần phát triển khoa học và giáo dục, công nghiệp và kinh tế Việt Nam.

Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính được thành lập năm 1978 với tên là Bộ môn Điện toán thuộc khoa Điện - Điện tử. Năm 1985, khoa được tách ra thành Trung tâm điện toán và đến năm 1993 là Khoa Công nghệ Thông tin. Năm 2007, khoa được tái cơ cấu lại thành khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính.[11] Hiện khoa tổ chức thành 2 chuyên ngành với 5 bộ môn:

  • Khoa học máy tính (Khoa học máy tính, Công nghệ phần mềm, Hệ thống thông tin)
  • Kỹ thuật máy tính (Kỹ thuật máy tính, Hệ thống và mạng máy tính)

Khoa Điện - Điện tử [12][sửa | sửa mã nguồn]

Các cổng của Đại học Bách Khoa

Được thành lập vào năm 1957, khoa Điện – Điện tử là một trong bốn khoa đầu tiên của Trung tâm kỹ thuật quốc gia Phú Thọ. Hiện nay, với gần 140 giảng viên và hơn 3500 sinh viên các bậc học, khoa Điện – Điện tử trở thành một trong các khoa lớn nhất của Trường Đại học Bách Khoa về số lượng sinh viên, đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất. Khoa đã là nguồn cung cấp cán bộ kỹ thuật góp phần giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ cho cộng đồng doanh nghiệp khu vực thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long trong hơn 50 năm qua. Hoạt động đào tạo luôn cập nhật những chương trình đổi mới, sáng tạo của các trường đại học nổi tiếng thế giới nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng phù hợp tập trung trong các lĩnh vực: Điện tử-Viễn thông, Điều khiển Tự động và Hệ thống năng lượng. Khoa cũng khuyến khích việc trao đổi kiến thức, hợp tác và tăng cường mối quan hệ đại học - doanh nghiệp trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ để đáp ứng nhân lực chất lượng cao cho các ngành này tại Việt Nam với môi trường làm việc đầy thử thách của thế kỷ 21. Thông qua các chiến lược về hoạch định giáo dục theo hướng lấy sinh viên làm trung tâm, Khoa Điện – Điện tử đang trong giai đoạn phát triển lên một cấp độ cao hơn nhằm giảm khoảng cách về tiêu chuẩn đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực Điện – Điện tử giữa các trường đại học trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Đễ hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu chuyên môn, khoa đã xây dựng các phòng thí nghiệm nghiên cứu nâng cao với trang thiết bị đa dạng và hiện đại. Bên cạnh các phòng thí nghiệm cấp bộ môn, khoa còn có ba phòng thí nghiệm và xưởng thực hành cấp khoa phục vụ cho việc thực hành và nghiên cứu của sinh viên, cán bộ nghiên cứu và giảng dạy như: phòng máy tính, phòng thí nghiệm máy điện, xưởng điện và xưởng điện tử.

Khoa Điện - Điện tử được thành lập từ năm 1957.[13] Cho đến nay, Khoa đào tạo 03 chuyên ngành với tất cả 07 bộ môn:

  • Kỹ thuật Điện (Hệ thống điện, Thiết bị điện, Cung cấp điện, Cơ sở kỹ thuật điện)
  • Điện tử - Viễn thông (Điện tử, Viễn thông)
  • Điều khiển tự động (Điều khiển tự động)

Khoa Cơ khí [14][sửa | sửa mã nguồn]

Các cổng của Đại học Bách Khoa

Khoa Cơ khí là một trong các khoa lớn và lâu đời nhất và phát triển cùng với lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Bách khoa. Tiền thân Khoa Cơ khí là Trường Quốc Gia Kỹ sư Công nghệ, được thành lập vào năm 1956, trường đào tạo Kỹ sư Công nghệ với chương trình 4 năm đầu tiên ở các tỉnh Phía Nam, từ 1975 Khoa Cơ khí được thành lập bằng việc sát nhập trường Quốc gia Kỹ sư Công nghệ cùng một số đơn vị của Trường Đại học Chuyên nghiệp, Trung cấp và tồn tại cho đến ngày nay

Khoa đào tạo và cấp bằng kỹ sư thuộc 07 ngành (với khoảng 900 chỉ tiêu/ năm): Kỹ thuật cơ khí (gồm 03 chuyên ngành: Kỹ thuật chế tạo, Kỹ thuật thiết kế và Kỹ thuật Máy xây dựng và nâng chuyển); Kỹ thuật Cơ điện tử; Kỹ thuật Nhiệt (chuyên ngành Kỹ thuật Nhiệt lạnh); Kỹ thuật Dệt (Kỹ thuật dệt, Kỹ thuật hóa dệt); Công nghệ dệt, may (Công nghệ may, Công nghệ thiết kế thời trang); Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

Khoa đào tạo Cao học thuộc 05 ngành: Kỹ thuật cơ khí; Kỹ thuật Cơ điện tử; Kỹ thuật Nhiệt; Kỹ thuật công nghiệp; Công nghệ dệt, may.

Đào tạo Tiến sĩ thuộc 03 ngành: Kỹ thuật cơ khí ;Kỹ thuật Nhiệt; Công nghệ dệt,may.

Ngoài ra có các chương trình đặc biệt:

  • Chương trình PFIEV (Việt Pháp): Chương trình Cơ điện tử.
  • Chương trình Kỹ sư tài năng: ngành Kỹ thuật Cơ khí; Kỹ thuật Cơ điện tử; Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp.
  • Chương trình liên kết Quốc tế: ngành Cơ điện tử với trường UTS (University of Technology Sydney), Úc.
  • Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh: ngành Kỹ thuật Cơ khí; Kỹ thuật Cơ điện tử.

Hệ tiến sĩ có chương trình liên kết với Griffith University ngành Kỹ thuật Cơ khí.

Khoa Kỹ thuật Hóa học [15][sửa | sửa mã nguồn]

Các cổng của Đại học Bách Khoa

Khoa Kỹ thuật Hoá học tiền thân là Trường Cao đẳng Hoá học thuộc Trung tâm Kỹ thuật Quốc gia Phú Thọ, được thành lập từ năm 1962. Sau tháng 4 năm 1975 được đổi tên là Khoa Kỹ thuật Hoá học.[16]

Được thành lập vào năm 1962, Khoa Kỹ thuật hoá học là đơn vị duy nhất ở phía Nam đào tạo Kỹ sư, Thạc sỹ và Tiến sỹ các chuyên ngành Công nghệ hoá học, Công nghệ thực phẩm và Công nghệ sinh học. Nhiệm vụ của khoa là cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật cao, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ hoá học, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hơn 90 cán bộ chuyên môn đầy nhiệt huyết của khoa luôn cố gắng hết mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo. Với dội ngũ cán bộ nghiên cứu nhiều kinh nghiệm và các nhà khoa học trẻ năng động cùng với hệ thống 9 phòng thí nghiệm hiện đại và 1 trung tâm nghiên cứu, rất nhiều công trình nghiên cứu đã được tiến hành và ứng dụng thành công tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Để đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế, khoa Hoá không ngừng nâng cao năng lực tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên tiếp cận chương trình đào tạo chuyên nghiệp, cơ hội thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, tích luỹ kinh nghiệm thực tế thông qua các chuyến thực tập. Sinh viên khoa Kỹ thuật Hoá học có nhiều cơ hội học tập nâng cao trình độ ở nước ngoài nhờ vào các mối quan hệ hợp tác mật thiết với nhiều doanh nghiệp và trường đại học danh tiếng trên thế giới.

Gồm 07 bộ môn:

  • Bộ môn Công nghệ sinh học
  • Bộ môn Công nghệ thực phẩm
  • Bộ môn Công nghệ Hoá vô cơ
  • Bộ môn Công nghệ Hoá hữu cơ
  • Bộ môn Công nghệ chế biến dầu khí
  • Bộ môn Công nghệ Hoá lý
  • Bộ môn Máy – Thiết bị

Khoa Kỹ thuật Xây dựng [17][sửa | sửa mã nguồn]

Các cổng của Đại học Bách Khoa

Khoa Kỹ thuật Xây dựng là một trong các khoa lớn và lâu đời nhất, phát triển cùng với lịch sử hình thành của trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tiền thân Khoa Kỹ thuật Xây dựng bắt nguồn từ trường Cao đẳng Công chánh được thành lập năm 1911 tại Hà Nội. Đến năm 1957, Khoa được chuyển về Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ và sau này là trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM và tồn tại cho đến nay. Đây là cơ sở duy nhất đào tạo kỹ sư và cán sự công chánh tại miền Nam lúc bấy giờ. Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Khoa Kỹ thuật Xây dựng hiện đã có 12 Bộ môn, 1 PTN trực thuộc khoa và 8 PTN trực thuộc các bộ môn phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

Với vai trò là trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao ở khu vực phía Nam, Khoa Kỹ thuật Xây dựng cung cấp các chương trình đào tạo hiện đại và theo sát thực tiễn nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để trở thành những chuyên gia đầu ngành và các nhà lãnh đạo trong tương lai. Khoa đã phụ trách đào tạo 8 ngành từ bậc đại học, thạc sỹ đến tiến sỹ trong lĩnh vực Xây dựng gồm:

  • Kỹ thuật Công trình Xây dựng
  • Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông
  • Kỹ thuật Xây dựng Công trình biển
  • Kỹ thuật Xây dựng Công trình thủy
  • Kỹ thuật Cơ sở hạ tầng
  • Công nghệ Kỹ thuật Vật liệu xây dựng
  • Kỹ thuật Trắc địa Bản đồ
  • Kiến trúc

Khoa Công nghệ Vật liệu [18][sửa | sửa mã nguồn]

Các cổng của Đại học Bách Khoa

Khoa Công nghệ vật liệu được thành lập tháng 11 năm 2001. Mặc dù là khoa trẻ nhưng Khoa Công nghệ vật liệu đã chứng tỏ là đơn vị nghiên cứu và đào tạo xuất sắc so với các khoa khác của trường. Khoa Công nghệ vật liệu chuyên trách phát triển nguồn nhân lực và công nghệ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ vật liệu. Mục tiêu tiên quyết của khoa là trang bị các kỹ năng và kiến thức cơ bản về khoa học và công nghệ vật liệu cho sinh viên, chuẩn bị hành trang nghề nghiệp để sau khi ra trường sinh viên khoa Công nghệ vật liệu có đủ khả năng và bản lĩnh đảm đương các nhiệm vụ nghiên cứu và cải tiến công nghệ vật liệu trong nước. Để đáp ứng nhu cầu phát triển các loại vật liệu mới, Khoa định hướng và thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về vật liệu tiên tiến và công nghệ sản xuất mới.

Hiện nay, tổng số cán bộ chuyên môn của khoa là 43. Với sự nhiệt tình, sáng tạo và năng động, đội ngũ cán bộ chuyên môn của khoa đang vươn tới mục tiêu phát triển khoa Công nghệ vật liệu thành đơn vị đào tạo và nghiên cứu hàng đầu đất nước về lĩnh vực công nghệ vật liệu. Để hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu và đào tạo, Khoa đã thành lập 4 phòng thí nghiệm trang bị hiện đại có khả năng thực hiện các thí nghiệm và thử nghiệm với các lọai vật liệu và công nghệ tiên tiến. Gồm 04 bộ môn:

  • Bộ môn Vật liệu Năng lượng và Ứng dụng
  • Bộ môn Công nghệ Vật liệu Kim loại và Hợp kim
  • Bộ môn Công nghệ vật liệu Polime
  • Bộ môn Công nghệ vật liệu Silicat

Khoa Khoa học Ứng dụng [19][sửa | sửa mã nguồn]

Các cổng của Đại học Bách Khoa

Khoa Khoa học Ứng dụng (KHUD) trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh được thành lập từ năm 2003 nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực đào tạo các chuyên viên của các lĩnh vực kỹ thuật liên ngành công nghệ cao như kỹ thuật y sinh, công nghệ quang tử, khoa học tính toán v.v...

Khoa KHUD đã bắt đầu tuyển sinh từ niên khoá 2002-2003 cho hai ngành vật lý kỹ thuật y sinh và cơ kỹ thuật. Cho đến nay, Khoa đã tích cực xây dựng cơ sở vật chất và triển khai đào tạo đại học và sau đại học cho các ngành vật lý kỹ thuật, cơ kỹ thuật, toán ứng dụng và khoa học tính toán trong tương lai gần.

Nhằm đảm bảo cho một chương trình đào tạo toàn diện, khoa KHUD có thể cung cấp cho học viên một giải pháp xuyên suốt từ bậc đại học cho đến các chương trình sau đại học trong các ngành đào tạo như trên đã đề cập.

Mặt khác, khoa KHUD có một tiềm năng nghiên cứu khoa học đáng kể xuất phát từ các phòng thí nghiệm trực thuộc, đặc biệt Phòng thí nghiệm Công nghệ laser, Phòng thí nghiệm Cơ Ứng dụng và Phòng thí nghiệm Vật lý tính toán, đã có những kinh nghiệm thực tiễn và điều kiện đầy triển vọng để phát triển nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế là những hoạt động mạnh mẽ của khoa KHUD.

Khoa Khoa học Ứng dụng được thành lập vào năm 2003, hiện có 4 bộ môn: Vật lý Kỹ thuật y sinh, Vật lý Ứng dụng, Toán Ứng dụng, Cơ Kỹ thuật, đào tạo 2 chuyên ngành: Vật lý kỹ thuật, Cơ kỹ thuật.[20]

Khoa Quản lý Công nghiệp [21][sửa | sửa mã nguồn]

Khoa Quản Lý Công Nghiệp (QLCN), Trường Đại học Bách khoa được thành lập từ năm 1990 nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về quản lý ở Việt Nam. Khoa QLCN cam kết tạo ra giá trị về tri thức cho xã hội thông qua sự kết hợp các hoạt động Sáng tạo tri thức (Nghiên cứu khoa học), Chuyển giao tri thức (Đào tạo) và Sử dụng tri thức (Tư vấn & ứng dụng) trong lĩnh vực quản lý. Khoa QLCN là đơn vị cầu nối giữa các khối kiến thức kỹ thuật và khối kiến thức quản lý, tạo nên một chỉnh thể trong xu thế đào tạo liên ngành, liên lĩnh vực ngày nay.

Là một một Khoa năng động, Khoa QLCN trong những năm qua đã đào tạo hàng ngàn cử nhân, thạc sỹ, và tiến sỹ. Ngoài ra, năm 2003 Khoa đã thành lập trung tâm Business Research and Training Center (BR&T) với nhiệm vụ nghiên cứu và chuyển giao tri thức cho hàng trăm doanh nghiệp đối tác của Khoa trong những năm qua. Cộng đồng cựu sinh viên QLCN ngày càng mở rộng, và rất nhiều cựu sinh viên đã trở thành những doanh nhân và nhà quản lý thành công.

Các chương trình đào tạo hiện đang được triển khai ở Khoa QLCN gồm có:

  • Cử nhân QLCN
  • Cử nhân QLCN chất lượng cao (học bằng tiếng Anh)
  • Cao học Quản trị Kinh doanh
  • Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh
  • UIS BBA – Cử nhân QTKD (liên kết giữa ĐHBK và UIS, Hoa kỳ)
  • MAASTRICHT MBA – Thạc sĩ QTKD (liên kết giữa ĐHBK và Maastricht Business School, Hà Lan)
  • MCI-MBA – Thạc sĩ Tư vấn quốc tế về QTKD (liên kết giữa ĐHBK và Northwestern University Of Applied Sciences, Thụy Sĩ)

Với số lượng gần 60 giảng viên, hầu hết đều tốt nghiệp sau đại học từ các Trường và Viện Đại học nước ngoài (Hoa Kỳ, Úc, Thái Lan, Thụy Sĩ, Pháp, …), đội ngũ giảng dạy là thế mạnh của Khoa QLCN với các đặc điểm chính là đề cao nghiên cứu khoa học, hướng đến chất lượng và luôn chủ động trong việc đổi mới để đáp ứng với những nhu cầu mới của xã hội về giáo dục và học thuật.

Khoa QLCN có 03 chuyên ngành là Quản lý Công nghiệp, Quản trị Kinh doanh và Quản trị Vận hành với 04 bộ môn:

  • Bộ môn Hệ thống Thông tin Quản lý.
  • Bộ môn Tài chính.
  • Bộ môn Tiếp thị & Quản lý.
  • Bộ môn Quản lý Sản xuất & Điều hành.

Khoa Môi trường và Tài nguyên [22][sửa | sửa mã nguồn]

Các cổng của Đại học Bách Khoa

Khoa Môi trường và Tài nguyên

Tiền thân của Khoa Môi trường hiện nay là Bộ môn Kỹ thuật môi sinh thuộc Khoa Xây dựng được thành lập vào năm 1981. Đến ngày 28 tháng 9 năm 1999, Bộ môn chính thức trở thành Khoa Môi trường. Năm 2014, khoa được đổi tên thành khoa Môi trường và Tài nguyên.

Thực hiện sứ mệnh của Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM, Khoa Môi trường và Tài nguyên là một trong những nơi đào tạo, nghiên cứu khoa học – chuyển giao công nghệ, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội – môi trường bền vững cho phía Nam và cả nước, mục tiêu vươn tới trình độ ngang tầm các quốc gia tiên tiến trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của khu vực Châu Á và thế giới.

Khoa gồm 05 bộ môn trực thuộc: (1) Kỹ thuật Môi trường; (2) Quản lý Môi trường; (3) Hệ thống Thông tin Môi trường và Tài nguyên; (4) An toàn, Sức khỏe và Môi trường; (5) Khoa học và Công nghệ Nước.

Ngoài ra, Khoa còn có 02 Phòng thí nghiệm trực thuộc hỗ trợ Khoa trong công tác nghiên cứu khoa và giảng dạy: (1) PTN Phân tích Môi trường; (2) PTN Mô hình hóa Môi trường.

Hiện nay, Chương trình đào tạo Chính qui đại trà và Chất lượng cao của khoa gồm 2 ngành: (1) Kỹ thuật Môi trường; (2) Quản lý và Tài nguyên Môi trường.

Khoa hiện có 36 cán bộ trong đó có 11 Phó Giáo sư, 07 Tiến sĩ và 12 Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý và Kỹ thuật Môi trường, hầu hết được đào tạo ở các trường đại học và viện nghiên cứu ở nước ngoài (Anh, Nga, Hàn Quốc, Nhật  Bản, Úc, Thái Lan…)

Trong những năm vừa qua, Khoa đã tích cực thực hiện nhiều đề tài, hợp đồng nghiên cứu khoa học đóng góp thiết thực cho công tác phát triển công nghệ và giải pháp quản lý bảo vệ môi trường, cụ thể trong các lĩnh vực: Ứng phó biến đổi khí hậu; Quản lý môi trường đa lĩnh vực; Nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý nước – khí – bùn thải; Ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám và mô hình hóa trong quản lý; An toàn – sức khỏe trong môi trường lao động; Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cho quy mô doanh nghiệp hoặc địa phương

Khoa Kỹ thuật Giao thông [23][sửa | sửa mã nguồn]

Các cổng của Đại học Bách Khoa

Vào 15/06/2000, Khoa Kỹ thuật Giao thông được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 bộ môn Cơ khí Ô tô, Cơ khí Tàu thủy và Kỹ thuật Hàng không, nhằm đảm nhiệm sứ mệnh quan trọng: “Khoa Kỹ thuật Giao thông – Trường Đại học Bách Khoa là một trong những trung tâm chuyển giao công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực kỹ thuật và quản lý giao thông ở Việt Nam”. Khoa đặt mục tiêu đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực với kiến thức chuyên môn vững chắc và kỹ năng chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao trong các hoạt động nghiên cứu, phát triển, thiết kế, chế tạo và vận hành các phương tiện giao thông cho khu vực phía Nam và cả nước.

Khoa Kỹ thuật giao thông có 41 cán bộ. Vào năm 2004, bên cạnh các phòng thí nghiệm của từng bộ môn, phòng thí nghiệm động cơ đốt trong với kỹ thuật hiện đại từ AVL List GmbH (Cộng hòa Áo) đã được đưa vào vận hành nhằm phục vụ cho chương trình đào tạo sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Khoa Kỹ thuật Giao thông hiện tại có 03 bộ môn:

  • Bộ môn Kỹ thuật Hàng không
  • Bộ môn Kỹ thuật Ô tô - Máy động lực
  • Bộ môn Kỹ thuật Tàu thủy

Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí [24][sửa | sửa mã nguồn]

Các cổng của Đại học Bách Khoa

Tiền thân là khoa Địa chất, được thành lập năm 1978. Qua nhiều năm phát triển và thêm nhiều chuyên ngành, năm 2004, khoa có tên chính thức là Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí. Khoa đào tạo các chuyên ngành: Địa chất môi trường, Địa kỹ thuật, Địa chất dầu khí, Địa chất khoáng sản, Khoan và khai thác dầu khí.[25]

Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu Khí hiện tại có 4 bộ môn:

  • Bộ môn Địa kỹ thuật
  • Bộ môn Tài nguyên Trái đất và Môi trường
  • Bộ môn Địa chất Dầu Khí
  • Bộ môn Khoan và Khai thác dầu khí

Trung tâm Đào tạo Bảo dưỡng Công nghiệp [26][sửa | sửa mã nguồn]

Các cổng của Đại học Bách Khoa

Trung tâm Đào tạo Bảo dưỡng Công nghiệp

Trung tâm Đào tạo Bảo dưỡng Công nghiệp (BDCN) thuộc Trường Đại Học Bách Khoa – ĐHQG-HCM, được thành lập năm 1996 theo Quyết định số 169/GD-ĐT. Trung tâm là kết quả của chương trình hợp tác Việt – Pháp “Đào tạo kỹ thuật viên cao cấp” nhằm đáp ứng nhu cầu kỹ nghệ Việt Nam trong lĩnh vực bảo dưỡng công nghiệp. Mô hình đào tạo của Trung tâm có nét tương tự với mô hình đào tạo của các Viện Đại học Công nghệ (Institut Universitaire de Technologie – IUT) ở Pháp.

Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Trung tâm gồm 06 Tiến sĩ, 06 Thạc sĩ và 03 Kỹ sư, trong đó có 01 Tiến sĩ đang làm nghiên cứu sau tiến sĩ ở nước ngoài. Các cán bộ giảng dạy được đào tạo từ các nguồn khác nhau trong và ngoài nước và đa số đều đã được huấn luyện về thực hành tại các trường IUT (Institut Universitaire de Technologie)của Lyon và Grenoble (Pháp).

Sau hơn 20 năm (1996 – 2017), Trung tâm đã đào tạo được 2667 sinh viên ngành Bảo dưỡng Công nghiệp về cơ điện và điện lạnh. Sinh viên tốt nghiệp từ Trung tâm được trang bị rất tốt các kỹ năng thực hành về điện, điện tử, lập trình vi điều khiển, lập trình PLC (programmable logic controller), nhiệt lạnh, thủy lực, khí nén, hàn, lắp ráp cơ khí, kiểm tra không phá hủy và giám sát chẩn đoán tình trạng máy móc. Sinh viên có thể tham gia vào quá trình lắp đặt, điều chỉnh, sử dụng và bảo dưỡng các thiết bị công nghiệp nhằm đảm bảo sản xuất chất lượng và liên tục.

Hiện nay, trung bình mỗi năm, số sinh viên theo học tại Trung tâm là 540 và đảm bảo cung cấp nhân lực đáp ứng sự gia tăng nhu cầu về kỹ thuật viên lành nghề ở lĩnh vực bảo dưỡng công nghiệp tại các nhà máy.

Trung tâm trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Kỹ thuật xây dựng;[27]
  • Trung tâm Hỗ trợ sinh viên & Việc làm [28]
  • Trung tâm Nghiên cứu công nghệ và Thiết bị Công nghiệp [29]
  • Trung tâm Nghiên cứu Thiết bị và Công nghệ Cơ khí Bách Khoa [30]
  • Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Đào tạo Quản trị doanh nghiệp [31]
  • Trung tâm Nghiên cứu về Nước khu vực Châu Á (CARE) [32]
  • Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ [33]
  • Trung tâm Công nghệ lọc hóa dầu;[34]
  • Trung tâm Bồi dưỡng Kỹ thuật Văn hóa Bách Khoa;[35]
  • Trung tâm Ngoại ngữ[36];
  • Trung tâm Kỹ thuật điện toán;[37]
  • Trung tâm Đào tạo bảo dưỡng công nghiệp;[38]
  • Trung tâm Công nghệ thông tin địa lý;[39]
  • Trung tâm Nghiên cứu vật liệu Polyme;[40]

Thành tích đạt được[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Bách khoa đã nhận được Huân chương Lao động hạng Nhất (1998), Huân chương Độc lập hạng Ba (2002), danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2005), Huân chương Độc lập hạng Nhì (2007) và Huân chương Độc lập hạng Nhất (2012) cùng với nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ban ngành, đoàn thể.

Đạt nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. Trong 10 năm gần đây đã đạt 208 giải Olympic trong đó có 31 giải nhất, 29 giải nhì, 72 giải ba. Đặc biệt sinh viên trường Đại học Bách khoa đã ba lần đạt chức vô địch Robocon châu Á - Thái Bình Dương năm 2002 (Nhật Bản, năm đầu tiên tổ chức), 2004 (Hàn Quốc) và 2006 (Malaysia).[41]

Năm 2014, trường đạt tiêu chuẩn kiểm định ABET ở 2 ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật Máy tính. Trở thành trường đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam đạt chuẩn kiểm định ABET.

Năm 2017, trường đạt tiêu chuẩn AUN-QA do Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) đánh giá. Bộ tiêu chuẩn đánh giá cấp trường của AUN-QA được các chuyên gia hàng đầu trong ASEAN xây dựng gồm 25 tiêu chuẩn, 111 tiêu chí, bao quát tất cả các lĩnh vực của một trường đại học như quản lý chiến lược, hệ thống, chức năng và kết quả hoạt động. Bộ tiêu chuẩn này tương thích với bộ tiêu chuẩn của Hoa Kỳ và châu Âu. Đây là trường đại học thành viên đầu tiên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và là trường thứ hai trong cả nước được đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn AUN-QA, trường thứ tư được đánh giá trong toàn khu vực Đông Nam Á.[42]

Ngoài ra, trường là đơn vị có số lượng chương trình đạt chuẩn kiểm định quốc tế nhiều nhất trên phạm vi toàn quốc với 29 chương trình đạt chuẩn quốc tế (HCERES, ABET, CTI, FIBAA, ...).[43]

Cựu sinh viên nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Phan Văn Sáu, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam, bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng
  • Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Ô tô Trường Hải (Thaco)
  • Trần Quí Thanh, người sáng lập và Giám đốc điều hành Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát
  • Huỳnh Hữu Bằng, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần SBT
  • Hồ Minh Trí, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Đầu tư Thương mại Phát Tiến
  • Hồ Quỳnh Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc Công ty Bóng đèn Điện Quang

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng.
  • Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “LOGO_DHBK”. Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM. 6 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  2. ^ https://www.topuniversities.com/universities/viet-nam-national-university-ho-chi-minh-city-vnu-hcm.
  3. ^ “2018 Vietnamese University Ranking”.
  4. ^ a b “Vietnam National University - Ho Chi Minh City (VNU-HCM)”. Top Universities.
  5. ^ “Công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục”.
  6. ^ “Đào tạo Đại học - Cao đẳng”.
  7. ^ “Chương trình Kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp”.
  8. ^ “OISP”.
  9. ^ “Đào tạo Sau Đại học”.
  10. ^ “Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính”.
  11. ^ “Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính - ĐH Bách khoa [[Thành phố Hồ Chí Minh]]”. Cse.hcmut.edu.vn. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2013.
  12. ^ “Khoa Điện - Điện tử”.
  13. ^ “Đại học bách khoa [[Thành phố Hồ Chí Minh]] - Khoa Điện Điện Tử”. Dee.hcmut.edu.vn. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2013.
  14. ^ “Khoa Cơ khí”.
  15. ^ “Khoa Kỹ thuật Hóa học”.
  16. ^ “Khoa Kỹ thuật Hóa Học”. Dch.hcmut.edu.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2013.
  17. ^ “Khoa Kỹ thuật Xây dựng”.
  18. ^ “Khoa Công nghệ Vật liệu”.
  19. ^ “Khoa Khoa học Ứng dụng”.
  20. ^ “Your Page Title”.
  21. ^ “Khoa Quản lý Công nghiệp”.
  22. ^ “Khoa Môi trường và Tài nguyên”.
  23. ^ “Khoa Kỹ thuật Giao thông”.
  24. ^ “Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí”.
  25. ^ http://www.geopet.hcmut.edu.vn/
  26. ^ “Trung tâm Đào tạo và Bảo dưỡng Công nghiệp”.
  27. ^ “Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Kỹ thuật xây dựng”.
  28. ^ “Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên & Việc làm”.
  29. ^ “Trung tâm Nghiên cứu công nghệ và thiết bị công nghiệp”.
  30. ^ “Trung tâm Nghiên cứu Thiết bị và công nghệ cơ khí bách khoa”.
  31. ^ “Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ đào tạo Quản trị doanh nghiệp”.
  32. ^ “Trung tâm nghiên cứu về Nước khi vực châu Á”.
  33. ^ “Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ”.
  34. ^ “Home”. Rptc.hcmut.edu.vn. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2013.
  35. ^ “Trang chủ”. Truy cập 1 tháng 10 năm 2015.
  36. ^ “It works!”. Flc.hcmut.edu.vn. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2013.
  37. ^ “Website Trung Tâm Kỹ Thuật Điện Toán Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh”.
  38. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2022.
  39. ^ [1]
  40. ^ “Trung tâm Nghiên cứu vật liệu Polyme”.
  41. ^ “Thành tích của Trường”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2009.
  42. ^ “Trường đầu tiên của ĐHQG TP.HCM được đánh giá ngoài bởi AUN”.
  43. ^ “CHÚ THÍCH”.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trang chủ Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG-HCM
  • Lịch sử Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG-HCM
  • Phòng Đào tạo Sau đại học - Trường ĐHBK - ĐHQG-HCM
  • Phòng Đào Tạo - Trường ĐHBK - ĐHQG-HCM