Ca sĩ quê hải dương là ai?

ĐỀ TÀI SƯU TẦM NGHIÊN CỨU VỀ NGHỆ SĨ TIÊU BIỂU HẢI DƯƠNG TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

Chủ nhiệm đề tài: Khúc Kim Tính, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hải Dương.

Cơ quan chủ trì: Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hải Dương.

Thời gian thực hiện: Năm 1999-2000.

Đề tài đã được tổng kết.

I. MỤC TIÊU

Mục tiêu của đề tài cung cấp thông tin, tư liệu một cách ngắn gọn, đầy đủ, chính xác, giúp mọi đối tượng, đặc biệt là học sinh tìm hiểu về nghệ thuật sân khấu và ca nhạc, giá trị đích thực của văn học nghệ thuật Hải Dương, khơi dậy lòng tự hào, yêu mến quê hương, khơi dậy ý thức trách nhiệm về bảo tồn và phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến.

II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Tổng quan nghiên cứu về nghệ thuật Hải Dương.

Nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, Hải Dương nay, xứ Đông xưa là một trong những nơi hội tụ những tinh hoa của nền văn minh lúa nước. Một trong những hình thức nghệ thuật được cư dân trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ ưa thích nhất là nghệ thuật Chèo. Nghệ thuật Chèo xuất hiện sớm nhất ở đất Hồng Châu xưa, nay là Hải Dương. Người nghệ sĩ dân gian đầu tiên được sử sách ghi nhận là người Hồng Châu. Như vậy có thể khẳng định rằng Hải Dương là nơi nghệ thuật ca múa phát triển, tiêu biểu là nghệ thuật chèo.

Thời điểm thứ nhất: Thời Đinh, thời Lý lưu danh 7 nghệ nhân chèo thì hai vị phát tích ở Hải Dương là Huyền nữ Phạm Thị Trân được bổ nhiệm "chuyên dạy múa hát trong quân đội" và ở địa phương. Đó là những nhà sư phạm đầu tiên của sân khấu dân tộc quê Hải Dương.

Thời điểm thứ hai: Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) đến 1960, ngành chèo còn 8 vị nghệ nhân tài năng vượt bậc, đồng thời là 8 nhà sư phạm uyên thâm, hoạt động mẫu mực, thì bốn vị quê ở Hải Dương, mỗi người một vẻ tài hoa góp vào sự nghiệp đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ chèo, đó là: Nghệ nhân Nguyễn Quang Thức người làng Thủ Pháp, mở hàng chục lớp dạy chèo, tuồng ở trong tỉnh và ngoài tỉnh; Nghệ sĩ nhân dân Trịnh Thị Lan (tức cụ Cả Tam) đặc truyền cả hai vai nữ chính và nữ lệch. Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Văn Thịnh (tức cụ Trùm Thịnh: 1883 - 1973) đặc truyền cả vai kép văn và vai lão; Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Thị Minh Lý đặc truyền về thanh, bà hát Chèo hay, dạy hát chèo giỏi chưa ai sánh kịp, góp công đầu và công lớn xây dựng bộ môn hát chèo hiện đại. Đây là một nghệ sĩ tài hoa tiêu biểu nhất của người Hải Dương với nghệ thuật truyền thống. Họ vừa là những nghệ sĩ lớn, vừa là những người thầy lớn của ngành chèo nửa sau thế kỷ XX, trực tiếp đào tạo, hướng dẫn thế hệ nghệ sĩ tiền thân của Nhà hát chèo Việt Nam và thế hệ tiền thân của các đoàn chèo địa phương.

Như vậy, người Hải Dương đã nổi tiếng về tài múa hát và được trọng dụng từ thời Đinh, rồi Chiếng Chèo Đông sau này cũng nổi tiếng trong tứ chiếng. Các bậc nghệ sĩ tiền bối ấy đã cống hiến cả cuộc đời và sức sáng tạo lớn vào việc xây dựng nền sân khấu dân tộc từ thuở sơ khai cho đến khi cách mạng thành công. Đó không chỉ là niềm tự hào của quê hương Hải Dương, mà còn là niềm tự hào chung của đất nước.

2. Chân dung nghệ sĩ, những đóng góp nghệ thuật và đánh giá cống hiến.

Đề tài thực hiện khắc hoạ chân dung các nghệ sĩ với những tác phẩm, thành tích tại những thời điểm cách mạng cũng như quá trình trưởng thành của nghệ sĩ theo thời gian.

Tại chiến khu Việt Bắc, ngay ngày đầu thành lập Văn công nhân dân Trung ương, tổ chèo chỉ có 5 nghệ sĩ là Năm Ngũ, Dịu Hương, Cả Tam, Thái Ly và Mai Khanh thì ba người quê ở Hải Dương. Tổ chèo này là tiền thân của Đoàn Chèo Trung ương, rồi Nhà hát Chèo Việt Nam ngày nay.

Nghệ sĩ Thái Ly có thân hình mềm mại, uyển chuyển giống như con gái được chọn cử đi học nghề múa ở Trung Quốc. Ông là ngôi sao sáng nhất trong nghệ thuật múa Việt Nam, là một trong những viên đá tảng đầu tiên đặt nền móng vững chắc cho ngành múa nước nhà.

Nghệ sĩ Mai Khanh tu nghiệp 6 năm ở Trung Quốc, khi trở về nước ông được cử làm chủ nhiệm khoa thanh nhạc của Trường Âm nhạc Việt Nam. Ông là Nhà giáo thanh nhạc đầu tiên được Nhà nước phong học vị Giáo sư.

Tác giả Lộng Chương, Đỗ Nhuận, Phạm Tuyên là những thanh niên tri thức, có lòng yêu nước sâu sắc và sớm giác ngộ cách mạng. Họ là những người đi tiên phong trên mặt trận tư tưởng và nghệ thuật.

Nhìn lại chặng đường 9 năm trường kỳ kháng chiến, đội ngũ văn nghệ sĩ là người Hải Dương tuy đứng ở nhiều vị trí khác nhau, nhưng tấm lòng và tài năng đều hướng vào cuộc kháng chiến kiến quốc vĩ đại của dân tộc.

3. Đề tài thực hiện xác định Hải Dương là một trong những cái nôi nghệ thuật.

Sân khấu không chuyên Hải Dương đã đào tạo, cung cấp cho các Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp nhiều nghệ sĩ xuất sắc. Tiêu biểu như các nghệ sĩ: Kim Ly, Văn Thản, Thanh Giang, Thanh Vấn, Thuý Mơ, Ngọc Bảo (đoàn Chèo Hải Dương); Minh Huệ (đoàn Chèo Quảng Ninh); Thanh Bình, Lan Minh, Trần Nhượng, Thuý Mỵ, Hải Yến, Kim Oanh (ở nhiều đoàn nghệ thuật khác).

Những nghệ sĩ bắt đầu hoạt động nghệ thuật trong thời kỳ chống Mỹ, sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước càng có điều kiện thuận lợi để trau dồi và phát triển nghề nghiệp.

Nghệ sĩ nhân dân Trọng Khôi là người có nhiều thành công trong lĩnh vực biểu diễn, ông liên tiếp được đảm nhiệm nhiều vai chính được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Nghệ sĩ Nhân dân. Từ đầu năm 1990, Trọng Khôi được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam, sau đó là Giám đốc. Được bầu làm Tổng Thư ký Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (nhiệm kỳ 1999 - 2004).

Nhạc sĩ Minh Khang từng tu nghiệp tại Nhạc viện Ôdetxa (Liên Xô cũ, nay thuộc Ucraina). Cùng một lúc anh theo học cả 2 chuyên ngành: Lý luận và sáng tác. Sau sáu năm tu nghiệp, Minh Khang đã tốt nghiệp loại ưu. Hiện nay anh là chủ nhiệm khoa Sáng tác - Lý luận - Chỉ huy của Nhạc viện Hà Nội.

Nhạc sĩ Vũ Trọng Tường lớn lên tại phố Đông Thị, nay là phố Quang Trung, thành phố Hải Dương. Từ năm 1996 đến nay, hầu như năm nào anh cũng nhận được giải thưởng.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân là con trai của nhạc sĩ Đỗ Nhuận được người cha dạy cho những nốt nhạc đầu tiên đồng thời cũng được thừa hưởng vốn âm nhạc của người cha kính yêu. Đỗ Hồng Quân là người Việt Nam đầu tiên được nhận thẳng vào hệ Đại học của Nhạc viện Traicốpxki. Hiện nay nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân là Trưởng ban Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam, Phó Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

4. Nhận xét đánh giá công lao cống hiến của nghệ sĩ người Hải Dương.

Những nghệ sĩ tiêu biểu là người Hải Dương đang sinh sống trên quê hương hoặc trên các miền quê khác đều đã chín rộ tài năng, đóng góp nhiều mặt cho nền nghệ thuật nước nhà. Phần lớn họ đã có mặt trong hai cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của dân tộc.

Cống hiến lớn lao, tài năng xuất sắc họ đã được đất nước tôn vinh và trao tặng những phần thưởng xứng đáng. Đã có 2 nghệ sĩ được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh ngay đợt phong tặng đầu tiên (Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và nghệ sĩ Thái Ly); 5 nghệ sĩ được phong tặng và truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, trong đó có nghệ sĩ được nhận học vị giáo sư (Mai Khanh và Thái Ly), 5 nghệ sĩ ưu tú và 5 tác giả có những thành công lớn trong sự nghiệp sáng tác. Đặc biệt, gia đình cụ Trùm Thịnh quê ở Bến Trại, huyện Thanh Miện có 4 người được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú. Cụ và con gái Nguyễn Thị Minh Lý được phong danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Hai con trai cụ là nghệ sĩ Thanh An và nghệ sĩ Ba Bái được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.

5. Thành công của đề tài.

Những nghệ sĩ tiêu biểu trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và xây dựng đất nước đã kế tục sự nghiệp của lớp đàn anh một cách xuất sắc.

Tổng hợp xác định tính đến tháng 9/1999 đã có hơn 30 nghệ sĩ người Hải Dương được Nhà nước phong tặng các danh hiệu vinh dự và nhiều tác giả xuất sắc được nhận phần thưởng cao quý mãi mãi để lại những dấu son tươi thắm trong lịch sử.

Xuất bản thành sách Chân dung nghệ sĩ tiêu biểu Hải Dương tập I, tập II.

Người Hải Dương nói riêng và nhân dân cả nước nói chung luôn luôn quý trọng và ngưỡng mộ tài năng của họ.

III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Công trình khoa học "Sưu tầm, nghiên cứu về văn nghệ sỹ tiêu biểu Hải Dương trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước" đã xuất bản thành hai tập sách với tổng số hơn 1.000 cuốn đã được phổ biến rộng rãi trong tỉnh tới các cơ quan, đơn vị, trường học và giới thiệu ra tỉnh ngoài. Hai tập sách này đã được đông đảo dư luận hoan nghênh. Các trường học và nhiều đơn vị đã lấy đó làm đề tài nghiên cứu, tham khảo, giáo dục truyền thống.

Danh hài quê Hải Dương Mạc Văn Khoa được diễn viên Huy Khánh tiết lộ ở biệt thự biệt thự 50 tỷ khiến nhiều người bất ngờ.

Cách đây 6 năm, nhờ giành giải á quân Cười xuyên Việt phiên bản thường, nam diễn viên đến từ Hải Dương trở nên đắt show hơn. Diễn viên Huy Khánh đã có dịp đến thăm căn biệt thự của Mạc Văn Khoa. Anh tiết lộ giá trị nơi này lên đến 50 tỷ đồng. Tuy người trong cuộc khẳng định chỉ là căn nhà đi thuê, thế nhưng, nhiều khán giả cho rằng Mạc Văn Khoa không muốn khoa trương sự giàu có. Mạc Văn Khoa tiết lộ thu nhập: “300 triệu đồng mỗi tháng trong nghề có lẽ không phải là điều gì to tát nếu đem ra so sánh. Tôi không muốn tiết lộ quá nhiều về chuyện thù lao, mà điều quan trọng là tôi được khán giả yêu mến, và vai diễn của mình được họ ghi nhớ.” 

Ca sĩ quê hải dương là ai?
Ca sĩ quê hải dương là ai?
Ca sĩ quê hải dương là ai?

Vợ anh từng chia sẻ hình ảnh bên trong chung cư ở quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh có giá "siêu khủng". Được biết, căn biệt thự của nam diễn viên hài tọa lạc ở khu đất vàng, ngay đảo Kim Cương, diện tích rộng khoảng 500m2 vô cùng sang trọng. Căn biệt thự sở hữu gam màu trung tính tới màu sắc chủ đạo là trắng kem, điểm nhấn chính là sự bề thế, hoành tráng với 4 tầng lầu. Trước cổng nhà có thêm cây cảnh, mái vòm xe hơi và khuôn viên rộng rãi.

Không chỉ vậy,  Mạc Văn Khoa lại khiến người hâm mộ “choáng váng” khi anh tặng người yêu chiếc xế hộp trị giá hơn 1 tỷ đồng cho kỷ niệm 5 năm yêu nhau. Sở hữu gia thế khủng là thế nhưng nhìn bề ngoài ít ai đoán được đây là một nghệ sĩ giàu nhất nhì showbiz Việt hiện nay: “Mặc sang chảnh, ăn uống nhà hàng, lui tới chốn sành điệu không có trong mục đích sống của tôi. Tôi vẫn thích ăn quán lề đường, đi dép tổ ong, dép lào hơn đi giày, mặc vest”, anh nói.

Ca sĩ quê hải dương là ai?