Khoai sâm đất trồng ở đâu

Thời gian gần đây, có một loại sâm độc đáo từ các tỉnh vùng núi phía Bắc như Lào Cai đang dần trở thành thực phẩm phổ biến với mỗi gia đình: khoai sâm đất. Loại củ này không chỉ bổ dưỡng mà còn khá ngon ngọt như lê. Chính điều ấy kích thích sự tò mò của chúng ta về loại cây đặc biệt này. Hãy cùng tìm hiểu cách trồng cây sâm đất cho củ năng suất cao.

Cây sâm đất Hoàng Sin Cô là cây gì?

Cây sâm đất Hoàng Sin Cô hay còn có cách gọi khác là sâm khoai, địa tàng thiên, thượng đẳng sâm, sâm Fansipan, táo đất… Cây có tên khoa học là Smallanthus sonchifolius, thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Ban đầu khoai sâm đất là loại cây mọc tự nhiên ở vùng rừng núi tỉnh Lào Cai. Sau này khi đã phát hiện công dụng của sâm đất, người ta bắt đầu nhân giống cây ở nhiều nơi, đem trồng trong vườn nhà để thu hoạch.

Khoai sâm đất trồng ở đâu

Lá cây sâm đất hình tam giác có chóp nhọn, mép lá hơi răng cưa, hai bề mặt lá có lông to. Củ sâm đất có hình dáng gần giống củ khoai lang, vị ngọt mát gần như vị của táo hay lê, vừa ăn sống được mà cũng có thể chế biến thành nhiều món ngon. Trong Đông y, củ sâm đất là một dược liệu quý, dùng làm thuốc phòng chữa bệnh và nâng cao sức khỏe.

Hướng dẫn cách trồng cây sâm đất đạt năng suất cao

Theo Phó giáo sư – Tiến sĩ Hồ Bá Do: “Cây này dễ trồng hơn cả khoai sọ, khoai tây. Tuy nhiên, điểm khác biệt là cây chỉ sinh trưởng tốt ở những nơi có khí hậu lạnh và độ cao hơn 1.600m so với mực nước biển. Ở độ cao trên 1.600m cây mới cho củ ngọt, còn dưới độ cao này thì củ không ngọt, còn dưới 1000m thì không có củ”.

Do đó, nếu bạn trồng sâm đất ở vùng đồng bằng, cây vẫn cho củ nhưng có thể không to và ngọt bằng những cây ở vùng cao. Chính điều này khiến khoai sâm đất trở thành đặc sản của vùng Lào Cai. Thời gian gần đây, đã có nhiều địa phương khuyến khích nhân giống cây khoai sâm đất, ví dụ như vùng Buôn Mê Thuột hay vùng núi miền Trung.

Cách trồng khoai sâm đất đúng kỹ thuật như sau:

Chọn đất trồng cây sâm đất

Sâm đất Hoàng Sin Cô cần được trồng ở nơi đất đai màu mỡ, khô ráo. Bạn nên phối trộn đất thịt vườn nhà với một số phân hữu cơ hoại mục để trồng cây. Có thể sử dụng tỉ lệ đất trồng bao gồm: 80% đất thịt + 10% phân chuồng hoai mục + 10% tro trấu hoặc rơm.

Bí quyết để tránh mầm bệnh cho cây đó là rắc một ít vôi bột xung quanh đất trồng, khoảng nửa tháng sau hẵng trồng cây con xuống.

Khoai sâm đất trồng ở đâu

Đảm bảo ánh sáng và nước

Cây sâm đất vốn sống trong tự nhiên ở vùng núi, có tán rừng che phủ tốt. Tuy nhiên, đây là loại cây ưa sáng, cần nhiều ánh nắng. Cách trồng cây sâm đất đúng đắn là trồng ở ngoài trời, tránh đặt trong nhà.

Khoai sâm đất cũng ưa ẩm, trung bình từ 85 – 90 %. Do đó, bạn phải tưới nước thường xuyên, đặc biệt là vào mùa khô. Thích hợp nhất là trồng cây sâm đất ở nơi có mưa nhiều.

Cách trồng cây sâm đất từ hạt

Hạt giống cây sâm đất cần ngâm qua nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh (2 phần nước sôi 3 phần nước lạnh) khoảng vài giờ đồng hồ. Sau đó vớt hạt ra, dùng que chọc lỗ xuống đất rồi cho hạt vào, lấp kín đất.

Bạn nên dùng lưới thưa cho bớt phần nắng (không che hoàn toàn) cho luống gieo hạt sâm đất. Nhớ tưới nước thường xuyên và theo dõi tình trạng nảy mầm của hạt nhé.

Cách trồng cây sâm đất từ củ giống

Cách trồng sâm đất từ củ giống hay hom giống là phương pháp giúp cây lớn nhanh và dễ cho củ hơn. Bên cạnh đó, cách làm này cũng giống cây sâm đất mới mang đầy đủ những đặc tính tốt từ cây mẹ. Do đó, bạn cần chọn củ giống khoẻ mạnh để cho cây con năng suất hơn.

Khoai sâm đất trồng ở đâu

Đầu tiên, bạn lấy đoạn từ gốc rễ tới giữa thân, không lấy phần ngọn vì có thể gây thối gốc khi giâm. Chiều dài mỗi hom giống cỡ 10 – 20 cm, tỉa bớt mắt lá, chỉ chừa 1 đến 3 lá. Sau khi giâm cây giống xuống đất, cần tưới ẩm thường xuyên. Sau 15 ngày, khi cây đã bắt đầu bén rễ và phát triển lá con, bạn có thể đem trồng.

Cách chăm sóc cây sâm đất

Ngoài việc tưới nước thường xuyên và bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bằng phân hữu cơ, cách trồng cây sâm đất đúng kỹ thuật là phải chăm sóc phòng ngừa sâu bệnh.

Trong quá trình trồng, bạn cần thường xuyên quan sát để nhổ hết cỏ dại mọc xung quanh, tỉa bỏ lá già, thu gom xử lý cây sâu bệnh. Đồng thời, thực hiện những biện pháp chống côn trùng, dịch hại bằng cách che chắn cẩn thận bằng bẫy lồng hoặc lưới rào.

Hướng dẫn cách thu hoạch cây sâm đất

Thông thường cây sâm đất được trồng từ trước tết tới tháng 9 – 10 hàng năm, khi cây trổ hoa vàng tươi thì cũng là mùa thu hoạch. Trường hợp bạn muốn sử dụng lá sâm đất thì chỉ cần cây phát triển 20 – 30 cm là có thể dùng dao sắc cắt đi, từ đó phần thân sẽ đâm chồi lá mới.

Cây sâm đất Hoàng Sin Cô thích hợp trồng nơi đỉnh núi, có khí hậu mát mẻ. Vùng chân núi hay trung du vẫn có thể trồng cây sâm đất, nhưng phải thu hoạch sớm trước tháng 11 dương lịch. Nếu thu hoạch trễ, củ rễ có thể bị nhũn, hỏng.

Mặc dù củ sâm đất có giá thành không cao, được ví như cây sâm dành cho nhà nghèo, thì vẫn có nhiều người muốn tự trồng cây sâm đất, vừa đảm bảo chất lượng, lại luôn có sẵn để sử dụng. Hy vọng những chỉ dẫn về cách trồng cây sâm đất ở trên có thể giúp ích cho bạn phần nào. Nếu bạn cần tham khảo cách trồng các loại cây khác như sâm Ngọc Linh thì có thể theo dõi ở đây.

Khoai sâm (hay còn gọi là sâm đất, địa tàng thiên, hoàng shin cô..) là loại cây mọc hoang trong vườn nhà, trong rừng hoặc những nơi ẩm ướt. Từ lâu đời, dân gian ta đã biết sử dụng lá sâm đất để nấu canh, để luộc thành rau ăn vì đây là món ăn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Còn trong Đông y, củ sâm đất được coi là một vị thuốc quý, rất đáng được sử dụng để phòng chữa bệnh và nâng cao sức khỏe.

Các bản thảo y học cổ truyền ghi nhận sâm đất có tính hàn, vị hơi đắng, cay; có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, long đờm, có tác dụng trị liệu như giảm đau, sưng trong viêm khớp… Dân gian thường lấy củ sâm đất ngâm rượu uống; nấu canh ăn giúp giải nhiệt cơ thể, làm mát gan…

Còn theo tạp chí Livestrong, trong củ sâm đất có chứa một loại đường gọi là fructooligosaccharide, có thể làm giảm mức triglycerides và lipoprotein đến mức thấp nhất, từ đó làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể. Từ những tác dụng ấy, rất nhiều người hiện nay đang săn lùng củ sâm đất như một vị thuốc bồi bổ sức khỏe, phòng chữa bệnh thường gặp.

Mùa khoai sâm kéo dài 1 tháng, bắt đầu từ đầu tháng 11, nhưng củ này để được rất lâu. Chỉ cần để nơi khô, thoáng là có thể bảo quản đến nửa năm. Càng để lâu, củ xuống nước ăn càng ngọt. Nếu ăn sống khoai sâm thì thấy có vị ngọt mát, nhiều nước, ngon

giòn hơn củ đậu. Thời xưa còn khó khăn, với đồng bào dân tộc thì khoai sâm chỉ được ăn sống hoặc luộc suông như khoai lang hay sắn, khi ăn thấy ngọt hơn và có mùi của núi rừng hơn so với khoang lang, nhưng cũng chỉ là món ăn cốt để no. Còn bây giờ khoai sâm đã lột xác, đã ngồi chễm chệ trên những mâm cao cỗ đầy.

Khoai sâm vốn là đặc sản nổi tiếng được trồng ở Lào Cai. Thoạt nhìn, chúng chẳng khác gì khoai lang, củ to củ nhỏ lẫn lộn, lấm lem đất cát. Nhưng khi bổ ra, ruột khoai trong màu vàng.

Mỗi khi vào mùa, các bà nội trợ ở thành phố lại đua nhau mua khoai sâm về chế biến thành đủ món như khoai sâm xào thịt bò, canh xương khoai sâm, khoai sâm trộn nộm,... thậm chí, ép lấy nước uống.

Có thể nói, nộm là món ăn đặc biệt của loại khoai này bởi nó có vị ngòn ngọt, thơm thơm, mọng nước, giúp giải "cơn háo" của những ngày thu đông chớm lạnh. Chỉ với dầu dấm, gia vị và ít rau mùi cũng ngon rồi, nhưng nếu có thêm tôm đất hấp, lột vỏ, xẻ đôi và thịt ba chỉ luộc xắt sợi nữa thì chẳng có món nộm nào sánh bằng.

Tháng 12 này Trung Tâm Chế Phẩm Sinh Học đang có chương trình khuyến mãi "Đồng giá cuối năm - không lo về giá", bà con bấm vào hình bên dưới để xem chi tiết chương trình.

Khoai sâm đất trồng ở đâu

Khoai sâm xào với thịt bò cũng ngon. Xắt khoai thành sợi hay lát tuỳ thích nhưng không mỏng quá vì khoai sẽ bị nát. Khi xắt xong để khoai ra ngoài gió cho hơi héo đi, còn khi xào thì thật nhẹ tay. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi bày ra đĩa, sau đó mới xào thịt bò vừa chín tới, xếp lên trên. Rắc thêm tí hạt tiêu và rau mùi thái nhỏ, thì mùi thơm tỏa ra nức mũi.

Cũng là món ăn gia đình giống như món nộm, món xào, món khoai sâm hầm chân giò hay xương cũng là một tuyệt tác của núi rừng ban tặng cho khách sành ăn. Trong nồi canh xương nước ngọt thỉu, khoai sâm vừa tạo độ ngọt lại có một độ dẻo nhất định, càng tỏa rõ mùi thơm như mùi nhân sâm, ngon hết ý.

Xem thêm sản phẩm cung cấp dinh dưỡng cho KHOAI LANG, bà con bấm vào hình bên dưới

Khoai sâm đất trồng ở đâu

Dạo gần đây người dân Lào Cai còn đem khoai sâm làm mứt để dành bán dịp Tết. Không giống như loại mứt khoai thường bán ở chợ dịp tết, mứt khoai sâm dẻo quẹo và thơm lừng. Miếng mứt khoai sâm chỉ vừa bằng ngón tay út, bóng mượt vàng ươm màu của khoai. Nhìn thấy miếng mứt là đã muốn bốc thử ngay xem nó thơm dẻo cỡ nào!

Nghe đồn, giống cây khoai sâm được du nhập từ Tây Tạng về. Cho đên staanj bây giờ, các món ăn chế biến với khoai sâm được người Tây Tạng gọi là "Suối nguồn tươi trẻ", vì nó rất bổ dưỡng, tươi mát, mang đến cảm giác ngọt ngào, khoan khoái. Người Tây Tạng thường giã, ép củ sâm lấy nước uống, còn bã thì hấp lên làm bánh, để ăn dần như lương khô. Các thiền sư Tây Tạng tịch cốc thì mỗi ngày chỉ cần ăn vài cái bánh như vậy thôi, nhưng vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng và sức khỏe để tham thiền, tu tập.

Lưu ý nhé, vì khoai sâm tính hàn, khi nấu ăn nên cho thêm gừng tươi và không nên nấu với các món hải sản. Các món nấu với khoai sâm chỉ cho muối trắng, dùng vị ngọt của khoai sâm thay thế mì chính, bột ngọt. Khi ăn, cần tăng hương vị thì cho thêm rau mùi hoặc hạt rau mùi nghiền nhỏ hoặc hạt tiêu…