Boostrix vaccine là gì

Cập nhật: 11:33 - 08/07/2020 | Lần xem: 2538

Bệnh bạch hầu là bệnh lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác qua giọt bắn từ các dịch tiết đường hô hấp của người bệnh qua đường hô hấp, hoặc gián tiếp qua đồ chơi, vật dụng có dính dịch tiết của người bệnh. Bệnh có thể để lại các biến chứng nặng nề và lây lan thành dịch. Tiêm ngừa vắc-xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh bạch hầu.

Show

Boostrix vaccine là gì

Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu được điều chế từ độc tố vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheria) trong môi trường nuôi cấy và đã qua xử lý bằng formaldehyde. Vắc-xin bạch hầu được phát triển vào năm 1923. Đến năm 1985, Việt Nam chính thức đưa vắc-xin bạch hầu vào chương trình Tiêm chủng mở rộng cùng với 5 bệnh khác là lao, ho gà, uốn ván, bại liệt và sởi.

Các loại vắc xin hiện nay có chứa thành phần Bạch hầu

Để giảm số lượng mũi tiêm cho trẻ cũng như thuận tiện cho phụ huynh trong việc đưa trẻ đi tiêm, đã có nhiều vắc-xin phối hợp được sản xuất. Hiện nay, tại Việt Nam, có các loại vắc-xin sau có chứa thành phần bạch hầu:

  • DPT: (DTwP) có 3 thành phần bạch hầu, uốn ván và ho gà toàn tế bào.
  • ComBeFive và SII có 5 thành phần bạch hầu, uốn ván, ho gà vô bào, viêm gan siêu vi B và viêm phổi/viêm màng não/các bệnh do Haemophilus influenzae type b (Hib) gây ra.
  • Adacel và Boostrix: (DTaP) có 3 thành phần bạch hầu, uốn ván và ho gà vô bào.
  • Td: có 2 thành phần bạch hầu và uốn ván.
  • Tetraxim: có 4 thành phần bạch hầu, uốn ván, ho gà vô bào và bại liệt.
  • Pentaxim: có 5 thành phần bạch hầu, uốn ván, ho gà vô bào, bại liệt và viêm phổi/viêm màng não/các bệnh do Haemophilus influenzae type b (Hib) gây ra.
  • Infanrixhexa và Hexaxim: có 6 thành phần bạch hầu, uốn ván, ho gà vô bào, bại liệt, viêm gan siêu vi B và viêm phổi/viêm màng não/các bệnh do Haemophilus influenzae type b (Hib) gây ra.

Trong các vắc xin trên, ComBeFive, SII, DPT là các vắc xin của chương trình Tiêm chủng mở rộng. Các vắc xin này được Chính phủ chi ngân sách mua để tiêm chủng miễn phí cho tất cả trẻ em trong độ tuổi quy định. Các vắc xin còn lại là vắc xin ngoài chương trình, phải trả phí khi tiêm chủng. Infanrix Hexa, Hexaxim và Pentaxim là những vắc xin có thể lựa chọn để tiêm chủng các mũi cơ bản theo lịch Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Lịch tiêm chủng bắt buộc và lịch tiêm khuyến cáo

Lịch tiêm chủng bắt buộc vắc xin phối hợp có chứa thành phần bạch hầu gồm 3 liều cách nhau ít nhất 1 tháng bắt đầu từ lúc trẻ đủ 2 tháng tuổi và 1 liều tiêm nhắc thứ tư lúc trẻ 18 tháng tuổi. Mũi tiêm nhắc là rất cần thiết vì nó giúp kéo dài hiệu quả bảo vệ của vắc-xin phòng bệnh bạch hầu ít nhất 5 năm. Liều lượng thuốc trong mỗi lần tiêm là 0,5ml và được tiêm bắp ở vị trí 1/3 giữa mặt ngoài đùi. Ngoài lịch tiêm chủng bắt buộc nêu trên, vắc xin bạch hầu được khuyến cáo tiêm nhắc vào các độ tuổi từ 4 – 7 tuổi, từ 12-15 tuổi và sau đó tiêm nhắc mỗi 10 năm bằng các vắc xin DTaP, Td, Tdap.

Boostrix vaccine là gì

Khoa Phòng chống Bệnh truyền nhiễm – Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC)

Vắc-xin được sử dụng ngày nay chống bệnh bạch hầu và uốn ván (tức là, DT và Td) và cũng bao gồm chức năng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ho gà (tức là DTaP và Tdap). Trẻ em dưới 7 tuổi nên được chỉ định tiêm phòng DTaP hoặc DT trong khi trẻ lớn hơn và người lớn nên nhận Tdap hay Td. Tuy nhiên, dù là tiêm phòng loại nào thì vẫn luôn cần tiêm nhắc vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván để đảm bảo tính miễn dịch suốt đời.

Review dịch vụ tiêm chủng tại Vinmec Hải Phòng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Bác sĩ đã có 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Nhi khoa.

Bạch hầu đã từng là một nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong ở trẻ em. Đây là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Các triệu chứng thường xuất hiện khá chậm, bắt đầu bằng triệu chứng đau họng và sốt nhưng đặc trưng là một mảng màu xám hoặc trắng phát triển trong cổ họng, có thể ngăn chặn đường thở và tạo ra tiếng kêu khi hít vào. Các biến chứng có thể gây tử vong của bệnh bao gồm viêm cơ tim, viêm dây thần kinh, suy thận hay xuất huyết do lượng tiểu cầu giảm dần.

Bắt đầu từ những năm 1920, tỷ lệ bệnh bạch hầu giảm nhanh chóng nhờ việc bắt đầu tiêm phòng rộng rãi. Các nghiên cứu ước tính rằng vắc-xin chứa độc tố bạch hầu bảo vệ gần như tất cả mọi người (95 %) trong khoảng 10 năm. Theo đó, khả năng bảo vệ sẽ giảm dần theo thời gian, vì vậy người lớn cần được tiêm nhắc lại Td hoặc Tdap cứ sau mỗi 10 năm để được phòng bệnh bền vững.

Uốn ván

Uốn ván là một bệnh lý nhiễm trùng có đặc trưng bởi sự co thắt cơ bắp mức độ dữ dội không kiểm soát được. Tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn Clostridium tetani, thường được tìm thấy trong đất, nước bọt, bụi và phân động vật... xâm nhập qua vết cắt trên da hoặc vết đâm bởi vật nhiễm bẩn. Mặc dù giữ các cơn co thắt người bệnh vẫn tỉnh táo hoàn toàn nhưng nếu mức độ cơn nghiêm trọng có thể gây gãy xương. Khoảng mười phần trăm các trường hợp mắc bệnh có kết cục tử vong.

Từ lâu, vắc-xin uốn ván có chứa độc tố uốn ván đã được đưa vào lịch tiêm chủng cho trẻ em vì nguy cơ mắc bệnh trong những năm tháng đầu đời. Tương tự như bạch hầu, các nghiên cứu ước tính rằng vắc-xin chứa độc tố uốn ván giúp bảo vệ cơ bản tất cả mọi người trong khoảng 10 năm. Tuy nhiên, mọi người vẫn phải tiêm nhắc lại Td hoặc Tdap cứ sau 10 năm để duy trì tính bảo vệ tối ưu.

Ho gà

Bệnh ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây lan, do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Biểu hiện ban đầu là một cơn ho dữ dội và sau đó là một hơi thở gấp nghe như "tiếng kêu". Trước khi vắc-xin được áp dụng, ho gà được xem là một căn bệnh thời thơ ấu, là mối đe dọa đáng sợ ở phụ nữ mang thai và ở trẻ sơ sinh.

Vắc-xin ho gà đã trở nên phổ biến vào những năm 1940 và các trường hợp mắc phải ho gà đạt mức thấp nhất mọi thời đại trong thập niên 1970. Kể từ đó, đã có sự gia tăng ca bệnh nhưng chậm và ổn định. Một trong các lý do có thể góp phần vào sự gia tăng này miễn dịch tạo ra không kéo dài và các vi khuẩn gây bệnh ho gà cũng luôn thay đổi ở cấp độ di truyền. Vì thế, việc tiêm nhắc lại vắc-xin phòng chống ho gà cùng với bạch hầu, uốn ván là cần thiết.

Boostrix vaccine là gì

Vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván

Hiện nay, tại Việt Nam có các vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván phối hợp như:

  • Vắc-xin 6 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Hemophilus Influenza tuýp b, viêm gan B (Infanrix hexa, Hexaxim).
  • Vắc-xin 5 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Hemophilus Influenza tuýp b (Pentaxim). Phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm phổi do Hemophilus Influenza tuýp b, viêm gan B (Combe Five, Quinvaxem. SII)
  • Vắc-xin 4 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt (Tetraxim).
  • Vắc-xin 3 trong 1 phòng phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván (Adacel, Boostrix, DPT)
  • Vắc-xin 2 trong 1 phòng bạch hầu, uốn ván cho nhóm đối tượng người lớn có nguy cơ cao, chỉ được sử dụng trong chiến dịch khi có dịch bệnh chứ không tiêm phổ cập.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh khuyến cáo việc tiêm phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà là cần áp dụng cho mọi người, bắt đầu từ 2 tháng tuổi và nhắc lại trong suốt cuộc đời.

Tại Việt Nam, vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván được khuyến cáo tiêm ngừa cho tất cả trẻ nhỏ, 3 liều lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi và nhắc lại lần 1 vào lúc 18 tháng tuổi. Trẻ từ 4-6 tuổi có thể nhắc lại vắc-xin 4 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt. Đối với trẻ lớn, người lớn, phụ nữ trước khi mang thai hoặc đang mang thai ở tuần thứ 27 đến dưới đến dưới 35 tuần thai có thể nhắc lại vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván; sau đó có thể nhắc mỗi 10 năm/ lần để duy trì kháng thể bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn bạch hầu, ho gà, uốn ván lâu dài.

Trẻ em cũng như người lớn cần được tiêm vắc-xin đầy đủ theo đúng liệu trình tiêm chủng được khuyến cáo để có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván.

Boostrix vaccine là gì

Trẻ sơ sinh và trẻ em cần tiêm 3 mũi DTaP bảo vệ chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà

Do tuổi tác hoặc tình trạng sức khỏe, một số đối tượng có thể không nên tiêm phòng vắc-xin bạch hầu-ho gà-uốn ván hoặc nên trì hoãn trước khi tiêm.

Đó là khi:

  • Đã từng có một phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng hoặc bị dị ứng nghiêm trọng khi tiêm phòng.
  • Đang mắc bệnh lý cấp tính.
  • Có tình trạng co giật hoặc một vấn đề hệ thống thần kinh khác.
  • Bị đau hoặc sưng dữ dội sau khi tiêm vắc-xin phòng uốn ván hoặc bạch hầu.
  • Đã từng mắc phải hội chứng Guillian-Barré.
  • Khi cảm giác thấy không khỏe.
  • Nếu đang bị bệnh nhẹ, chẳng hạn như cảm lạnh, thì vẫn có thể được chủng ngừa. Nếu bệnh nghiêm trọng hơn thì nên đợi cho đến khi bình phục.

Hầu hết những người tiêm vắc-xin giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà không có bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào với mũi tiêm. Tuy nhiên, với bất kỳ loại thuốc nào, kể cả vắc-xin, đều có cơ hội gặp phải tác dụng phụ. Đa phần các triệu chứng thường nhẹ và tự hết sau vài ngày như đỏ, sưng tấy, đau nhức tại nơi tiêm.

Các triệu chứng toàn thân có thể gặp là sốt, ăn mất ngon, nôn ói, phát ban toàn thân, đau nhức khắp người... Nếu người bệnh có các biểu hiện nặng nề hơn như dị ứng, phản vệ, co giật... thì không nên tiêm phòng lặp lại.

Nhìn chung, vắc-xin bạch hầu, uốn ván và ho gà từ lâu đã được chứng minh là có tác dụng tốt trong việc phòng chống các bệnh truyền nhiễm này tuy nhiên vẫn không thể ngăn ngừa tất cả các trường hợp mắc bệnh trong suốt cuộc đời. Do đó, việc tiêm nhắc vắc xin là cần thiết để đảm bảo tính phòng bệnh bền vững lâu dài.

Với vai trò chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cộng đồng, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã sẵn sàng cung cấp các nhu cầu về tiêm phòng vắc-xin cho hầu hết các bệnh truyền nhiễm đang lưu hành tại Việt Nam. Như một nơi gửi gắm lòng tin của rất nhiều bậc cha mẹ, Vinmec đã trở thành một địa chỉ tin cậy để thực hiện tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong đó, vắc-xin dự phòng ho gà và bạch hầu, uốn ván tại Vinmec luôn sẵn sàng để phục vụ và đây cũng là một trong những mũi tiêm bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng cấp quốc gia. Nhờ vào cơ sở hạ tầng chất lượng cao, đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, vai trò tiêm phòng tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec ngày càng được ưa chuộng, trở thành nơi thực hiện dự phòng bệnh tật, chăm sóc sức khỏe toàn diện phù hợp cho mọi thành viên trong gia đình.

Nếu nhận thấy các vấn đề bất thường khách hàng nên đến thăm khám và tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM: